Nikkei: TP. HCM sẽ trở thành một trung tâm khởi nghiệp lớn ở Đông Nam Á

Nhàđầutư
TP. HCM cùng Singapore, Jakarta, Bangkok và Penang được tờ Nikkei đánh giá sẽ trở thành một trong những trung tâm khởi nghiệp công nghệ tương lai của thế giới tại Đông Nam Á.
HÀ MY
26, Tháng 10, 2018 | 18:00

Nhàđầutư
TP. HCM cùng Singapore, Jakarta, Bangkok và Penang được tờ Nikkei đánh giá sẽ trở thành một trong những trung tâm khởi nghiệp công nghệ tương lai của thế giới tại Đông Nam Á.

https_%2F%2Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%2Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%2Fimages%2F1%2F0%2F9%2F8%2F16318901-3-eng-GB%2F20181025 SE Asia Tech Cover

Nikkei lựa chọn ra 5 thành phố xứng đáng nhất với vai trò trung tâm khởi nghiệp công nghệ mới ở Đông Nam Á là TP.HCM, Singapore, Jakarta, Bangkok và Penang

Startup công nghệ Đông Nam Á đang trở nên nóng hơn bao giờ hết trong năm nay. Dòng tiền đang đổ vào và định giá các doanh nghiệp khởi nghiệp đang tăng chóng mặt khi nhiều nhà đầu tư đặt cược lớn vào sự tăng trưởng nhanh chóng của khu vực, các thị trường khổng lồ cùng người tiêu dùng trẻ và hiểu biết về thiết bị di động.

Các thành phố từ Singapore đến Việt Nam đang cạnh tranh để trở thành Thung lũng Silicon tiếp theo. Nikkei đã xem xét nhiều tiêu chí khác nhau, như số lượng công ty startup và quỹ đầu tư, sự hỗ trợ từ chính phủ, giáo dục, giao thông vận tải, chi phí thuê văn phòng và lựa chọn ra 5 thành phố xứng đáng nhất với vai trò trung tâm khởi nghiệp công nghệ mới ở Đông Nam Á là TP.HCM, Singapore, Jakarta, Bangkok và Penang.

Dòng vốn đầu tư vào các doanh nghiệp Việt đến từ cả trong lẫn ngoài nước. Tháng 8 vừa qua, tập đoàn tài chính Nhật Bản SBI Holdings và một vài công ty khác có trụ sở tại châu Á đầu tư tổng cộng 51 triệu USD vào nền tảng mua sắm trực tuyến Việt Nam là Sendo Technology, theo Nikkei. Thông qua đây, các đơn vị kể trên muốn thâm nhập vào thị trường thương mại điện tử vốn đang bùng nổ ở Việt Nam.

Sendo ra mắt vào năm 2012, một công ty con thuộc tập đoàn FPT của Việt Nam, là một nền tảng trực tuyến cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ mua, bán hàng hóa. Đây là một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam với hơn 10 triệu sản phẩm từ khoảng 300.000 người bán. Tổng giá trị giao dịch (số tiền hàng hóa bán được trên nền tảng online) trong 3 năm tính tới 2017 tăng gần gấp 20 lần. Sendo sẽ sử dụng một phần vốn mới huy động được để mở rộng dịch vụ, nhắm tới nâng tổng giá trị hàng hóa giao dịch trên sàn đạt 1 tỷ USD vào năm 2020.

Bên cạnh đó, Tiki đã nhận được tổng cộng 54,5 triệu USD từ công ty thương mại điện tử JD.com của Trung Quốc, trong đó STIC Investment đầu tư khoảng 10 triệu USD. 

Cuối tháng 8, quỹ VinaCapital đã ra mắt quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures với quy mô 100 triệu USD. Trong đó, Logivan và FastGo là hai startup về giải pháp công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam, lần đầu tiên được VinaCapital góp vốn. Được biết, VinaCapital là một trong những công ty quản lý đầu tư và phát triển bất động sản hàng đầu của Việt Nam, được thành lập vào năm 2003, với danh mục đầu tư đa dạng trị giá 1,8 tỷ USD về tài sản được quản lý. VinaCapital đang quản lý 2 quỹ đầu tư dạng đóng được niêm yết tại thị trường London gồm VOF và VNL cùng một số quỹ mở khác.

Năm 2015, Tập đoàn Lotte ra mắt Lotte Accelerator - quỹ tăng tốc khởi nghiệp trị giá 85 triệu USD chuyên rót vốn vào các startup giai đoạn đầu. Tính đến nay, quỹ này đã đầu tư 17.700 USD đến 44.200 USD vào mỗi công ty. Nhờ vào khoản đầu tư một triệu USD mới đây, quỹ Lotte đã gấp đôi được khoản rót vốn hạt giống cho các startup trong khi duy trì mức sở hữu 10%.

Không chỉ vậy, Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu thay đổi môi trường công nghệ. Cụ thể, 3 công viên khoa học công nghệ cao đã được thiết lập ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. 

Riêng tại TP.HCM đã khởi công vườm ươm cho các công ty khởi nghiệp Khu Công nghệ cao Sài Gòn (SHTP). Sau gần 15 năm phát triển SHTP đã thu hút thành công các tập đoàn danh tiếng trên thế giới và trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 6,5 tỷ USD, bao gồm Intel - Hoa Kỳ (chip Lắp ráp và kiểm tra), Samsung (sản xuất thiết bị điện tử), Nidec - Nhật Bản (sản xuất thiết bị cơ khí chính xác), Sanofi - Pháp (nghiên cứu và sản xuất dược phẩm), Sonion - Đan Mạch (sản xuất linh kiện vi điện tử), Datalogic - Italy (sản xuất máy quét mã vạch) , FPT - Việt Nam (nghiên cứu - phát triển phần mềm và ứng dụng), cũng như nhiều dự án sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và cung cấp dịch vụ khác. 

Hơn 100 dự án trong Khu CNC đã đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Công nghệ cao của TP.HCM.

Đến tháng 12 năm 2016, giá trị xuất khẩu tích lũy của SHTP là 12 triệu USD, chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của thành phố, thu hút khoảng 25.000 chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý cao cấp, kỹ sư và lao động có kỹ năng đến đây để nghiên cứu Và công việc.

Các dự án đầu tư tại SHTP cũng có tác động đến sự phát triển của nguồn nhân lực công nghệ cao song song với việc nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ mới ở Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ