PGS-TS.Trần Đình Thiên: Doanh nghiệp Việt giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn, khó trưởng thành

Nhàđầutư
PGS-TS. Trần Đình Thiên cho rằng, quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thường chứa đựng nghịch lý đó là doanh nghiệp Việt giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn, khó trưởng thành; nền kinh tế "khát" vốn nhưng lại khó hấp thụ vốn; tăng trưởng GDP cao nhưng lạm phát thấp; lạm phát thấp nhưng lãi suất cao.
VŨ PHẠM
19, Tháng 09, 2023 | 12:00

Nhàđầutư
PGS-TS. Trần Đình Thiên cho rằng, quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thường chứa đựng nghịch lý đó là doanh nghiệp Việt giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn, khó trưởng thành; nền kinh tế "khát" vốn nhưng lại khó hấp thụ vốn; tăng trưởng GDP cao nhưng lạm phát thấp; lạm phát thấp nhưng lãi suất cao.

Sáng 19/9, trình bày tham luận tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, cùng trong bối cảnh phát triển chung, Việt Nam ở trong một tình thế phát triển có nhiều nét khác biệt, thậm chí khác thường.

Sau 3 năm trải qua đại dịch COVID-19, vượt qua khó khăn, nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững, tạo được đà và thế tăng trưởng - phát triển tích cực. Các con số phản ánh thành tích tăng trưởng - ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư nước ngoài, đặt trong sự so sánh quốc tế, là minh chứng tốt cho nhận định này.

Theo PGS-TS. Trần Đình Thiên, những thành tích đó đều chứng tỏ năng lực trụ hạng, khả năng đối mặt các "cơn gió ngược" rất ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam thật sự xứng đáng với lời khen tặng "là ngôi sao sáng giữa bầu trời kinh tế thế giới ảm đạm năm 2020" cũng như đánh giá tích cực của cộng đồng thế giới về sức hấp dẫn đầu tư và triển vọng sáng sủa.

Empty

PGS-TS. Trần Đình Thiên. Ảnh: PV.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam còn có những vấn đề lớn đặt ra. Trước hết là xu hướng suy giảm liên tục và kéo dài động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Tiếp theo, quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thường chứa đựng nghịch lý đó là doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn, khó trưởng thành; nền kinh tế "khát" vốn nhưng lại khó hấp thụ vốn; tăng trưởng GDP cao nhưng lạm phát thấp; lạm phát thấp nhưng lãi suất cao.

"Tình trạng ách tắc lưu thông các nguồn lực là căn nguyên "bất động hóa" các nguồn lực, làm cho chúng không thể chuyển hóa thành động lực phát triển, dẫn tới chỗ cơ thể kinh tế bị suy yếu, bị tổn thương và bất ổn", ông Trần Đình Thiên nói.

Do đó, để bảo đảm lưu thông các nguồn lực trong nền kinh tế thị trường, PGS-TS. Trần Đình Thiên cho rằng, cần hạn chế phân bổ nguồn lực theo cơ chế "xin - cho", hành chính; ưu tiên thúc đẩy phát triển các thị trường, đặc biệt là các thị trường đầu vào, tạo cơ sở để việc phân phối các nguồn lực diễn ra theo đúng nguyên tắc thị trường. Các thị trường đầu vào càng đồng bộ, hiệu quả phát triển càng cao.

"Phải đảm bảo hạ tầng thông suốt, cơ chế thông thoáng, vận hành thông minh. Đó là những đúc kết mang tính nguyên tắc, nguyên lý, nhưng thực chất là trực tiếp hướng tới giải quyết những vấn đề căn cốt đang đặt ra cho cho nền kinh tế ở khía cạnh tạo động lực và giải phóng năng lực phát triển", PGS-TS. Trần Đình Thiên phân tích.

Bên cạnh đó, vấn đề mấu chốt của kinh tế Việt Nam hiện nay chính là "thông mạch, thông các nguồn lực" để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển. Để giải quyết nhiệm vụ đó, định hướng ưu tiên được nhằm vào chính là phát triển đúng hướng và đúng cách các thị trường; xây dựng một bộ máy quản trị và điều hành phát triển thông minh, biết dựa vào thị trường và có trách nhiệm.

Vị chuyên gia này nhìn nhận, thời gian vừa qua, Quốc hội, Chính phủ đã có những thay đổi mạnh mẽ trong cách tiếp cận chính sách và giải pháp để cải thiện tình hình. Nhiệm vụ là định hình một khung khổ chính sách định hướng "bình thường mới" để thích ứng.

"Quy trình xây dựng của các chính sách và giải pháp mà Chính phủ, Quốc hội thực thi thời gian gần đây được triển khai theo tinh thần "tình thế bất thường, giải pháp phải khác thường", PGS-TS. Trần Đình Thiên nói và đánh giá, cách tiếp cận này đã và đang phát huy hiệu quả tích cực ở những mức độ khác nhau, tạo động thái phục hồi và tăng trưởng tích cực cho nền kinh tế trong hoàn cảnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức bủa vây.

Mặt khác, bên cạnh những nỗ lực tháo gỡ, thay đổi những trói buộc và cản trở của hệ thống cơ chế, chính sách, Đảng và Nhà nước còn nhận diện và định hình chân dung mới của nền kinh tế theo nguyên tắc "hướng tới tương lai", trên cơ sở đó, định hướng xây dựng các nguồn lực và động lực phát triển mới chủ yếu cho nền nền kinh tế.

Việc Chính phủ đưa ra cam kết Việt Nam sẽ đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050 tại Hội nghị COP 26 là một minh chứng điển hình cho tầm nhìn và cách tiếp cận phát triển mới của Việt Nam - đi sau những nỗ lực vượt trước để tiến kịp thế giới, thời đại.

Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế nhận định, đây là cách đặt nhiệm vụ theo kiểu "tạo thách thức chính mình". Tuy còn mới mẻ ở Việt Nam, nhưng, nếu triển khai được, cách làm này chứa đựng trong nó hạt nhân của tinh thần cạnh tranh và hệ thống khuyến khích hoạt động mang tính thị trường sẽ tạo đột phá mạnh mẽ trong phương thức hoạt động của bộ máy.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ