Mục tiêu toàn cầu là 85% các công trình xây dựng không phát thải carbon đến năm 2050

Nhàđầutư
Theo Viện ESG và phát triển bền vững (IES), đó là mục tiêu NetZero của ngành xây dựng toàn cầu khi ngành này hiện tạo ra 40% lượng khí thải CO2 hàng năm. Việc cam kết và thực hiện các mục tiêu ESG là giải pháp hàng đầu trong phát triển doanh nghiệp cũng như thu hút đầu tư.
THIÊN KỲ
09, Tháng 11, 2023 | 15:30

Nhàđầutư
Theo Viện ESG và phát triển bền vững (IES), đó là mục tiêu NetZero của ngành xây dựng toàn cầu khi ngành này hiện tạo ra 40% lượng khí thải CO2 hàng năm. Việc cam kết và thực hiện các mục tiêu ESG là giải pháp hàng đầu trong phát triển doanh nghiệp cũng như thu hút đầu tư.

IMG_9770

Trao đổi tại hội thảo Thực hành ESG – Hướng đi cho ngành vật liệu xây dựng, các chuyên gia cho rằng ESG là mục tiêu hàng đầu mà doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng hướng đến. Ảnh: TK 

Phát biểu tại hội thảo chủ đề Thực hành ESG – Hướng đi cho ngành vật liệu xây dựng do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức mới đây, ông Đinh Hồng Kỳ, Chủ tịch Hội đồng Viện IES đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng (VLXD) Việt Nam cho biết, ngành xây dựng đang khai thác và thải bỏ tài nguyên với tốc độ không bền vững.

Ông Kỳ cũng nhấn mạnh đây là lĩnh vực cấp thiết cần phải chuyển đổi từ mô hình tuyến tính sang mô hình nền kinh tế tuần hoàn. Theo đó, nền kinh tế tuần hoàn có thể giảm 38% lượng khí thải CO2 toàn cầu từ vật liệu xây dựng vào năm 2050.

Số liệu kiểm kê phát thải nhà kính của Bộ Xây dựng đối với VLXD cho thấy gia tăng qua từng năm. Cụ thể, từ năm 2015 là 63 triệu tấn CO2, năm 2020 là 87 triệu tấn CO2. Dự báo đến năm 2030 lượng phát thải sẽ cỡ 125 triệu tấn CO2, năm 2050 là 148 triệu tấn CO2 (2,3 lần năm 2015). Đáng nói 50 cơ sở sản xuất xi măng và 91 cơ sở sản xuất thép tại Việt Nam chiếm 70% tổng phát thải.

Nhằm góp phần xây dựng Việt Nam xanh hơn bằng việc cung cấp các sản phẩm xi măng phù hợp với từng ứng dụng xây dựng và thân thiện với môi trường, ông Nguyễn Công Bảo, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Xi măng Fico Tây Ninh (Fico-YTL) cho biết, Fico-YTL đã chính thức ban hành Báo cáo Bền vững (ESG) năm 2023.

"Đây là năm đầu tiên chúng tôi ứng dụng mô hình ESG để thực hiện Báo cáo nhằm cung cấp thông tin cập nhật về các hoạt động bền vững của chúng tôi, và cái nhìn chi tiết về hiệu quả của doanh nghiệp theo cấu trúc bốn trụ cột của chiến lược bền vững. Với mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động bền vững của mình", đại diện Fico-YTL cho hay.

cong trinh xanh

Phát triển công trình xanh là một trong những nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực xây dựng. Ảnh: TT

Trên thực tế, một số doanh nghiệp tại Việt Nam đang quan tâm đến báo cáo về chiến lược ESG tổng quát, bởi ESG là bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng và dần trở thành chiến lược phát triển của họ nhằm hướng đến tăng trưởng bền vững, đóng góp tích cực cho môi trường, kinh tế và xã hội.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp, trong đó có các đơn vị trong ngành vật liệu xây dựng chưa thực sự hiểu rõ về ESG cùng những lợi thế mà họ có được khi thực hành ESG.

Phân tích nghiên cứu của Viện IES ông Đinh Hồng Kỳ chỉ rõ, ngành xây dựng hoạt động theo mô hình kinh tế tuần hoàn là khép kín các vòng tuần hoàn vật liệu xây dựng bằng cách tái sử dụng, chia sẻ, cho thuê, sửa chữa, tân trang hoặc tái chế thay vì tiếp tục quy trình tuyến tính. Xem xét khả năng tối đa hóa tuổi thọ và khả năng tái sử dụng của toàn bộ tòa nhà hoặc vật liệu ngay từ khi bắt đầu quá trình thiết kế.

Một cuộc khảo sát của PwC thực hiện với 325 nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới cũng cho thấy sự cam kết của họ với các mục tiêu ESG và coi đây là ưu tiên hàng đầu trong các doanh nghiệp họ đầu tư. Đối với họ, những doanh nghiệp có hiệu suất ESG cao đã được chứng minh là có rủi ro thấp hơn, lợi nhuận cao hơn và có khả năng phục hồi tốt hơn sau khủng hoảng.

Việc dòng vốn chảy vào các quỹ đầu tư ESG là một xu thế tất yếu, khi hàng loạt các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Hàn Quốc đều tập trung thúc đẩy các tiêu chí ESG nhằm cải thiện chất lượng môi trường và cân bằng xã hội.

Tại Việt Nam, việc cam kết và thực hiện các mục tiêu ESG không chỉ đơn giản là giải pháp quản lý rủi ro về thương hiệu cho các doanh nghiệp, mà còn là cơ hội để tạo giá trị cho xã hội và tối ưu hóa mô hình kinh doanh.

Mục tiêu NetZero và lộ trình ngành xây dựng toàn cầu

Đến năm 2025 có 0% nồi hơi mới sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Đến năm 2030 tất cả các công trình xây dựng mới là không phát thải carbon

Đến năm 2040 có 50% các công trình xây dựng đạt mức không phát thải carbon

Đến năm 2045 có 50% nhu cầu sưởi ấm được đáp ứng bởi máy bơm nhiệt

Đến năm 2050 hơn 85% các công trình xây dựng không phát thải carbon

Bê tông trung tính carbon chiếm 100% sản lượng bê tông toàn cầu

Ngành thép đạt phát thải ròng bằng không

Nhôm không carbon đại diện cho 100% tổng sản lượng nhôm toàn cầu

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ