Mỗi năm lượng kiều hối gửi về Việt Nam là 2,5-3 tỷ USD
Theo ước tính của Chính phủ, mỗi năm lượng kiều hối mà người lao động Việt Nam gửi về là 2,5-3 tỷ USD.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài hiện có nhiều đóng góp mang ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam thông qua lượng kiều hối gửi về nước. Ảnh minh họa
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, số lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc đang tăng đều đặn.
Theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong giai đoạn 2007-2017, đã có hơn 1 triệu lao động làm việc ở nước ngoài, trung bình mỗi năm có 93.000 người xuất cảnh.
Khoảng 1/3 trong số đó là phụ nữ và tỷ lệ lao động di cư là nữ vẫn đang tăng lên. Tuy nhiên những số liệu này chỉ cho thấy tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài mà không nắm bắt được các trường hợp di cư lao động không theo các kênh chính thức.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài hiện có nhiều đóng góp mang ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam thông qua lượng kiều hối gửi về nước. Theo ước tính của Chính phủ, mỗi năm lượng kiều hối mà người lao động Việt Nam gửi về là 2,5-3 tỷ USD.
"Mặc dù đi làm việc ở nước ngoài có nhiều tác động tích cực đối với các cá nhân, cộng đồng, quốc gia phái cử và tiếp nhận, nhưng người lao động di cư vẫn có thể gặp phải rủi ro bị bóc lột, bao gồm lao động cưỡng bức và buôn bán người. Tình trạng này một phần do các khoản chi phí di cư lao động cao và những thách thức trong triển khai các biện pháp bảo vệ", Tổ chức Lao động Quốc tế cho hay.
Nhân Ngày thế giới phòng chống mua bán người (30/7), Tổ chức Lao động Quốc tế nhấn mạnh mối liên quan giữa lao động di cư, lệ thuộc vì nợ và buôn bán người, đồng thời kêu gọi tiếp tục nỗ lực nhằm tăng cường quản trị di cư lao động và giảm thiểu bóc lột lao động.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, lao động di cư Việt Nam chủ yếu làm việc trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, giúp việc gia đình, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp và ngư nghiệp.
"Đó là những công việc thường chỉ đòi hỏi một vài kỹ năng cơ bản. Trong số các nghề này, nghề giúp việc gia đình và đánh bắt cá được xem là dễ tổn thương nhất, do nơi làm việc bị cô lập và thường xuyên thiếu các biện pháp bảo vệ đầy đủ về mặt pháp lý", ILO cho biết.
Quản trị tốt di cư lao động giúp giảm cưỡng bức lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế
TS.Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam cho biết, hiện tồn tại những thách thức lớn trong quản lý nhằm đảm bảo việc làm thỏa đáng cho người lao động di cư, đặc biệt là tại các quốc gia không có pháp luật đầy đủ bảo vệ quyền lao động cho họ.
Giám đốc ILO Việt Nam cho hay, trong nhiều trường hợp, người lao động Việt Nam gặp khó khăn khi tiếp cận quyền của mình tại nơi làm việc. Các khoản nợ do phí và lệ phí di cư lao động quá cao có thể là trở ngại khiến người lao động không dám rời bỏ nơi làm việc có yếu tố bóc lột và bạo lực.
Nhưng ngược lại, các khoản phí và chi phí cao lại có thể khiến người lao động tìm kiếm các công việc được trả lương cao hơn trong thời gian ở quốc gia đến làm việc, để họ có cơ hội trả nợ. Thông thường, việc thay đổi công việc tại quốc gia tiếp nhận là không khả thi, nên người lao động liều lĩnh chấp nhận trở thành lao động di cư không có giấy tờ hợp pháp.
Một nghiên cứu do ILO và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tiến hành vào năm 2017 cho thấy rằng người lao động Việt Nam trở về từ Malaysia và Thái Lan đã phải trả phí xuất khẩu lao động cao hơn so các quốc gia khác trong khu vực. Người lao động Việt Nam cũng phải vay nợ nhiều nhất và cần nhiều thời gian nhất tới 11 tháng để trả hết các khoản nợ của mình.
“Những khoản nợ này khiến người lao động Việt Nam dễ trở thành nạn nân của nạn buôn bán người và lao động cưỡng bức, do những người có mưu toan lạm dụng, bóc lột hoặc lừa đảo lợi dụng điều đó để thao túng người lao động”, Giám đốc ILO Việt Nam cho biết.
Cũng nghiên cứu đó cũng chỉ ra rằng 76% lao động di cư Việt Nam bị lạm dụng quyền lao động của mình trong thời gian làm việc tại Malaysia và Thái Lan. Đây là vấn đề nan giải do khả năng tiếp cận của người lao động Việt Nam tới cơ chế khiếu nại, giải quyết đền bù tại Việt Nam và quốc gia điểm đến còn hạn chế, khiến cho việc phát hiện các trường hợp lao động cưỡng bức hoặc buôn bán người trở nên khó khăn.
“Để bảo vệ người lao động không bị lạm dụng và lừa đảo trong quá trình tuyển dụng và để giảm chi phí di cư lao động, Chính phủ Việt Nam, các công ty tuyển dụng và công đoàn cần tiếp tục nỗ lực nhằm cải thiện hệ thống quản trị di cư lao động”, TS.Lee nói.
Theo ông Lee, việc sửa đổi Luật 72 về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đang diễn ra là cơ hội để rà soát lại các chính sách về di cư lao động, tăng cường các quy định và giám sát các thông lệ tuyển dụng nhằm bảo vệ người lao động tốt hơn, chống lại tình trạng lao động cưỡng bức và nạn buôn bán người, tăng cường những đóng góp của lao động di cư vào phát triển kinh tế.
- Cùng chuyên mục
Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga
Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại tỉnh Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày, trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc top nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sự kiện - 11/05/2025 17:17
Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế
Một trong những nhiệm vụ cấp bách thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68 mà Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đó là xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước.
Sự kiện - 11/05/2025 16:39
Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân
Hiếm có Nghị quyết nào vừa được ban hành đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của xã hội với nhiều cảm xúc, kỳ vọng như Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 4/5/2025
Sự kiện - 11/05/2025 07:59
Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế
Các văn kiện hợp tác được trao dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sau hội đàm của hai nhà lãnh đạo.
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng
Như một lời hiệu triệu, kêu gọi, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới không chờ đợi chúng ta kịp thích ứng; nó chỉ gọi tên những ai dám ước mơ lớn và hành động quyết liệt…”
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 10/05/2025 13:17
[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế
Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.
Sự kiện - 10/05/2025 10:24
'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.
Sự kiện - 10/05/2025 08:11
Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…
Sự kiện - 09/05/2025 17:24
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Sự kiện - 09/05/2025 16:52
Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'
Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Sự kiện - 09/05/2025 11:28
'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'
Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.
Sự kiện - 09/05/2025 11:04
VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng
Ngày 8/5, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Viện Công nghệ Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội (IET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên.
Sự kiện - 09/05/2025 09:02
Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ
75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đang có nguy cơ làm dịch chuyển dòng vốn FDI của Việt Nam sang các quốc gia khác.
Sự kiện - 09/05/2025 07:39
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.
Sự kiện - 08/05/2025 12:09
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago