Ông Trịnh Văn Quyết: ‘Doanh nghiệp chúng tôi khi nghĩ tới pháp lý là sợ’

Nhàđầutư
Tại buổi toạ đàm "Thăng trầm bất động sản 2010-2020 và những xu hướng sắp tới", ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch của tập đoàn FLC nhận định rằng tính pháp lý có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên sự chậm trễ đã khiến các doanh nghiệp "khi nghĩ tới pháp lý là sợ".
THANH TRẦN
06, Tháng 06, 2020 | 19:39

Nhàđầutư
Tại buổi toạ đàm "Thăng trầm bất động sản 2010-2020 và những xu hướng sắp tới", ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch của tập đoàn FLC nhận định rằng tính pháp lý có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên sự chậm trễ đã khiến các doanh nghiệp "khi nghĩ tới pháp lý là sợ".

trinh_van_quyet

Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. 

Chiều 6/6, tại FLC Samson Beach & Golf Resort diễn ra toạ đàm "Thăng trầm bất động sản 2010-2020 và những xu hướng sắp tới", do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, CLB Doanh nhân Sao Đỏ phối hợp tổ chức.

Tham gia Tọa đàm có ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, Tổng giám đốc Eurowindow kiêm Chủ tịch CLB Sao Đỏ - ông Nguyễn Cảnh Hồng, ông Đặng Hồng Anh - Phó Chủ tịch Tập đoàn TTC, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch Tập đoàn Alphanam và Chủ tịch Tập đoàn FLC - ông Trịnh Văn Quyến.

Phiên đầu tiên của buổi toạ đàm do bà Bùi Kim Thuỳ, thành viên của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN là người điều phối chính. Trong phiên 1, vấn đề đầu tiên được đặt ra cho các diễn giả đó chính là những nhận định về "thăng trầm" của thị trường bất động sản Việt Nam trong 10 năm qua. 

Theo ông Quyết, 10 năm thăng trầm của bất động sản có thể khái quát chung thành 2 giai đoạn, tuy nhiên thực sự nổi bật thì đó chính là khoảng thời gian 6 năm gần đây.

Từ giữa năm 2010 đến 2013, đây được coi là giai đoạn bất động sản "đắp chiếu', cần những chính sách giải cứu từ Chính phủ. Cuối năm 2013, các nhà bất động sản "ngủ đông, không biết bao giờ dậy".

Tới năm 2014, Chủ tịch FLC cho rằng thị trường bất động sản lúc này mới thực sự bắt đầu khởi sắc. "6 năm gần đây, bất động sản phát triển chưa bao giờ rực rỡ đến vậy. Nếu như trước đây, toà FLC tại Mỹ Đình là một trong những toà nhà hiếm hoi sáng đèn. Tuy nhiên, bây giờ, chỉ cần nhìn từ toà tháp đôi của FLC tại Cầu Giấy ra toàn cảnh khu vực Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Trung Hoà, có hàng nghìn toà nhà, xây san sát, bình quân trên dưới 30 tầng", ông Quyết nói, lưu ý rằng đây là tín hiệu tích cực sau 10 năm của thị trường bất động sản Việt Nam.

Ông Quyết cho rằng từ trước đến nay, mọi người hay nghĩ đến bất động sản như một lĩnh vực đi liền với lợi ích, dù rằng không ai có thể giải thích rõ ràng những khái niệm này nghĩa là gì.

Với bất cứ buổi toạ đàm, hội nghị hoặc chương trình nào về bất động sản, rất khó để mời các nhà làm chính sách đến nghe chia sẻ.

Đây cũng chính là lý do Tập đoàn FLC trở thành đơn vị chủ nhà tổ chức buổi toạ đàm với mục đích "cởi mở chia sẻ với các thành viên trong câu lạc bộ cũng như báo chí và truyền thông về chủ đề này, qua đó đóng góp tiếng nói để các bên cùng nhau thấu hiểu, giúp đỡ nhau vượt qua các khó khăn trong tương lai".

Ông Trịnh Văn Quyết khẳng định, FLC trước giờ "không quan tâm đến vị trí đẹp" mà thay vào đó là các vùng đầm lầy, nơi hoang vu, với mật độ dân cư thấp. Ngoài ra, tập đoàn luôn nhìn nhận về tương lai gần và xa liên quan đến giá trị của thị trường tại khu vực đầu tư.

Mặc dù vậy, trong thời gian vừa qua, không chỉ riêng tập đoàn mà các doanh nghiệp khác cũng đang gặp khó khăn trong hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản do sự chậm trễ của các thủ tục pháp lý.

"Yếu tố pháp lý đóng vai trò rất quan trọng, hầu hết mọi sự cố gần như dính đến pháp lý. Tuy nhiên, luật pháp lại khá chậm trễ trong việc đi theo thị trường. Có những dự án đầu tư hàng trăm héc ta, đầu tư xong được hướng dẫn đấu thầu, xong đến đấu giá, mỗi nơi một cách hiểu khác nhau, doanh nghiệp khốn khổ nhưng phải chấp nhận. Pháp lý hiện tại ngày càng khó khăn, doanh nghiệp chúng tôi khi nghĩ đến pháp lý là sợ", ông Quyết chia sẻ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ