Nâng cao năng lực an ninh mạng tại Châu Á – Thái Bình Dương
Các tổ chức tội phạm mạng đang tăng cường các đợt tấn công nhắm tới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nơi đang thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư vào chuỗi cung ứng và logistic.
Những cuộc tấn công mạng gần đây nhắm đến hệ thống đường ống dẫn dầu lớn nhất thế giới và công ty chế biến thịt hàng đầu tại Hoa Kỳ lại một lần nữa nhắc nhở các quốc gia về cuộc chiến an ninh mạng sẽ còn tiếp diễn. Số lượng các cuộc tấn công mạng có xu hướng ngày càng gia tăng. Xét trên phạm vi toàn cầu thì có đến 33,4% các cuộc tấn công mạng trong nửa cuối năm 2020 đã nhắm vào các hệ thống điều khiển công nghiệp, tăng 0,87% so với nửa đầu của năm.
Trong khi đó, tội phạm mạng chưa ngừng để mắt tới các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thực tế là các tổ chức tội phạm mạng đang tăng cường các đợt tấn công nhắm tới khu vực này, nơi đang thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư vào chuỗi cung ứng và logistic.
Thật không may là không phải quốc gia nào cũng có đủ năng lực để xử lý các mối đe dọa mạng một cách triệt để. Để có được năng lực phản ứng linh hoạt trên không gian mạng (cyber-resilience), các quốc gia cần bắt đầu thực hiện chương trình nâng cao năng lực an ninh mạng cũng như xây dựng văn hóa hợp tác giữa các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Các cấp độ phản ứng trên không gian mạng
Trước khi nói đến việc đào tạo và nâng cao năng lực an ninh mạng, chúng ta cần nhìn nhận sự khác biệt giữa các quốc gia trong khu vực.
Trên cơ sở năng lực đối phó với các cuộc tấn công mạng, chúng ta có thể phân chia các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thành ba nhóm như sau:
Thứ nhất, cấp độ cao. Đó là những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực an ninh mạng, đã có chiến lược rõ ràng và đang tiếp tục nâng cao trình độ phát triển.
Thứ hai, cấp độ trung bình là các quốc gia đã xác định tấn công mạng là một vấn đề cấp thiết và đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp đối phó.
Và cuối cùng cấp độ sơ cấp gồm các quốc gia mới bắt đầu nhận thức được vấn đề an ninh mạng, chủ yếu bắt nguồn từ nhu cầu ngày càng gia tăng trong nước.
Thực trạng an ninh mạng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Tôi lấy ví dụ một vài (không phải là tất cả) quốc gia trong khu vực đã thực hiện nhiều nỗ lực đảm bảo an ninh mạng.
Singapore là một ví dụ điển hình cho một quốc gia đang nỗ lực nâng cao năng lực an ninh mạng. Năm 2019, quốc gia này đã chi 30 triệu đô la triển khai Dự án xây dựng Trung tâm Bảo mật An ninh mạng ASEAN-Singapore (ASEAN-Singapore Cybersecurity Centre of Excellence) dự kiến kéo dài trong 5 năm giúp cung cấp các chương trình hỗ trợ về kỹ thuật và chính sách cho các nước thành viên trong khu vực từ đó nâng cao năng lực an ninh mạng của toàn khu vực. Dự án nãy cũng tạo đà thúc đẩy sự phối hợp giữa các nước thành viên ASEAN trong nghiên cứu, chia sẻ kiến thức và công tác đào tạo ứng phó với các mối đe doạ an ninh mạng.
Chúng ta cũng chứng kiến nước Úc ưu tiên vấn đề bảo mật dữ liệu thông qua việc năm ngoái nước này ban hành Chiến lược An ninh mạng 2020 và chi 1,67 tỷ đô la Úc để thực hiện trong vòng 10 năm tới. Chiến lược bao gồm ba trụ cột là xây dựng hệ sinh thái số mạnh mẽ hơn, phát triển lực lượng lao động chất lượng cao và bảo vệ người dân Úc cho chúng ta thấy quốc gia này đang rất coi trọng vấn đề an ninh mạng.
Nhật Bản cũng đang dần tích hợp vấn đề an ninh mạng vào chương trình nâng cao năng lực trong khối ASEAN, bao gồm các cơ chế phối hợp với từng quốc gia Đông Nam Á và cơ chế riêng với Hoa Kỳ. Thông qua các cơ chế như Hội nghị Chính sách An ninh mạng ASEAN-Nhật Bản lần đầu tiên được tổ chức năm 2009, Nhật Bản đã dần mở rộng hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á trong nhiều lĩnh vực như thông báo lẫn nhau khi phát hiện sự cố mạng; hợp tác ba bên giữa chính phủ, doanh nghiệp và giới nghiên cứu; xây dựng cơ sở hạ tầng mới như thành lập Trung tâm Nâng cao Năng lực An ninh mạng ASEAN-Nhật Bản (ASEAN-Japan Cybersecurity Capacity Building Center) tại Thái Lan hay tổ chức các khóa đào tạo trong các lĩnh vực như hệ thống điều khiển công nghiệp giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia đang ở cấp độ trung bình cần tập trung ưu tiên công tác đào tạo và nâng cao năng lực an ninh mạng nếu muốn nâng hạng lên cấp độ cao.
Lấy ví dụ như Việt Nam là quốc gia rất chủ động trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý và đặt ra tiêu chuẩn để đảm bảo an ninh mạng trong các cơ quan chính phủ cũng như trong hợp tác với khu vực tư nhân. Một số biện pháp có tính bước ngoặt phải kể đến là việc ban hành Luật An toàn Thông tin, ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về đảm bảo hệ thống thông tin theo cấp độ trong các cơ quan nhà nước và ở khu vực tư nhân.
Việt Nam cũng ban hành hai đề án quốc gia về an ninh mạng cho 5 năm tới, trong đó khuyến khích khu vực tư nhân cùng chung tay với chính phủ để cung cấp thông tin tới người dùng, cấp học bổng cũng như cùng tổ chức các chiến dịch và khóa đào tạo về an ninh mạng. Nổi bật nhất là Chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc” được tổ chức trong năm 2020 có sự tham gia và đồng hành của 18 doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực an ninh mạng, bao gồm cả công ty Kaspersky.
Trong khi đó, Ấn Độ và Indonesia đều đang chuẩn bị ban hành chiến lược an ninh mạng quốc gia, trong đó nhấn mạnh nhận thức của chính phủ về tầm quan trọng của an ninh mạng.
Ngay khi phải đương đầu với làn sóng tấn công mạng gia tăng chưa từng có kể từ khi đại dịch bùng phát, Ấn Độ đã tiến hành đào tạo an ninh mạng cho hàng ngàn công chức và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trọng yếu, tăng cường đầu tư vào lĩnh vực an ninh mạng, thiết lập thỏa thuận hợp tác với các nước ngoài khối ASEAN như Nhật Bản, Israel hay gần đây nhất là Bahrain nhằm tăng cường phối hợp trong nâng cao năng lực an ninh mạng, nghiên cứu, phát triển và bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu.
Nỗ lực mới nhằm thúc đẩy đào tạo và nâng cao năng lực an ninh mạng cần được xây dựng hay tích hơp với các sáng kiến hiện có. Tuy Ấn Độ đã có nhiều sáng kiến khác nhau nhưng lại chưa thể kết nối những sáng kiến này thành một chiến lược toàn diện và nâng cao nhận thức an ninh mạng trên quy mô toàn xã hội.
Tương tự như Ấn Độ, Indonesia tin tưởng việc tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực an ninh mạng sẽ giúp quốc gia này đạt được lợi ích quốc gia như ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế. Việc thành lập Cơ quan Mật mã và Không gian mạng Quốc gia (BSSN) đã giúp Chính phủ Indonesia quy tụ các chuyên gia hàng đầu và cả người dân nhằm tăng cường nhận thức về an ninh mạng, đồng thời giải quyết vấn đề thiếu hụt chuyên gia an ninh mạng trong nước.
Các sáng kiến về đào tạo và nâng cao năng lực an ninh mạng sẽ hỗ trợ Chính phủ Indonesia giải quyết các vấn đề liên quan đến lọt lộ dữ liệu và thực hành chia sẻ dữ liệu. Quốc gia này đã liên tiếp ghi nhận các sự cố lọt, lộ dữ liệu và sự cố gần đây nhất liên quan đến quỹ bảo hiểm y tế quốc gia đã buộc các cơ quan chính phủ phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn và xử lý kịp thời nhằm bảo vệ an toàn thông tin và hạ tầng trọng yếu. Bên cạnh đó, các sáng kiến về chia sẻ dữ liệu cho phép các cơ quan chính phủ tái sử dụng dữ liệu và có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực hướng tới các cơ hội phát triển, đem lại lợi ích chưa từng có cho toàn xã hội.
Trong khi một số các quốc gia đã và đang chủ động lên kế hoạch về an ninh mạng thì một số khác lại đang bị tụt hậu bởi họ không có đủ nhận thức và thực tiễn, hoặc đối với họ chưa đúng thời điểm cho những kế hoạch như vậy.
Tôi cho rằng, điều quan trọng là chiến lược của mỗi quốc gia cần phải toàn diện để giúp họ khắc phục các yếu điểm của mình. Các quốc gia cũng nên tận dụng sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và trong khu vực cho mục tiêu đó.
Hợp tác an ninh mạng trong khu vực
Trong khi các quốc gia đang lập và thực thi các chiến lược an ninh mạng, tôi cho rằng hợp tác giữa các nước trong khu vực cũng như hợp tác với khu vực tư nhân là yếu tố cốt lõi để nâng cao kiến thức và năng lực.
Thực tế là các thể chế đa phương tại Châu Á đã nhiều lần trao đổi, đối thoại về vấn đề an ninh mạng. Tuy nhiên, còn nhiều dư địa cho đối thoại như vậy phát triển sâu rộng hơn, không chỉ trong khuôn khổ ASEAN mà còn trong khối APEC, nơi mà các vấn đề an ninh mạng có thể được thảo luận song song với các chủ đề rộng hơn như dòng chảy dữ liệu hay chuyển đổi số.
Hiện nay, tội phạm mạng đang ngày càng nguy hiểm và khó lường, tình trạng lây nhiễm mã độc ngày càng gia tăng, đặc biệt trong khu vực vực Châu Á –Thái Bình Dương nơi có sự phân hóa cao về rủi ro đe dọa an ninh mạng. Trong bối cảnh địa chính trị và đại dịch đang tiếp diễn, các cơ quan chính phủ sẽ tiếp tục là mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn cộng mạng như hoạt động gián điệp hay tấn công có động cơ chính trị.
Cho dù những thực tiễn và biện pháp của quốc gia nêu trên vẫn tiếp tục thay đổi, nhưng đó sẽ là một số gợi ý cho các quốc gia khác trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược an ninh mạng của mình để có được năng lực phản ứng linh hoạt trên không gian mạng và giảm thiểu nguy cơ nghiêm trọng.
Các quốc gia cần có cách tiếp cận đa chiều để có thể đương đầu với các mối đe dọa an ninh mạng như hiện nay. Từ kinh nghiệm của Kaspersky thì cách thức hiệu quả nhất chính là không ngừng nâng cao nhận thức về an ninh mạng. Điều này đòi hỏi chính phủ các quốc gia cần phải gắn kết hơn nữa với các tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng, trong đó có các nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng để kiểm định độ tin cậy của sản phẩm, quy trình nội bộ và hoạt động kinh doanh. Đây cũng chính là trụ cột quan trọng mà Kaspersky luôn đề cao.
Bên cạnh đó, các quốc gia đồng thời cần liên tục tăng cường đào tạo kỹ năng và thúc đẩy hợp tác nhằm nâng cao năng lực ứng cứu sự cố tấn công mạng, đảm bảo an toàn và lợi ích cho người dân.
- Cùng chuyên mục
Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các ông Phạm Văn Vọng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Phùng Quang Hùng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Hà Hòa Bình, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì có liên quan tới Tập đoàn Phúc Sơn.
Pháp luật - 18/11/2024 17:59
Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM nhận 1 tỷ đồng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu
Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM Trần Thị Bình Minh đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu 2 dự án công nghệ cao và nhận 1 tỷ đồng.
Pháp luật - 18/11/2024 12:30
Công an TP. Hà Nội tìm bị hại vụ lừa đảo làm sổ tiết kiệm
Công an TP. Hà Nội cho biết Man Tiến Long nhận làm sổ tiết kiệm tại một ngân hàng thương mại cổ phần, sau đó chiếm đoạt số tiền lớn.
Pháp luật - 18/11/2024 11:33
Hà Nội tịch thu hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử
Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã phát hiện, tạm giữ 420 sản phẩm gồm: Máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần và tinh dầu dùng cho máy hút thuốc lá điện tử, do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ.
Pháp luật - 17/11/2024 09:30
Bắt Giám đốc và nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Quảng Ninh
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố bị can, bắt đối với Giám đốc và nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Quảng Ninh về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Pháp luật - 17/11/2024 07:30
Đà Nẵng: Hàng loạt nhà xưởng biến thành sân pickleball?
Sân pickleball đang mọc lên khắp nơi ở TP. Đà Nẵng theo làn sóng bùng nổ của môn thể thao này, nhưng việc này cũng dẫn đến nhiều bất cập, nhất là nhiều sân xây dựng trái quy hoạch sử dụng đất.
Pháp luật - 16/11/2024 10:46
Bắt 'trùm' đất đá thải mỏ ở Quảng Ninh
Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định khởi tố, bắt giam Vũ Đình Kiên, Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội "Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên".
Pháp luật - 16/11/2024 08:53
Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký và ông Bùi Văn Cường
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký và nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan tới vi phạm trong các gói thầu của Tập đoàn Thuận An.
Pháp luật - 15/11/2024 20:06
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo làm rõ thông tin 'Ngang nhiên quảng cáo cờ bạc ở phố đi bộ hồ Gươm'
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo làm rõ thông tin bá chí nêu về việc "Ngang nhiên quảng cáo cờ bạc ở phố đi bộ hồ Gươm".
Pháp luật - 15/11/2024 11:33
Không có căn cứ giảm án tử cho bà Trương Mỹ Lan
Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị giữ nguyên mức án tử hình như tòa cấp sơ thẩm đã tuyên đối với bà Trương Mỹ Lan trong tội danh "Tham ô tài sản", vì không có căn cứ để xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Pháp luật - 15/11/2024 10:37
Bí thư Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm 19 vụ án tham nhũng, tiêu cực
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu từ nay đến cuối năm 2024, giải quyết dứt điểm 19 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Pháp luật - 15/11/2024 07:54
TP.HCM rà soát cán bộ dùng chứng chỉ 'Cambridge International'
TP.HCM yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ mang tên "Cambridge International".
Pháp luật - 15/11/2024 06:30
Hà Nội: Không đùn đẩy, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
UBND TP. Hà Nội yêu cầu đẩy tuyệt đối không đùn đẩy, gây khó khăn hoặc chậm trễ trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
Chính sách - 14/11/2024 16:00
Hà Nội xem xét 13 Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến xem xét 13 Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô
Pháp luật - 14/11/2024 11:49
Đại biểu Hà Nội: Thuốc lá điện tử có nguy cơ là phương tiện sử dụng ma túy
Đại biểu Hà Nội Nguyễn Anh Trí cho rằng, cần chú ý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng vì đều có nguy cơ là phương tiện sử dụng ma túy.
Pháp luật - 14/11/2024 08:00
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ hầu tòa trong 15 ngày
Ngày 20/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ sai phạm xảy ra tại Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan sẽ được mở. Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị xét tội nhận hối lộ.
Pháp luật - 14/11/2024 07:59
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 2 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago