Mới chỉ thu hồi được 1,9 tỷ đồng tiền không đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Nhàđầutư
"Tính đến cuối năm 2021 tổng tiền không đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 10.555 tỷ đồng, tại 196.000 đơn vị, với hơn 2,8 triệu người lao động. Nhưng đến nay, chỉ 7 vụ việc có bản án và thu hồi khoảng 1,9 tỷ đồng", đại biểu Trần Thị Thanh Lam cho hay.
VŨ PHẠM
09, Tháng 11, 2022 | 06:37

Nhàđầutư
"Tính đến cuối năm 2021 tổng tiền không đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 10.555 tỷ đồng, tại 196.000 đơn vị, với hơn 2,8 triệu người lao động. Nhưng đến nay, chỉ 7 vụ việc có bản án và thu hồi khoảng 1,9 tỷ đồng", đại biểu Trần Thị Thanh Lam cho hay.

Ngày 8/11, Quốc hội dành cả ngày để lắng nghe, thảo luận các báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; thi hành án; phòng, chống tham nhũng năm 2022. Phần lớn các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình với báo cáo của các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại mà các đại biểu cho rằng cần phải nhìn thẳng vào sự thật để mỗi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hơn với nhân dân.

Trong đó, đại biểu Trần Thị Thanh Lam, đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre cho biết, điều mà cử tri, người dân cả nước quan tâm hiện nay đó là hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Theo thống kê, tính đến cuối năm 2021 tổng tiền không đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN là 10.555 tỷ đồng, tại 196.000 đơn vị, với trên 2,8 triệu người lao động. Hành vi vi phạm pháp luật này được xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết 05/2019 của Hội đồng Thẩm phán, hướng dẫn Điều 214, 215, 216 của Bộ luật Hình sự.

dbqh-bentre-Tran-Thi-Thanh-Lam-

Đại biểu Trần Thị Thanh Lam, đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre. Ảnh: Quốc hội

Báo cáo đã chỉ ra, hiện nay có 42/63 tỉnh đã thực hiện kiến nghị khởi tố với 382 vụ việc nhưng chỉ 7 vụ việc có bản án và thu hồi khoảng 1,9 tỷ đồng; 21 tỉnh chưa thực hiện việc kiến nghị, khởi tố. Trong đó, nhiều lý do bất cập được nêu ra là chưa xử phạt vi phạm hành chính; khó xác định các yếu tố cấu thành tội phạm; nhiều doanh nghiệp nợ kéo dài, số tiền lớn nên bỏ trốn và không lập được hồ sơ, nhiều doanh nghiệp cố tình không hợp tác, chưa thực hiện việc người lao động ủy quyền cho tổ chức công đoàn khởi kiện, vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

"Số tiền hơn 10.000 tỷ đồng là con số không nhỏ, tác động sâu sắc đến đời sống của hàng triệu gia đình người lao động, con em của họ có thể mất cả cơ hội học hành và tương lai tươi sáng. Chưa kể, có khi vì mưu sinh vất vả trong số họ phải rơi vào bế tắc và vướng vào các tệ nạn xã hội", đại biểu Lam nói và nhìn nhận, hành vi không đóng, trốn đóng, đóng không đầy đủ BHXH của doanh nghiệp tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài trong nhiều năm và chưa có giải pháp mạnh mẽ để xử lý.

Hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật ở lĩnh vực BHXH, BHTN không mang tính bức xúc giống như kiểu "cháy nhà chết người" nhưng đâu đó là hình ảnh của những số phận đau thương, có cả mồ hôi, nước mắt của những người lao động. Nếu không kiên quyết xử lý sẽ mất đi tính nghiêm minh trong tuân thủ pháp luật và niềm tin của người lao động đối với chính sách pháp luật của Nhà nước.

Do đó, đại biểu Lam kiến nghị Chính phủ, các cơ quan tư pháp khẩn trương xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực BHXH, BHTN để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động đúng theo nguyên tắc cơ bản của Luật BHXH, có đóng, có hưởng; các cơ quan có liên quan có báo cáo kết quả giải quyết nội dung này cho các ĐBQH được biết trong năm 2023.

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ sớm trình sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động và các luật khác có liên quan cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

"Khắc phục bất cập này, người lao động và gia đình của họ thấy được họ không đơn độc, luôn được pháp luật bảo vệ, giúp họ an tâm lao động, làm việc sớm vượt qua khó khăn và trở lại thị trường lao động", đại biểu Lam nhận định và cho rằng, về lâu dài, Chính phủ cần khẩn trương hoàn thiện chính sách pháp luật, trong đó nhận diện đầy đủ các bất cập, tồn tại để có định hướng chính sách phù hợp đối với người lao động, người sử dụng lao động và thị trường lao động.

Vị ĐBQH tỉnh Bến Tre nói thêm, một vấn đề các đại biểu cũng quan tâm đó là hành vi mượn hồ sơ tư pháp để giao kết hợp đồng lao động và tham gia BHXH. Đây là hành vi vi phạm nguyên tắc trung thực và nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp quyền lợi BHXH.

Hiện đang có 3.716 trường hợp lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động, trong đó nhiều nhất là các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, TP.HCM và Vĩnh Phúc.

Vào tháng 5/2022, Bộ LĐ-TB&XH đã có văn bản gửi UBND các tỉnh và BHXH Việt Nam để chỉ đạo giải quyết theo quy định tại Điều 50 và 51 của Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế được biết các tỉnh đang rất lúng túng và không thể giải quyết quyền lợi cho người lao động, do có một số khó khăn

"Người lao động cần nghiên cứu kỹ những quy định, chính sách, pháp luật về lao động, không được sơ sài, tùy tiện, nhất là các loại giấy tờ cá nhân mà ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của bản thân, tránh phát sinh những hậu quả đáng tiếc", đại biểu Lam nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ