'Bão giá' vật liệu xây dựng khiến người dân và chủ thầu đều khổ

Nhàđầutư
Giá vật liệu xây dựng tăng phi mã và chưa có dấu hiệu ngừng lại khiến không ít thầu xây dựng kêu trời. Người dân có nhu cầu sửa sang nhà cửa cũng hoang mang khi tốn quá nhiều tiền cho chi phí nguyên vật liệu.
LIÊN THƯỢNG
07, Tháng 06, 2022 | 04:42

Nhàđầutư
Giá vật liệu xây dựng tăng phi mã và chưa có dấu hiệu ngừng lại khiến không ít thầu xây dựng kêu trời. Người dân có nhu cầu sửa sang nhà cửa cũng hoang mang khi tốn quá nhiều tiền cho chi phí nguyên vật liệu.

DJI_0325

Giá vật liệu xây dựng tăng cao khiến chi phí xây dựng trở nên đắt đỏ. Ảnh: Liên Thượng

Dân hoang mang

Có ý định đập đi xây lại căn nhà 42m2 trong hẻm Cách Mạng Tháng Tám (quận 10, TP.HCM), bà Trâm dự trù khoảng 600 triệu đồng cho công trình trong năm 2020. Đến năm 2021, dịch ập đến, công trình không xây dựng được. Đầu năm 2022, khi bắt tay thực hiện trở lại, bà Trâm tá hỏa khi phát hiện công trình đội giá hơn 150 triệu đồng so với dự tính ban đầu dẫn đến không thể xây dựng.

"Mức giá năm 2020 là 600 triệu. Trong đó, tôi sử dụng 2 tấn sắt thép, mất khoảng 270 triệu đồng. Tiền gạch, đá, cát, xi măng và các vật liệu khác chiếm khoảng 200 triệu đồng. Còn lại 130 triệu là công thầu thợ, chi phí phát sinh. Năm nay, 2 tấn thép xây dựng đã vào khoảng 380 triệu đồng, mức tăng khoảng 40%, còn tiền vật liệu khác cũng đã tăng lên trung bình 30%, khoảng 260 triệu đồng. Cứ cho là giữ nguyên mức 130 triệu đồng chi phí thợ và phát sinh hoặc co kéo lắm, tôi cũng không kham nổi mức giá xây hiện tại đã tăng hơn 150 triệu", bà Trâm hoang mang.

Bà Trâm không phải là nạn nhân duy nhất của cơn bão giá vật liệu xây dựng. Theo khảo sát, nhiều chủ nhà cá nhân cũng đau đầu tính toán chi phí nguyên vật liệu, sơn sửa ở thời điểm hiện tại.

Ông Thiên Lộc (ngụ Tân Bình, TP.HCM) quyết định sửa sang căn hộ chung cư cũ mình đang ở để đề phòng mùa mưa. Các hạng mục chỉnh sửa bao gồm chống thấm dột gia cố trần nhà thạch cao và sơn tường. Theo dự trù năm 2021, mức phí dành cho chống thấm là 4 triệu đồng, gia cố trần thêm 5 triệu đồng và sơn tường khoảng 5 triệu đồng. Chi phí phát sinh được ông Lộc dự trù trong 6 triệu đồng. Như vậy, ông Lộc sẽ tốn khoảng 15 – 20 triệu đồng để sửa sang đôi chút căn hộ 60m2 của mình. Thực tế, đầu năm nay khi bắt tay thực hiện, ông Lộc đã phải bỏ ra hơn 40 triệu đồng. Con số gấp đôi dự tính ban đầu.

"Tiền công thợ các thứ là 15 triệu. Tôi thay thêm hai bộ cửa phòng ngủ, phòng tắm 6 triệu nữa là 21 triệu. Còn 19 triệu là tổng tiền vật liệu xây dựng. Mà đó là tôi tự đi mua vật liệu theo giá đại lý chứ không khoán cho thợ. Thực tế thì mức tiền tăng lên tôi vẫn đáp ứng được, nhưng quá cao so với dự tính ban đầu vì tôi chỉ chỉnh sửa các hạng mục cơ bản.

Trong khi vật liệu xây dựng là tôi tự mình đi mua chứ không khoán cho thợ, nghĩa là tỉ lệ thất thoát phát sinh không có", ông Lộc cho biết.

Theo ông Lộc, tiền công cho thợ chỉ chiếm khoảng 30% trong hạng mục chỉnh sửa, trong khi tiền nguyên vật liệu chiếm khoảng 50%, còn lại là chi phí phát sinh. Độ chênh lệch cao so với dự tính khiến ông Lộc choáng váng khi hoàn thành công trình. Nếu không có nguồn tiền dự phòng trước, căn hộ 60m2 của ông sẽ khó có thể hoàn thiện.

Chủ thầu lo sốt vó

Ở góc độ nhà thầu, ông Tuấn, một thầu công trình xây dựng ở quận 10 phân tích, tùy quy mô công trình mà các chủ thầu sẽ mua nguyên vật liệu theo tháng, có thể là mua sẵn 3 - 6 tháng hoặc thậm chí cả năm để lấy giá sỉ, cắt lỗ. Đó là cách làm thông thường.

"Nhưng không phải ai cũng có đủ tiền để mua nhiều như vậy một lúc. Mức lời chấp nhận được sau khi hoàn thành một công trình là từ 5 – 7%. Trong khi đó, dạo gần đây, giới thầu chúng tôi phải chống chịu trước cơn bão giá nguyên vật liệu, ai huề vốn hay lời chút đỉnh 3% đã là may", ông Tuấn nhận định.

Ông Tuấn lấy ví dụ thực tế, giá thép trong quý 4/2020 là chỉ hơn 130.000 đồng/tấn thì năm 2021 đã lên trên 185.000 đồng/tấn, tăng hơn 40%. Dù đầu năm nay, mức giá thép có giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức rất cao so với con số 130.000/tấn ghi nhận năm 2020.

"Trong khi đó, giá thép do cơ quan chức năng như Sở Xây dựng niêm yết vẫn ở mức cũ. Nghĩa là nếu làm, chúng tôi sẽ lỗ khoảng 50000 đồng/tấn thép. Mà hợp đồng ký khoán định mức theo giá ở thời điểm ký, không tính trượt giá thị trường. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn, e rằng chúng tôi phải kiếm nghề khác mà làm", ông Tuấn lo lắng.

Khảo sát thực tế cho thấy, dù giá thép xây dựng đang có dấu hiệu giảm, nhưng mức giá trung bình của sản phẩm công nghiệp này vẫn neo ở mức khá cao, trên dưới 180.000 đồng/tấn, tương đương với mức giá cùng kỳ năm ngoái, năm được coi là đại thắng của các thương hiệu thép nội địa.

Theo báo cáo thị trường của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng tiêu thụ nội địa tháng 4 cũng sụt giảm và lượng xuất khẩu cũng sụt mạnh tới 44% so với tháng 3 và chỉ tăng nhẹ gần 5% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh số thép toàn thị trường đạt hơn 2,4 triệu tấn, giảm 22,52% so với tháng 3 và giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước.

Không chỉ có thép, giá một số mặt hàng vật liệu xây dựng khác như gạch, đá, xi măng, cát xây dựng, sơn… cũng nhảy múa liên tục hẳng ngày. Theo niêm yết giá vật liệu xây dựng quý 2/2022 từ Sở Xây dựng TP.HCM dù có sự chênh lệch giữa mức giá trên từng địa bàn nhưng trung bình, giá đá xây dựng (đá 1x2 và đã 4x6) không dưới 330.000 đồng/m3, xi măng dao động trong khoảng 80.000 – 100.000 đồng/bao 50kg… tùy loại. Mức tăng ghi nhận hơn 20 – 40% cùng kỳ cho mỗi loại mặt hàng.

Tại một cửa hàng bán vật liệu xây dựng trên đường Lý Thường Kiệt, TP.HCM, chúng tôi ghi nhận mức giá vật tư có biên độ tăng từ khoảng 20 – 25% so với thời điểm đầu năm ở tất cả các mặt hàng. Đại diện của cửa hàng tiết lộ cho chúng tôi, mức giá chênh lệch khác nhau còn do các đại lý F2, F3 tự niêm yết trục lợi.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ