Nhìn lại những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản 2018

Nhàđầutư
Trước thời điểm chuẩn bị bước sang năm mới 2019, Nhadautu.vn điểm lại các sự kiện nổi bật nhất của thị trường bất động sản năm 2018, trong đó có thể kể đến việc: vốn FDI đổ vào bất động sản tăng mạnh, tạm dừng thông qua luật đặc khu, sốt đất nền, hay khống chế lãi vay gây tranh cãi….
NHẬT BÌNH
24, Tháng 12, 2018 | 09:15

Nhàđầutư
Trước thời điểm chuẩn bị bước sang năm mới 2019, Nhadautu.vn điểm lại các sự kiện nổi bật nhất của thị trường bất động sản năm 2018, trong đó có thể kể đến việc: vốn FDI đổ vào bất động sản tăng mạnh, tạm dừng thông qua luật đặc khu, sốt đất nền, hay khống chế lãi vay gây tranh cãi….

0880e09ceddd04835dcc

Hội nghị Bất động sản Quốc tế IREC 2018 lần đầu được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị quốc tế về bất động sản đầu tiên tại Việt Nam

Hội nghị Bất động sản Quốc tế IREC 2018 diễn ra do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) và Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia Hoa Kỳ (NAR) phối hợp tổ chức được đánh giá là Hội nghị quốc tế mở ra nhiều cơ hội xúc tiến hợp tác đầu tư trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam.

Với khẩu hiệu "Việt Nam - Thế giới của cơ hội", Hội nghị Bất động sản Quốc tế IREC 2018 diễn ra từ 5 đến 7/9/2018 với nhiều hoạt động ý nghĩa như: Hội nghị các Hiệp hội Bất động sản thế giới; Các diễn đàn chuyên đề về xu hướng phát triển thị trường bất động sản toàn cầu; Các hội nghị giới thiệu, xúc tiến đầu tư...

Với quy mô, tính chất như vậy, có thể nói việc tổ chức thành công sự kiện này được xác định là một trọng tâm của VNREA trong năm 2018, đóng góp ý kiến vào tiến trình phát triển của thị trường bất động sản, quảng bá và thu hút đầu tư bất động sản...

IMG_3276

 

Nghị định 20 quy định về trần chi phí lãi vay gây tranh luận gay gắt

Khống chế lãi vay 20% khiến nhiều ‘ông lớn’ bất động sản (BĐS) lo lắng, bởi lẽ, để triển khai dự án, nhiều doanh nghiệp BĐS phải thành lập công ty con. Tuy nhiên theo phản ánh từ phía doanh nghiệp, mô hình công ty mẹ - con này vô tình bị “trói chân” bởi việc áp trần lãi vay theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Phạm vi, đối tượng điều chỉnh quy định, mục đích ban đầu của Nghị định này là chống chuyển giá, chống chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, áp dụng với các giao dịch liên kết. Tuy nhiên, doanh nghiệp nước ngoài chưa bị ảnh hưởng nhưng các doanh nghiệp BĐS trong nước đã bị "ngáng chân" với Nghị định 20.

Cụ thể, việc quy định tổng chi phí lãi vay “không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần...” không phù hợp với một số doanh nghiệp, chưa tính đến yếu tố có hay không có “giao dịch liên kết”.

Hiện doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu vốn, nên phải đi vay là chủ yếu; trong khi năng lực hạn chế, tài sản bảo đảm ít, không đủ sự tín nhiệm để vay với lãi suất thấp, nên phải vay với lãi suất cao của mọi đối tượng từ các tổ chức tín dụng, công ty mẹ, công ty liên kết, cho đến người lao động và cá nhân, doanh nghiệp khác. Do đó, nếu tổng chi phí lãi vay trên 20%, thậm chí 50% mà là chi phí thật, hợp lý, hợp lệ thì cũng cần phải được chấp nhận.

Tỷ lệ 20% nói trên là nhằm đặt ra giới hạn với mục đích hạn chế tình trạng chuyển giá, dẫn đến thất thu thuế. Vì vậy, không có lý gì áp đặt đối với các công ty Việt Nam cho nhau vay vốn, kể cả đối với giao dịch liên kết.

IMG_3599

Vốn FDI đổ vào Bất động sản tăng mạnh

Vốn FDI đổ vào bất động sản tăng mạnh

Điểm sáng tích cực của thị trường bất động sản năm 2018 ghi nhận nguồn vốn FDI "chảy" tăng mạnh. 

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, 10 tháng đầu năm 2018, tổng vốn FDI vào Việt Nam (gồm vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần) là 27,9 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Tính đến ngày 20/10/2018, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân 15,1 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng chú ý, các nhà đầu tư FDI tập trung vào 18 lĩnh vực thì có 2 lĩnh vực hút vốn nhiều nhất. Đó là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút tổng số vốn đạt 13,2 tỷ USD, chiếm 47,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Đứng thứ hai là thị trường kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư 5,9 tỷ USD, chiếm 20,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

So sánh cho thấy, cả năm 2017, vốn FDI đầu tư vào bất động sản chỉ ở mức 3 tỷ USD, nhưng chỉ trong 10 tháng năm 2018, nguồn vốn này đổ vào Việt Nam đã đạt hơn 5,9 tỷ USD. Gấp đôi so với cả năm 2017.

Nguồn vốn FDI không chỉ đổ vào lĩnh vực khách sạn nghỉ dưỡng, mà đã và đang "dịch chuyển" vào nhiều lĩnh vực khác như văn phòng, trung tâm thương mại, nhà ở và hạ tầng đô thị.

Hà Nội, TP.HCM hạn chế đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng trong trung tâm

Liên quan những áp lực về giao thông đô thị 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo về các giải pháp khắc phục, giảm ùn tắc giao thông khu vực đô thị.

cao_oc_zing_10

 

Đáng chú ý, Thủ tướng đã chỉ đạo “không tiếp tục phát triển chung cư căn hộ nhà cao tầng khu vực trung tâm”. Đây cũng là vấn đề được Bộ Xây dựng, các hiệp hội và chuyên gia ngành xây dựng đưa ra thảo luận nhiều lần.

Đa phần các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch đều ủng hộ việc hạn chế xây dựng chung cư cao tầng tại khu vực trung tâm, để giảm áp lực cho hạ tầng.

Thay vào đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo các giải giải pháp thực hiện như: tập trung xây dựng hạ tầng hiện đại như cầu vượt, hầm chui, phát triển các khu đô thị vệ tinh, bố trí lại lực lượng dân cư lao động để giảm áp lực cho các thành phố lớn.

Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam 2018

Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam được phát động ngày 12/12/2017, là Giải thưởng đặc biệt quan trọng, mang tầm quốc gia, do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, phối hợp với Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản – Bộ Xây dựng và Trung tâm tin tức VTV24 – Đài truyền hình Việt Nam tổ chức, dưới sự chỉ đạo, bảo trợ của Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản và Bộ Xây dựng.

Giải thưởng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp và dự án hoặc dự án, công trình tiêu biểu có đóng góp xuất sắc cho sự phát triển nhanh, bền vững và minh bạch của thị trường bất động sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập...

Quốc hội tạm dừng thông qua luật Đặc khu

Với 423/432 đại biểu có mặt tán thành, sáng 11/6, Quốc hội đã quyết định loại khỏi chương trình việc thông qua dự án luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (luật Đặc khu) tại kỳ họp này.  

Ngay sau khi Quốc hội biểu quyết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có phát biểu về những diễn biến phức tạp của dư luận xung quanh dự án này, trong đó có việc tụ tập đông người tại nhiều địa phương. Quốc hội dừng chương trình như dự kiến để bổ sung nội dung biểu quyết về luật “đặc khu”, cho thấy sự thận trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân, nhất là với các dự án luật quan trọng.

IMG_3047

Sốt đất nền lan rộng ra cả nước. Ảnh: Phan Chính

Sốt đất nền trên diện rộng

“Bong bóng” sốt đất bùng phát tại các vùng dự kiến trở thành đặc khu kinh tế như Phú Quốc, Vân Đồn và Cam Ranh, sau đó đã “xẹp” xuống khi Luật Đặc khu kinh tế không được thông qua ở kỳ họp Quốc hội năm 2018.

Thị trường đất nền, nhà phố TPHCM những tháng đầu năm 2018 đang bước vào cuộc tăng giá. Tâm điểm của đợt tăng giá vẫn là các quận vùng ven, chủ yếu tập trung ở phân khúc đất nền sổ đỏ và đất nền dự án.

Tiếp đó là đến các tỉnh vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… rồi lan rộng ra các tỉnh miền Trung như Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa….

Hà Nội cũng là nơi cơn sốt đất nền lên đến đỉnh điểm rồi lan rộng ra các khu vực xung quanh như Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam… và các tỉnh miền Bắc như Hải Phòng và đặc biệt là Quảng Ninh thị trường nhà đất dậy sóng theo một trào lưu chung của cả nước.

Lý giải về vấn đề này, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây Dựng), nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do tình trạng đầu cơ đất đai, thổi giá đất lên cao của một số nhà đầu tư cá nhân lợi dụng thông tin chuẩn bị thành lập ba đặc khu kinh tế để đẩy giá lên cao.

Trong khi giới đầu cơ tung tin không đúng để trục lợi thì chính quyền địa phương lại buông lỏng công tác quản lý sử dụng đất đai. Ngoài ra, các địa phương dự kiến thành lập đặc khu nhưng chưa có quy hoạch cụ thể dẫn đến nhiễu loạn thông tin về quy hoạch...

IMG_2254

Pháp lý bất động sản “con lai” gồm condotel, officetel, hometel... chưa rõ ràng. Ảnh: Phan Chính

 

Pháp lý bất động sản “con lai” gồm condotel, officetel, hometel... chưa rõ ràng

Năm 2018, thị trường căn hộ du lịch (condotel) có xu hướng sụt giảm mạnh cả nguồn cung và giao dịch. Hầu hết các điểm nóng về du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…đều có ít dự án mới được phát triển.

Điều này khác xa so với giai đoạn 2015-2017, khi tại hầu hết các thành phố biển như: Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Hạ Long… các dự án condotel liên tục được công bố mở bán rầm rộ trên thị trường, các nhà đầu tư đổ xô đi mua căn hộ condotel như một kênh đầu tư mới.

Nguyên nhân thị trường condotel sụt giảm được đưa ra bởi 4 lý do: thứ nhất tính pháp lý cho các căn hộ condotel vẫn chưa được tháo gỡ gây tâm lý e ngại cho giới đầu tư; thứ hai, ngân hàng siết chặt cho vay đầu tư bất động sản khiến dòng vốn đổ vào các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt là condotel bị hụt hơi; thứ ba, năng lực phát triển, vận hành dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam vẫn còn hạn chế dẫn đến sự ngờ vực của khách hàng có nhu cầu đầu tư lâu dài; thứ tư, giá bán của các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đã bị đẩy lên mức quá cao trong những năm vừa qua.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ