Nhận định TTCK tuần tới: Cơ hội đã đến với các cổ phiếu midcap?

Nhàđầutư
Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) đánh giá: diễn biến trong tuần tới vẫn sẽ khá khó chịu đối với nhà đầu tư. Nhóm ngân hàng có thể tiếp tục hồi phục và giúp giữ nhịp cho thị trường trong khi các mã trụ trong rổ VN30 bị biến động mạnh vì các giao dịch của ETF.
QUANG ĐỨC
10, Tháng 03, 2018 | 11:49

Nhàđầutư
Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) đánh giá: diễn biến trong tuần tới vẫn sẽ khá khó chịu đối với nhà đầu tư. Nhóm ngân hàng có thể tiếp tục hồi phục và giúp giữ nhịp cho thị trường trong khi các mã trụ trong rổ VN30 bị biến động mạnh vì các giao dịch của ETF.

nhadautu - dong tien can trong

 Cơ hội đã đến với các cổ phiếu midcap?

Tuần qua thị trường chứng khoán trải qua đợt biến động rất mạnh trong phiên đầu tuần do áp lực bán mạnh đến từ hoạt động cơ cấu danh mục của quỹ nội VFM sau khi quỹ này bị rút vốn liên tục. Chỉ số thị trường VN-Index đã giảm mạnh tới gần 28 điểm trước áp lực giảm sàn của hàng loạt cổ phiếu trụ trong rổ VN30.

Tuy vậy, hoạt động bán tháo đã không diễn ra sau đó mà thay vào đó là các đợt hồi phục tích cực giúp thị trường dần lấy lại sự cân bằng sau dư chấn của đợt bán mạnh đầu tuần. Thị trường gần như đã lấy lại hoàn toàn số điểm đã mất trong phiên giao dịch ngày Thứ 5 tuần khi VN-Index giành lại cứ điểm trên 1.120 điểm, thậm chí có lúc vượt qua vùng 1.130 điểm trong phiên cuối tuần.

Động lực hồi phục và nâng đỡ thị trường trong suốt tuần qua gần như đến chủ yếu từ một số mã trụ vốn hóa lớn tiêu biểu như: VNM, VIC…, trong khi nhiều nhóm cổ phiếu phân hóa mạnh và diễn biến điều chỉnh tiếp tục diễn ra ở nhóm ngân hàng, ngoại trừ VPB tiếp tục tăng mạnh nhờ sự hỗ trợ đáng kể từ các thông tin đồn đoán liên quan đến FE Credit và nghiệp vụ mở margin ở các CTCK.

Với bối cảnh: 1) Thị trường thế giới diễn biến xấu trước nguy cơ chiến tranh thương mại từ các chính sách của Tổng thống Mỹ; 2) Thị trường trong nước đứng trước đợt cơ cấu mạnh của hai quỹ ETF ngoại; 3) Mặt bằng cổ phiếu tiếp tục phân hóa mạnh với sự điều chỉnh ở nhiều nhóm ngành bao gồm cả nhóm trụ; 4) Thiếu vắng động lực từ nhóm dẫn dắt; 5) Thời gian đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 3/2018 của chỉ số VN30, chúng tôi cho rằng tâm lý nhà đầu tư sẽ chưa thoát khỏi trạng thái thận trọng như hiện tại trong tuần tới.

Các thông tin hỗ trợ thị trường như việc ký kết hiệp định CP-TPP hay diễn biến bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài ở nhóm ngân hàng cũng chỉ đủ giữ nhịp cho thị trường với động lực tăng phân tán ở mặt bằng cổ phiếu. Chúng tôi cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục dao động tích lũy trong biên độ 1.100 – 1.130 điểm trong tuần tới.

Dưới góc độ dòng tiền, VPBS ghi nhận được lượng tiền lớn chốt lời trước Tết âm lịch vẫn chưa giải ngân mạnh trở lại trong khi lượng tiền giao dịch trên thị trường hiện tại cũng đang ở mức khá thấp so với mặt bằng chung do động thái tự điều chỉnh nâng tỷ lệ ký quỹ đồng loạt ở nhiều CTCK trong thời gian qua. "Với nhiều yếu tố chưa thuận lợi như vậy trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng diễn biến trong tuần tới vẫn sẽ khá khó chịu đối với nhà đầu tư. Các cổ phiếu ngân hàng có thể tiếp tục hồi phục và giúp giữ nhịp cho thị trường trong khi các mã trụ trong rổ VN30 bị biến động mạnh vì các giao dịch của ETF", bộ phận phân tích VPBS nhận định.

Mặt khác, cơ hội dường như đang đến với các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn khi rục rịch thu hút tiền nhờ mặt bằng định giá hấp dẫn trong khi triển vọng vẫn rất sáng trong năm như nhóm cổ phiếu liên quan đến ô tô như ắc quy (PAC), săm lốp (CSM, DRC), bất động sản vừa và nhỏ (TDH…), bất động sản khu công nghiệp  (NTC, LHG, KBC…).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ