Phía sau sự thích ứng của dòng tiền

Nhàđầutư
Chỉ 5 tháng trước, thông tin COVID-19 bùng phát trở lại lập tức khiến thị trường chứng khoán Việt Nam hoảng loạn, nhà đầu tư đua bán tháo. Nay câu chuyện đảo chiều hoàn toàn. Giữa lúc dịch bệnh căng thẳng với hàng trăm ca nhiễm mỗi ngày, dòng tiền lại ào ạt đổ vào sàn chứng khoán.
ĐỨC SƠN
03, Tháng 06, 2021 | 18:18

Nhàđầutư
Chỉ 5 tháng trước, thông tin COVID-19 bùng phát trở lại lập tức khiến thị trường chứng khoán Việt Nam hoảng loạn, nhà đầu tư đua bán tháo. Nay câu chuyện đảo chiều hoàn toàn. Giữa lúc dịch bệnh căng thẳng với hàng trăm ca nhiễm mỗi ngày, dòng tiền lại ào ạt đổ vào sàn chứng khoán.

thi-truong-chung-khoan

Gần 37.000 tỷ đồng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam phiên 3/6/2021.

Phiên ngày 3/6 kết thúc với gần 37.000 tỷ đồng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trên bảng điện tử, ngay từ khi mở cửa chỉ số giá trị giao dịch liên tục nhảy hệt như một chiếc đồng hồ bấm giờ. Trong khi, các bản tin của Bộ Y tế vẫn cập nhật số ca nhiễm COVID-19. Con số lên đến hàng trăm. Các ổ dịch tại TP.HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh tiếp tục diễn biến phức tạp.

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo,  tính riêng tháng 5/2021, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 113.674 tài khoản chứng khoán, cao hơn 3.000 so với tháng 4 và là mức kỷ lục từ trước đến nay. 

Xét lũy kế 5 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới 480.490 tài khoản chứng khoán, vượt 20% cả năm 2020 (393.659).  

Chỉ số VN-Index nay đã vượt mốc 1.360 điểm. Nhìn lại phiên giảm sàn ngày 28/1/2021. Ngay khi thông tin COVID-19 bùng phát trở lại với các ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh, nhà đầu tư lập tức hoảng loạn, đua bán tháo. Vn-Index chứng kiến phiên giảm điểm nhiều nhất lịch sử khi đánh rơi 73,23 điểm, tương đương mất 6,67%, còn 1.023,94 điểm.

Điều gì đã khiến câu chuyện hoàn toàn đảo ngược? - Tâm lý nhà đầu tư vững vàng hơn; niềm tin vào các giải pháp đảm bảo “mục tiêu kép” của của Chính phủ; thông tin hỗ trợ từ sự phục hồi của thị trường Mỹ và phương Tây… Có nhiều câu trả lời, nhưng rõ ràng và trực tiếp nhất có lẽ là sự thích ứng của dòng tiền.

Dịch dã kéo dài khiến một số ngành sản xuất kinh doanh đình trệ với gần 400 doanh nghiệp lặng lẽ rời thị trường mỗi ngày; bất động sản không còn nhiều động lực thanh khoản; lãi suất tiết kiệm giảm sâu; vàng và các kênh đầu tư khác cũng kém hấp dẫn… Trong bối cảnh như vậy, dòng tiền vẫn buộc phải tìm cách sinh sôi nảy nở, và từ mọi ngả đổ dồn về chứng khoán. Các cụ xưa vẫn nói, tiền có chân là vậy.

Nhưng không chỉ là câu chuyện kinh doanh. Phía sau những kỷ lục của thị trường chứng khoán giữa làn sóng COVID-19 những ngày qua cho thấy sức sống và sự linh hoạt thích ứng của người Việt. 

Nhiều năm qua, các nhà hoạch định chính sách vẫn loay hoay với bài toán huy động vốn trong dân. Nhìn vào câu chuyện thị trường chứng khoán hôm nay, có thể thấy lời giải không ở đâu xa. Đó chính là việc tạo lập các thị trường, vận hành một cách đồng bộ và minh bạch, khơi thông các “điểm nghẽn” đang làm tắc tị dòng tiền. Cùng với việc đa dạng hoá các kênh đầu tư là cơ chế bảo đảm đầu tư, để người dân yên tâm hơn khi mang tiền nhà ra chợ.

Có thể thấy, sự cởi mở của Đảng đối với kinh tế tư nhân tỷ lệ thuận đóng góp của khu vực này vào sự phát triển chung của đất nước những năm qua.

Đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội từ vị trí thứ hai trong giai đoạn 2010- 2014 đã vươn lên vị trí đứng đầu kể từ năm 2015, với tỷ trọng 38,7% (2015) và đạt mức trên 43% (2018). Ngược lại, tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội lại có xu hướng giảm mạnh, từ 47,1% (2005) xuống 38% (2015) và còn 33,3% (2018).

Nếu chỉ tính trong khu vực kinh doanh (gồm các doanh nghiệp nhà nước, khu vực doanh nghiệp tư nhân và cư dân, và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài), đầu tư của khu vực tư nhân chiếm tới 53%- 56,3% tổng đầu tư của khu vực này trong giai đoạn 2010- 2018 và có xu hướng tăng lên theo thời gian. Năm 2020, tỷ trọng của khu vực tư nhân ước chiếm tới khoảng 60% tổng vốn đầu tư của khu vực kinh doanh./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ