Ngân hàng Thế giới trao đổi kinh nghiệm xử lý nợ xấu

Nhàđầutư
Giám đốc cấp cao về Tài chính và Thị trường toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB), bà Ceyla Pazabassiouglu, mới đây đã có cuộc gặp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng.
ĐÌNH VŨ
30, Tháng 05, 2017 | 10:45

Nhàđầutư
Giám đốc cấp cao về Tài chính và Thị trường toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB), bà Ceyla Pazabassiouglu, mới đây đã có cuộc gặp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng.

01127

Theo WB, cần phải có sự hợp tác trong khu vực công trong việc đẩy mạnh quản lý và xử lý nợ xấu

Trao đổi về kinh nghiệm xử lý nợ xấu, bà Ceyla Pazabassiouglu cho biết, công tác quản lý và giải quyết nợ xấu của ngân hàng cần được chia thành các giai đoạn sau: Cảnh báo nợ xấu; Xác định nợ xấu và trích lập dự phòng để xứ lý nợ xấu; Phân loại, sắp xếp ưu tiên xử lý nợ xấu, can thiệp có mục đích của cơ quan quản lý.

Đối với chính sách về quản lý và xử lý nợ xấu phải tạo môi trường thuận lợi cho công tác quản lý và xử lý nợ xấu, phải có quy định chặt chẽ về an toàn hoạt động đối với các TCTD, hướng dẫn biện pháp giám sát đối với nợ xấu. Chính sách của khu vực công can thiệp trực tiếp trong trường hợp cần thiết để tăng cường quản lý và xử lý nợ xấu.

Nợ xấu phải được ghi nhận đầy đủ và kịp thời, phải được phân loại chính xác, từ đó xác định biện pháp và mục đích quản lý và xử lý nợ xấu phù hợp, đại diện WB cho biết.

Các chuyên gia của WB cũng cho rằng, quản lý nợ xấu là vấn đề phức tạp, có nhiều bên liên quan. Trong đó, cơ quan giám sát an toàn quy định về dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng vốn vay, xác định nợ xấu, chuyển đổi nợ xấu thành nợ tốt, chỉ tiêu xử lý nợ xấu theo ngân hàng, các khái niệm về trì hoãn nợ.

Các cơ quan liên quan tới quản lý và xử lý nợ xấu bao gồm: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các ngân hàng, cơ quan thuế, đơn vị kiểm toán... Nếu nợ xấu không được xử lý đầy đủ, nền kinh tế sẽ bị đình trệ, suy giảm tín dụng, các NHTM hoạt động không hiệu quả, có thể dẫn tới mất khả năng thanh khoản và đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống ngân hàng. Do vậy, cần thiết phải có sự hợp tác trong khu vực công trong việc đẩy mạnh quản lý và xử lý nợ xấu.

Nhận xét về việc xử lý nợ xấu tại Việt Nam, đoàn công tác của WB cho rằng, vấn đề giải quyết nợ xấu tại Việt Nam đòi hỏi phải triển khai toàn diện trong thời gian dài.

Đoàn công tác WB đề xuất 4 trụ cột chính nhằm hỗ trợ xử lý nợ xấu đối với Việt Nam, cụ thể là: Hiện đại hóa khu vực tài chính; Củng cố quy định và giám sát ngân hàng; Tái cơ cấu và xử lý các ngân hàng và tài sản dưới chuẩn; Củng cố giám sát an toàn vĩ mô.

Các trụ cột này đều cần thiết và hỗ trợ lẫn nhau nhằm góp phần đem lại giải pháp toàn diện về xử lý nợ xấu. Các chuyên gia của WB khuyến nghị Việt Nam cần xây dựng chính sách, Chính phủ, Quốc hội cần vào cuộc mạnh mẽ để bảo đảm cho sự thành công của kế hoạch xử lý nợ xấu và tái cơ cấu tổ chức tín dụng./. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ