Mỹ 'bắt tay' Ấn Độ nhằm đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc

Mỹ coi Ấn Độ là một trong những đối tác quan trọng nhất của họ trong việc đối phó với tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương và chính quyền ông Biden đã chứng minh điều đó ngay từ đầu nhiệm kỳ.
TRẦN VÕ
23, Tháng 03, 2021 | 06:31

Mỹ coi Ấn Độ là một trong những đối tác quan trọng nhất của họ trong việc đối phó với tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương và chính quyền ông Biden đã chứng minh điều đó ngay từ đầu nhiệm kỳ.

106857092-1616378405180-gettyimages-1231833513-20210320_dli-sm-mn_usdefencesecretary-082-03

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngồi để đưa ra một tuyên bố báo chí chung tại Vigyan Bhawan, New Delhi, Ấn Độ.  Ảnh: Getty Images

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh vào cuối tuần trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông khi hai bên kết thúc các cuộc đàm phán về hợp tác quốc phòng. Ông Austin cũng đã đến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc vào tuần trước, những đồng minh quân sự thân cận nhất của Washington ở châu Á.

"Điều quan trọng là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tới Ấn Độ trong chuyến công du đầu tiên tới châu Á, cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc", ông Dhruva Jaishankar, giám đốc điều hành tại Observer Research Foundation America, cho biết.

Ông Jaishankar cũng cho biết khoản đầu tư của chính quyền Joe Biden vào Bộ Tứ (Quad) - liên minh chiến lược không chính thức giữa Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản - cũng quan trọng không kém.

Bộ trưởng Austin gọi Ấn Độ là "đối tác ngày càng quan trọng", và nói rằng mối quan hệ song phương là "thành trì của một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".

Bắc Kinh đã mở rộng đáng kể các can dự ở Ấn Độ Dương trong ba thập kỷ qua và đặc biệt tích cực kể từ năm 2008.

Một báo cáo của Viện Brookings hồi tháng 6 năm ngoái cho biết các chiến lược gia Mỹ và Ấn Độ đang lo lắng về sự hiện diện ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc cũng như việc nước này sử dụng "bẫy nợ ngoại giao", có thể mang lại lợi thế quân sự cho Bắc Kinh.

Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên ở Djibouti tại châu Phi vào năm 2017 và đã đầu tư phát triển, quản lý hoặc mua lại các cảng có vị trí chiến lược ở các quốc gia xung quanh Ấn Độ, bao gồm Pakistan, Sri Lanka và Myanmar.

Ông Arun Singh, cựu đại sứ Ấn Độ tại Mỹ cho biết: "Ngày càng có nhiều sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương. Ấn Độ phải làm việc để bảo vệ lợi ích và an ninh của mình. Vì vậy, cách họ đang làm là xây dựng năng lực hải quân của riêng mình và sau đó xây dựng quan hệ đối tác với các quốc gia khác".

Ông nói, khi Trung Quốc và Ấn Độ thường xuyên cãi vã trong khu vực, chắc chắn sẽ có một số điểm hội tụ tự nhiên giữa New Delhi và Washington. Mặc dù không đáng kể bằng sự hiện diện của mình ở Thái Bình Dương, nhưng Mỹ có sự hiện diện thường xuyên ở khu vực Ấn Độ Dương thông qua các căn cứ quân sự ở Trung Đông, đảo Djibouti và Diego Garcia.

Theo ông Jaishankar, mối quan hệ Mỹ-Ấn đã phát triển "những bước tiến đáng kể" trong những năm qua, một phần được thúc đẩy bởi những quan ngại chung về Trung Quốc.

Mỹ cũng đang trở thành nhà cung cấp thiết bị quân sự lớn cho Ấn Độ, sau Nga. Các báo cáo gần đây cho biết Ấn Độ dự định mua 30 máy bay không người lái có vũ trang từ Mỹ để tăng cường khả năng phòng thủ trên biển và trên bộ khi căng thẳng với Trung Quốc và Pakistan vẫn tiếp diễn.

(Theo CNBC)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ