Ngành tôm Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch 10 tỷ USD vào năm 2025

Nhàđầutư
Tôm là một trong bốn sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2016, xuất khẩu đi 164 nước, đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD. Ngành tôm Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch 10 tỷ USD vào năm 2025.
TRƯỜNG CA
22, Tháng 05, 2017 | 17:33

Nhàđầutư
Tôm là một trong bốn sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2016, xuất khẩu đi 164 nước, đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD. Ngành tôm Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch 10 tỷ USD vào năm 2025.

Ban quản lý dự án SusV: Trung tâm hỗ trợ quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), OXFAM Việt Nam phối hợp cùng WWF - Việt Nam vừa phối hợp tổ chức hội nghị khách hàng chuỗi giá trị tôm Việt Nam tại TP. Cần Thơ.   

hoi nghi tom

 Hội nghị khách hàng chuỗi giá trị tôm Việt Nam tại TP. Cần Thơ

Ông Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc ICAFIS cho biết, tôm là một trong 4 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thuỷ sản Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho khoảng 700 ngàn hộ gia đình. Ngành tôm Việt Nam được đánh giá là có mức tăng trưởng tốt và xuất khẩu đi nhiều thị trường.

Tuy nhiên, những năm gần đây gặp nhiều thách thức về dịch bệnh, phát sinh ô nhiễm môi trường, trở ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), gặp nhiều rào cản thương mại và hệ thống chứng nhận dày đặc. Ngoài ra, ngành tôm cũng tồn tại nhiều rủi ro do như giá bán sụt giảm, chi phí sản xuất tăng, thị trường biến động mạnh.

Theo ICAFIS, hầu hết các nghiên cứu về chuỗi giá trị tôm trong khoảng 10 năm trở lại đây tại các tỉnh nằm vùng trọng điểm tôm của ĐBSCL (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) cho thấy, “việc xây dựng, duy trì các liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu còn rất lỏng lẻo, việc chia sẻ thông tin thiếu minh bạch giữa các tác nhân dẫn đến thiếu hiệu quả và thiếu công bằng”. Thực tế, chỉ có 14,3% doanh nghiệp chế biên duy trì được liên kết với vùng nguyên liệu.  

Chính điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng, khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ông Mr Corey Peert đại diện tổ chức hợp tác cải thiện chất lượng châu Á (ASIC) chia sẻ, chúng tôi đang hợp tác với nhiều đối tác để thực hiện nuôi tôm bền vững, tại các nước châu Á ngoài con tôm, con cua cũng được quan tâm. ASIC là cầu nối cung cấp thông tin chho người nuôi và người tiêu dùng (người mua).

"Ở Mỹ, để tối đa hóa ngành thủy sản hay nông nghiệp, qui trình sản xuất và canh tác phải có tuyên bố về giá trị và như vậy, con tôm được nuôi như thế nào phải được thông tin cho người mua", ông Mr Corey Peert nhấn mạnh.

Ông Mr Corey Peert chia sẻ thêm, tôi đã có cơ hội thăm trại nuôi tôm, tham quan dây chuyền sản xuất và chế biến tôm ở vùng Sóc Trăng, thấy rõ được vai trò của ngành tôm tới sinh kế của bà con trong vấn đề nuôi tôm. Theo những người dân ở đây cho biết, trước đây, vùng này chủ yếu là trồng lúa, sau này chuyển từ trồng lúa sang mô hình lúa tôm và chuyển hẳn sang nuôi tôm. Những người nuôi tôm ở đây cho biết, con tôm rất quan trọng với họ.

Bà Ms Megan, phụ trách nhà hàng Mỹ cho biết, hệ thống nhà hàng do bà phụ trách tiêu thụ hơn 1.100 tấn tôm mỗi năm, rất cần nguồn tôm tốt hơn, mong được hợp tác với cơ sở nuôi nhỏ và vừa. Hiện, Việt Nam có nhiều trại nuôi tôm là rất tuyệt, nhưng sự cần thiết là làm sao kết nối mua hàng với các hộ nhỏ, để giảm thiểu trung gian. 

nuoi tom dbscl

Nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long 

Dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững - công bằng tại Việt Nam” (gọi tắt là SusV) kéo dài trong 4 năm (2016 - 2020). Sau hơn 1 năm triển khai dự án, với sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác Tổng cục thủy sản (D-FIS), Sở NN&PTNT các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; WWF Việt Nam, GRAISEA, MCD, SRD… dự án đã thúc đẩy ký kết được trên 50 hợp đồng liên kết chuỗi.

Theo đại diện Oxfam Việt Nam, Dự án chuỗi giá trị là hướng đi đúng đắn sẽ làm lợi cho xuất khẩu và người nuôi, giúp cho ngành tôm khẳng định giá trị và niềm tin với sản phẩm tôm Việt thông qua các quy trình nuôi tiên tiến, kiếm soát chặt chẽ theo chuỗi; hỗ trợ người sản xuất quy mô nhỏ cùng tham gia hội nhập thông qua áp dụng các chương trình, chứng nhận quốc tế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ