Ông Trần Vương Thạch: 'Nhà hát 1.500 tỷ cần cho sự nghiệp văn hóa TP HCM'

HÀ NHẬT THU
07:32 11/10/2018

Giám đốc Nhà hát giao hưởng TP HCM cho rằng mức kinh phí xây nhà hát nghệ thuật hàn lâm cũng chỉ ở mức trung bình so với tiêu chuẩn thế giới.

Dự án xây dựng nhà hát tại khu đô thị Thủ Thiêm vừa được Hội đồng Nhân dân TP HCM thông qua với kinh phí dự kiến 1.508 tỷ đồng. Quyết định nảy sinh nhiều tranh cãi rằng có cần xây nhà hát nghìn tỷ trong bối cảnh kinh tế, xã hội nhiều khó khăn, trong khi loại hình nghệ thuật hàn lâm này cũng còn xa lạ với đại bộ phận khán giả.

nha-hat-2147-1539069370

Nhà hát Giao hưởng TP HCM hiện phải thuê Nhà hát Thành phố để biểu diễn.

"Nhà hát cần cho sự phát triển và thưởng thức văn hóa thành phố"

Trao đổi với VnExpress, Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP HCM (HBSO) - ông Trần Vương Thạch nói, việc xây dựng nhà hát là "cần cho sự nghiệp văn hóa của TP HCM".

Từ chối bình luận về vị trí đặt nhà hát ở Thủ Thiêm, ông Thạch cho rằng "xây ở đâu, lúc nào và xây thế nào là việc của nhà hoạch định chính sách", đơn vị ông không phải là chủ dự án.

Từng có thời gian là thành viên tham gia đề án này, ông Thạch cho biết quy mô nhà hát đã phác thảo từ năm 2012. Lúc đó thành phố dự kiến đặt nhà hát ở Công viên 23 Tháng 9, tức ngay trung tâm quận 1. Nhà hát khi đó được lên ý tưởng có hai khán phòng. Một khu có sức chứa 1.200 chỗ, dành biểu diễn các chương trình giao hưởng, nhạc, vũ kịch lớn. Khán phòng còn lại có 500 chỗ, phục vụ bộ môn thính phòng, dùng để thu âm theo chuẩn quốc tế hoặc diễn các vở kịch, cải lương, tuồng chèo. Bên cạnh đó, nhà hát còn có một sân khấu ngoài trời cùng hệ thống phòng tập cá nhân lẫn tập thể, phòng nghỉ dành cho nghệ sĩ, khu ăn uống, phòng triển lãm. Kế hoạch sử dụng nhà hát, về mặt nghệ thuật lẫn kinh doanh sẽ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị.

Vị nhạc trưởng cũng cho rằng quy mô nhà hát với kinh phí 1.500 tỷ này chỉ ở mức trung bình so với tiêu chuẩn các nhà hát giao hưởng thế giới.

HBSO được thành lập từ năm 1993. Ông Thạch nói, 25 năm qua đơn vị ông gắn với biệt danh "nhà hát không nhà".

"Bao lâu nay, chúng tôi không có trụ sở, không điểm tập. Các chương trình, tiết mục biểu diễn từ lớn đến nhỏ đều phải thuê Nhà hát TP HCM hoặc Nhạc viện TP HCM. Hai địa điểm này vốn cũ kỹ, yếu tố kỹ thuật không đủ so với tiêu chuẩn", ông Thạch nói. "Mỗi lần chuẩn bị chương trình, nghệ sĩ của HBSO phải thuê tầng hầm Nhà hát Bến Thành có sức chứa chỉ khoảng 30 người, hoặc các rạp cũ... để tập dượt".

Ông Thạch dẫn chứng thêm, HBSO đã đầu tư nhiều loại nhạc cụ giá trị, có bộ trị giá tới 40 tỷ đồng nhưng chưa bao giờ được lên sân khấu biểu diễn vì thiếu nhà hát để bảo quản và sử dụng đúng chức năng.

Không gian biểu diễn chật hẹp cũng được ông Thạch đề cập. "Trung bình mỗi dàn nhạc giao hưởng thường khoảng 70-80 người, các đoàn quốc tế có thể lên đến hơn 100 người. Nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế từ chối đến biểu diễn vì nhà hát Việt Nam không đủ tiêu chuẩn", vị nhạc trưởng nói.

HBSO hiện có gần 80 nghệ sĩ thuộc biên chế, cùng sự cộng tác của hơn một trăm nghệ sĩ trong, ngoài nước. Nhiều năm qua, nhà hát xây dựng và định hình ba bộ môn nghệ thuật giao hưởng, nhạc, vũ kịch.

Trước ý kiến về việc xây Nhà hát Giao hưởng là phung phí, ông Thạch cho rằng đây là thời điểm thích hợp để đơn vị có một nhà hát hoạt động, góp phần xây dựng thiết chế văn hóa của thành phố.

"Nhà hát mới không chỉ đóng khung phục vụ cho hoạt động của anh em nghệ sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật hàn lâm mà sẽ là nơi tổ chức rất nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ khác của thành phố. Đó còn là nơi chúng ta tiếp đón các đoàn quốc tế đến Việt Nam giao lưu vì TP HCM là một trung tâm văn hóa của cả nước", ông Thạch chia sẻ.

hsbo-4176-1539160285

Dàn nhạc giao hưởng của nhà hát HBSO trình diễn ở Nhà hát TP HCM. Ảnh: Trần Vương Thạch.

Các nghệ sĩ nói gì?

Nêu quan điểm, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam cho biết ông từng chỉ huy vở opera Lá đỏ ở Nhà hát Lớn Hà Nội cũng như nhiều chương trình nghệ thuật ở Nhà hát TP HCM. Theo nhạc sĩ, đây là hai nơi thường dùng biểu diễn nghệ thuật hàn lâm nhưng cơ sở vật chất đều thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu biểu diễn, thưởng thức âm nhạc thính phòng.

Theo ông, với việc xây dựng Nhà hát giao hưởng TP HCM, các nhà quản lý cần tính toán cách vận hành, lực lượng biểu diễn, lực lượng khán giả khi nhà hát đi vào hoạt động. Cụ thể, nhà hát cần thu hút các nghệ sĩ giỏi ở trong, ngoài nước như Bích Trà, Đặng Thái Sơn, các dàn nhạc tầm cỡ như dàn nhạc giao hưởng Anh, Mỹ, Nhật Bản...

"Nhà hát sẽ mang ý nghĩa là ngôi nhà chung của giới yêu nghệ thuật cả nước chứ không phải địa điểm của một đơn vị tại TP HCM", ông Quân nói.

Biểu diễn thường xuyên trong và ngoài nước, nghệ sĩ violin Bùi Công Duy nhận định sau nhiều năm hội nhập, đất nước chưa có công trình tổ hợp nghệ thuật hoạt động đúng với chức năng, nhiệm vụ. Hiện tại, hai Nhà hát Lớn ở Hà Nội và TP HCM cho diễn chung nhạc giao hưởng, opera, nhạc nhẹ...

"Việc xây dựng nhà hát quy mô lớn là tín hiệu đáng mừng đối với ngành văn hóa, nghệ thuật. Tuy nhiên, cơ quan quản lý, các đơn vị liên quan nên tính toán kỹ để công trình mang hiệu quả cho đất nước, phù hợp với điều kiện kinh tế, sự phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam”, nghệ sĩ nói.

tang-thanh-nam-9465-1539069370

Nghệ sĩ Tăng Thành Nam.

Nghệ sĩ violin Tăng Thành Nam đồng tình với quan điểm Việt Nam là đất nước vừa thoát nghèo, cần cân nhắc nhưng "không nên để cái nghèo làm giảm đi bộ mặt văn hóa". Ông Nam nói về Singapore, Hong Kong... dù là quốc gia, vùng lãnh thổ với diện tích nhỏ, vẫn có nhà hát giao hưởng lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

"Một nhà hát có thể không phục vụ cho toàn bộ người dân, nhưng đánh dấu cột mốc về văn hóa của một khu dân cư, một thành phố. Có thể hiểu, thành phố giống như khách sạn đánh sao, nhà hát là một trong những hạng mục cần có để đạt đủ sao. Thiếu một nơi trình diễn, tiếp cận văn hóa là đáng tiếc", ông Nam nói.

(Theo Vnexpress)

  • Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.

Sự kiện - 09/06/2025 07:06

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.

Sự kiện - 06/06/2025 06:45

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.

Sự kiện - 05/06/2025 14:21

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự kiện - 05/06/2025 08:43

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Sự kiện - 04/06/2025 18:48

Thủ tướng: Vướng về
thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.

Sự kiện - 04/06/2025 14:34

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.

Sự kiện - 04/06/2025 10:43

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.

Sự kiện - 04/06/2025 08:56

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Sự kiện - 03/06/2025 17:54

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.

Sự kiện - 03/06/2025 07:04

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Sự kiện - 02/06/2025 12:00

Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Một số chuyên gia cho rằng, bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào đáp ứng được các tiêu chí: Công nghệ, kỹ thuật; năng lực tài chính và phương án huy động tài chính khả thi; năng lực quản trị và vận hành; khả năng kiểm soát rủi ro, đều có thể làm dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Sự kiện - 01/06/2025 08:38