Một nhà đầu tư cá nhân ‘bạo chi’ 350 tỷ đồng 'gom' 93% cổ phần Cấp thoát nước Ninh Bình

Nhàđầutư
Tính trung bình, nhà đầu tư cá nhân dự kiến chi hơn 24.950 đồng/cổ phần, gấp hơn 2,5 lần so với mức giá trên sàn và cao hơn mức giá đấu khởi điểm là 39%. 
HÓA KHOA
20, Tháng 02, 2019 | 17:15

Nhàđầutư
Tính trung bình, nhà đầu tư cá nhân dự kiến chi hơn 24.950 đồng/cổ phần, gấp hơn 2,5 lần so với mức giá trên sàn và cao hơn mức giá đấu khởi điểm là 39%. 

nhadautu - mot nha dau tu ca nhan bao chi mua co phan cap thoat nuoc ninh binh

Hình ảnh trong nhà máy của Công ty CP Cấp thoát nước Ninh Bình (nguồn: công ty)

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố kết quả phiên đấu giá cổ phần của Công ty CP Cấp thoát nước Ninh Bình (UpCom – mã NNB).

Cụ thể, toàn bộ 14.027.760 cổ phần, tương đương 93% cổ phần NNB, đem ra đấu giá đã được 1 nhà đầu tư cá nhân mua hết. Tổng mức giá nhà đầu tư này chi là 350 tỷ đồng (đây cũng là số tiền UBND tỉnh Ninh Bình thu về).

Tính trung bình, nhà đầu tư phải chi 24.950 đồng/cổ phần, gấp hơn 2,5 lần so với mức giá trên sàn và cao hơn mức giá đấu khởi điểm là 39%. 

Danh tính nhà đầu tư – cổ đông lớn, sớm muộn cũng sẽ được phía NNB công bố theo quy định khi đơn vị này đã niêm yết lên sàn UpCom vào ngày 20/10/2016.  

Trước đó, phiên đấu giá cổ phần NNB của UBND tỉnh Ninh Bình được dự báo khá “hot” khi tổng khối lượng đăng ký mua cổ phần là 56.111.040 cổ phần, gấp 4 lần lượng đăng ký mua (Trong đó, một tổ chức đăng ký mua 14.027.760 cổ phần; và 3 cá nhân đăng ký mua 42.083.280 cổ phần - trung bình 1 cá nhân muốn mua hết số cổ phần NNB đấu giá).

Công bố công khai trước đó cho thấy có 6 nhà đầu tư (4 cá nhân; 3 tổ chức) là đủ điều kiện tham gia phiên đấu giá cổ phần NNB.

Tìm hiểu thấy 4 cá nhân là Nguyễn Văn Dân; Uông Huy Giang nhà đầu tư nổi danh được biết đến trong nhiều thương vụ mua/bán cổ phần trên sàn chứng khoán Việt Nam; Vũ Ngọc Tú và Vũ Thùy Dương.

Cá nhân đầu tiên là ông Nguyễn Văn Dân – Ông là chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Hoàng Dân – một doanh nghiệp có trụ sở tại Ninh Bình và thành lập vào ngày 9/2/2004. Trong chưa đầy 1 năm từ tháng 8/2016 đến tháng 4/2017, doanh nghiệp đã giảm vốn điều lệ từ 700 tỷ đồng còn 270 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chính của họ là Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Chi tiết: Xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, đường điện và trạm biến áp; xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Nhà đầu tư Uông Huy Giang là cái tên “nổi danh”. Cá nhân này từng là cổ đông lớn tại nhiều đơn vị lớn như Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), Tổng Công ty Cơ điện Xây dựng – Công ty CP (Agrimeco),…

Hai nhà đầu tư cá nhân còn lại là Vũ Ngọc Tú và Vũ Thùy Dương.

Về phía các nhà đầu tư tổ chức, đó là Công ty CP Đầu tư Ngành nước DNP – tìm hiểu cho thấy đây là công ty con của công ty CP Nhựa Đồng Nai, hiện tại đơn vị này đang nắm 75% số cổ phần. Tính đến này 31/12/2018, họ đã “rót” vốn vào đây số tiền tổng cộng hơn 1.335 tỷ đồng.

Công ty CP – Tổng Công ty Xây dựng và Thương mại Xuân Mai là doanh nghiệp có vốn điều lệ 168 tỷ đồng, được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp và ngày 19/5/2016. Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Thế Vận. Ngoài ra, dữ liệu cung cấp từ trang web của Sở Xây dựng Ninh Bình cho thấy Xuân Mai chưa được cấp chứng chỉ năng lực trong danh sách năng lực các công ty xây dựng tại tỉnh Ninh Bình.

Nhà đầu tư cuối cùng và có lẽ cũng là Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, doanh nghiệp niêm yết không lạ với giới đầu tư này hiện đang niêm yết trên sàn HOSE với mã VCG.

Vậy cổ phần NNB có gì để thu hút các nhà đầu tư?

Về kết quả kinh doanh, quý IV/2018 ghi nhận doanh thu thuần NNB đạt gần 30,3 tỷ đồng, tăng gần 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế theo đó tăng trưởng 96,4% so với quý IV/2017.

Tuy vậy, lợi nhuận trước thuế tính cả năm 2018 của NNB đạt 372,2 triệu đồng, tương đương giảm hơn 80% so với cả năm 2017.

Tổng cộng tài sản của NNB đến cuối kỳ là gần 507,4 tỷ đồng thì hơn 462,6 tỷ đồng là tài sản cố định.

Nợ phải trả tính đến ngày 31/12/2018 của NNB khá lớn, đạt 356 tỷ đồng và gấp đôi vốn chủ sở hữu (151 tỷ đồng), nhưng chiếm chủ yếu lại là nợ dài hạn 320 tỷ đồng (tăng hơn 10% so với đầu kỳ). Cụ thể, họ vay quỹ ĐTPT (14,8 tỷ đồng), ADB (23,9 tỷ đồng), NSNT (39,4 tỷ đồng), WB – Ban QLDA (241,7 tỷ đồng).

Kết quả kinh doanh tuy không tốt, nhưng NNB vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư nhờ quỹ đất lớn, cụ thể họ nắm 43.940,3 m2 đất. Trong đó, họ nắm 13.349 m2 đất tại Khu vực TP.Ninh Bình; khu vực huyện Yên Mô 8.467,7 m2…

Đáng chú ý các mảnh đất thuê của nhà nước đều được miễn tiền thuê đất hàng năm và có thời hạn thuê lên đến hàng chục năm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ