Mỹ cần phải đối phó với Huawei theo cách nào? - Bài 1: Lợi ích từ Huawei lớn hơn rủi ro an ninh

Nhàđầutư
Theo Adam Segal, cố vấn của Hiệp hội Quan hệ Ngoại giao Mỹ thì Washington cần có chính sách cạnh tranh với các công ty của Trung Quốc, chứ không phải chỉ cấm đoán họ.
TIỆP NGUYỄN
18, Tháng 07, 2019 | 08:07

Nhàđầutư
Theo Adam Segal, cố vấn của Hiệp hội Quan hệ Ngoại giao Mỹ thì Washington cần có chính sách cạnh tranh với các công ty của Trung Quốc, chứ không phải chỉ cấm đoán họ.

Trong vòng 1 năm rưỡi vừa qua, chính quyền của tổng thống Donald Trump đã tiến hành một chiến dịch đặc biệt chống lại Huawei, người khổng lồ viễn thông của Trung Quốc. Chiến dịch này bao gồm những cáo trạng buộc tội, các lệnh trừng phạt thương mại và gây áp lực ngoại giao với những bạn bè cùng đồng minh của Mỹ.

Vào tháng 5, chính quyền Mỹ còn đẩy mạnh hơn chiến dịch này. Tổng thống Donald Trump đã ký lệnh thi hành việc cấm các doanh nghiệp Mỹ sử dụng các thiết bị và dịch vụ được chế tạo và cung cấp bởi các công ty bị kiểm soát bởi "những chính phủ thù địch". Mặc dù, lệnh này không chỉ rõ đó là Huawei hay Trung Quốc, nó rõ ràng nhắm trực tiếp vào họ.

Trong cùng ngày ông Trump ký lệnh, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 chi nhánh của công ty này vào danh sách các công ty mà Mỹ không được bán các thiết bị nếu không có sự cho phép của chính phủ. Huawei sẽ phải chịu nhiều hậu quả và thiệt hại nặng nề hơn khi ở trong danh sách này so với lệnh thi hành trực tiếp mà ông Trump mới ký.

4 công ty công nghệ lớn của Mỹ - Broadcom, Intel, Qualcomm và Xilinx đã ngay lập tức ngừng làm việc với Huawei, còn Google thì tuyên bố rằng sẽ không tiếp tục cung cấp hệ điều hành điện thoại di động Android cho smartphone của Huawei.

01HuaweiTrump

Tổng thống Donald Trump đã ký lệnh thi hành việc cấm các doanh nghiệp Mỹ sử dụng thiết bị Trung Quốc.

Mặc dù Bộ Thương mại Mỹ sau đó đã tạm dừng lệnh cấm trong 90 ngày, tương lai của Huawei vẫn bất định. Trong một sự kiện tại trụ sở công ty ở Thâm Quyến, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi nói rằng doanh thu của công ty sẽ giảm 30 tỷ USD trong 2 năm tới bởi những hành động của Mỹ, so với mức 107 tỷ USD năm 2018.

Huawei có tạo ra mối đe dọa với an ninh Mỹ, nhưng đó không phải là lý do duy nhất khiến Washington tấn công công ty này. Động thái này là bước đi đầu trong một cuộc chiến lớn hơn về tương lai của thế giới số.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đề cập rất nhiều về vấn đề này trong bài phát biểu tháng 5.2019 tại London, ông đã cảnh báo nước chủ nhà rằng việc sử dụng công nghệ Huawei cho mạng 5G tại Anh quốc khiến Trung Quốc không những tiếp cận được những dữ liệu có giá trị mà còn "kiểm soát Internet tương lai" và còn có thể "chia rẽ các đồng minh phương Tây thông qua bit và byte (đơn vị đếm độ lớn của dữ liệu)".

Nhà Trắng đã đúng khi tập trung vào cuộc cạnh tranh công nghệ với Bắc Kinh. Vì, Trung Quốc đã rất tập trung trong việc tái tạo một không gian mạng theo quan điểm của riêng mình, sử dụng các quy định pháp lý nội địa, những sáng tạo công nghệ, các công ty đẳng cấp thế giới và ngoại giao nước ngoài.

Nếu thành công, mạng lưới Internet sẽ bớt tính toàn cầu và ít rộng mở. Đồng thời, Bắc Kinh sẽ củng cố lợi ích của mình từ kinh tế, ngoại giao, an ninh nội địa và tình báo - những lợi ích đã từng chạy theo Washington.

02HuaweiImage

Công nghệ và thiết bị của Huawei giúp cho việc xây dựng hạ tầng mạng 5G trở nên rất rẻ.

Nhưng cách xử lý vấn đề của chính quyền Tổng thống Trump chưa hiệu quả. Hầu hết thế giới đều bị thuyết phục rằng mối nguy về an ninh khi sử dụng các thiết bị của Huawei vượt qua những lợi ích về kinh tế có thể đạt được.

Và việc chính quyền Mỹ cường điệu việc phải chia tách hệ sinh thái về khoa học và kỹ thuật giữa Mỹ và Trung Quốc tạo ra rủi ro làm chậm lại sự đổi mới về công nghệ của Mỹ, đồng thời thúc đẩy và tăng tốc kế hoạch của Trung Quốc để độc lập về công nghệ.

Có nhiều cách tốt hơn để làm chậm lại sự trỗi dậy về công nghệ của Trung Quốc, và nó phải hướng tới việc mở rộng ảnh hưởng cùng thúc đẩy sáng tạo trong nội địa Mỹ. Thay vì, cố để dùng sức mạnh khiến các nước phải từ bỏ Huawei, Mỹ nên cho họ sự lựa chọn có thể khiến họ cạnh tranh về giá và tính hiệu quả.

Washington nên làm việc với các chính phủ đồng minh để cải thiện an ninh mạng. Đồng thời, nên đầu tư vào nghiên cứu để làm chủ các công nghệ 5G và những gì đi theo nó.

Những nền tảng mạng của tương lai

Mạng di động thế hệ thứ 5 (5G) là một cuộc chơi lớn. Với những đặc điểm kỹ thuật được đặt ra bởi Liên minh Viễn thông Quốc tế, nó sẽ truyền tải được lượng dữ liệu lên tới 20 gigabit/giây với thời gian tín hiệu ứng đáp chưa tới 1 miligiây.

Người dùng có thể tải nhiều bộ phim trong vài giây, xe tự lái có thể đưa ra những quyết định theo trí tuệ nhân tạo gần như cùng thời gian xử lý của các máy chủ đám mây, những người nông dân sử dụng máy bay không người lái, vệ tinh thời tiết và cảm biến trên đất đai, cây trồng, gia súc, và máy móc để cung cấp thức ăn, nước uống, thụ tinh một cách hiệu quả và bền vững hơn. Những đất nước nào triển khai công nghệ 5G đầu tiên sẽ gặt hái được nhiều lợi ích lớn về kinh tế và an ninh.

Nhưng công nghệ cũng mang lại những mối đe dọa mới. Chính phủ Mỹ tranh luận rằng, bản chất của mạng 5G khiến cho nó không thể tránh sự can thiệp của Huawei vào tính an toàn của nó, và khiến cho công ty này có mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc.

Rất nhiều dữ liệu được chuyển qua mạng 5G đều sử dụng các biện pháp anh ninh dùng cho mạng 3G và 4G - chia cắt lõi với thiết bị ngoại vi và giữ cho những bên cung cấp dữ liệu không đáng tin cậy khỏi những mạng quan trọng, đều không hoạt động.

Và không giống như những mạng lưới trong quá khứ, các nhà sản xuất sẽ bị đẩy khỏi dòng cập nhật phần mềm nhanh hơn là khả năng những nhà kiểm tra có thể xác minh điểm này.

Kiến trúc của hệ thống 5G cũng đòi hỏi người dùng phải tin tưởng nhà cung cấp dịch vụ. Các quan chức Mỹ tranh luận rằng sự tin tưởng như vậy là bất khả vì Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể đòi hỏi quyền tiếp cận dữ liệu từ Huawei hay ra lệnh cắt dịch vụ.

Như ông Pompeo đã từng nói với những khán giả của mình tại London "Vì theo luật Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc có quyền đòi hỏi tiếp cận dữ liệu thông qua... các hệ thống của Huawei".

03HuaweiNhiemchinhphi

Ông Nhiệm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei (bìa phải) cùng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Washington hướng đến những cáo buộc giám đốc tài chính của Huawei đã có những hành vi lừa đảo về tài chính và vi phạm luật trừng phạt với Iran, và rằng công ty này đã ăn cắp những bí mật thương mại và nhận định đây là chứng cứ cho sự không đáng tin cậy của Huawei. Tuy nhiên, Mỹ chưa bao giờ công khai cung cấp bằng chứng rằng Huawei có ý định tạo ra lỗ hổng hệ thống (backdoor) hay điểm yếu trên các thiết bị của họ.

Các quan chức của Huawei đã rất cố gắng để phủ nhận họ phải chịu ơn chính phủ Trung Quốc. Khi được hỏi, liệu công ty đã từng cung cấp dữ liệu cho nhà cầm quyền Trung Quốc hay chưa? Ông Nhiệm Chính Phi đã nói với CBS News: "Trong 30 năm qua, chúng tôi chưa bao giờ làm điều đó, và trong 30 năm tới cũng vậy".

Với quyền lực của chính quyền Trung Quốc, những lời đảm bảo như vậy rất khó tin. Nhưng, Mỹ cũng rất hạn chế trong việc thành công thuyết phục đồng minh của mình về những mối nguy mà Huawei tạo ra. Australia, Nhật Bản đã cấm công ty này, nhưng rất nhiều nước khác tại Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, Trung Đông và Đông Nam Á nói rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng công nghệ của công ty này.

(còn tiếp)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24600.00 24920.00
EUR 26295.00 26401.00 27567.00
GBP 30644.00 30829.00 31778.00
HKD 3103.00 3115.00 3217.00
CHF 27002.00 27110.00 27956.00
JPY 159.74 160.38 167.82
AUD 15898.00 15962.00 16448.00
SGD 18065.00 18138.00 18676.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17897.00 17969.00 18500.00
NZD   14628.00 15118.00
KRW   17.74 19.37
DKK   3535.00 3666.00
SEK   2297.00 2387.00
NOK   2269.00 2359.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ