Mặt trái của mua sắm online thời dịch bệnh

Nhàđầutư
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến khá phức tạp, các cơ quan chức năng khuyến cáo hạn chế tập trung nơi đông người thì việc mua sắm online là sự lựa chọn tốt nhất hiện nay, dù khá mất thời gian chờ giao hàng.
PHƯƠNG LINH
10, Tháng 04, 2020 | 16:11

Nhàđầutư
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến khá phức tạp, các cơ quan chức năng khuyến cáo hạn chế tập trung nơi đông người thì việc mua sắm online là sự lựa chọn tốt nhất hiện nay, dù khá mất thời gian chờ giao hàng.

Theo Phó Vụ trưởng Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Lê Việt Nga, Bộ Công Thương đã xây dựng các kịch bản thị trường khác nhau tùy thuộc diễn biến của dịch bệnh.

Trong tình hình hiện nay, để có thể hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm mà không cần đến nơi đông người, các đơn vị cung ứng, phân phối hàng hóa đang đẩy mạnh hình thức bán hàng trực tuyến, tăng cường đội ngũ tư vấn, lên đơn và vận chuyển để có thể đáp ứng nhu cầu của người dân.

Ngành công thương cũng đã kiến nghị các doanh nghiệp thương mại điện tử, logistics sẵn sàng vào cuộc trong các trường hợp.

94ad466d662e8f70d63f

 

Để khuyến khích người tiêu dùng mua hàng qua kênh trực tuyến, các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Tiki, Lazada… cũng liên tục triển khai các chương trình giảm giá, khuyến mại.

"Dở khóc, dở cười" với những sản phẩm mua online

Trước lo ngại về dịch bệnh có thể lây lan, nhiều người dân đã chuyển sang hình thức mua hàng trực tuyến, thanh toán online thay vì phải đến trực tiếp các cửa hàng, siêu thị.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi, người mua hàng không ít lần gặp những cảnh "dở khóc, dở cười" khi mua phải những mặt hàng kém chất lượng.

Không thể phủ nhận sự tiện lợi của việc mua sắm online, nhưng một số người cho rằng, chỉ nhìn bằng mắt, không “sờ tận tay” rất dễ mua phải hàng kém chất lượng. 

Những tình huống mà khách hàng thường gặp phải như chất liệu, màu sắc, kiểu dáng khác xa trên ảnh hoặc khác với yêu cầu của người mua hàng.

Đáng chú ý, giữa lúc cả nước đang hoang mang vì dịch bệnh, rất nhiều gian thương đã lợi dụng tình hình để bán những sản phẩm chống dịch bị làm giả, không rõ chất lượng.

Trước nhu cầu tăng cao của người dân về các loại sản phẩm như nước rửa tay khô, dung dịch sát khuẩn, thiết bị y tế…, nên trên thị trường cũng xuất hiện tràn lan những mặt hàng này.

Tuy nhiên, rất khó để nhận biết được đâu là sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn, cũng như sản phẩm nào sẽ gây hại. Điều này dẫn tới hệ lụy không nhỏ nếu người sử dụng mua phải các sản phẩm kém chất lượng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh trong cộng đồng. 

Không chỉ nhà thuốc, người mua dễ dàng có thể tìm mua được các loại dung dịch nước rửa tay sát khuẩn này tại các siêu thị, cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng tiện lợi, các trang mạng xã hội với giá cả rất… mềm.

Sản phẩm online và vấn đề rác thải nhựa

Trang Reuters đưa tin, lượng rác thải trong lĩnh vực thương mại điện tử và giao hàng tận nơi ở Trung Quốc có thể tăng hơn gấp 4 lần vào năm 2025 nếu không có hành động để giảm thiểu, theo các nhóm hoạt động vì môi trường. Đánh giá được đưa ra hôm 11/11, ngày lễ "độc thân" và cũng là ngày vàng mua sắm online ở đất nước đông dân nhất thế giới.

Trong báo cáo, Greenpeace và các tổ chức phi chính phủ cho biết khối lượng nguyên liệu dùng để đóng gói trong lĩnh vực trên là 9,4 triệu tấn vào năm 2018, và đang trên đà tăng đến mức 41,3 triệu tấn vào năm 2025, nếu tỷ lệ tăng hiện tại được duy trì.

Còn tại Việt Nam, việc mua sắm online đã không còn xa lạ với người dân. Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh, việc ngồi nhà đặt mua sản phẩm qua các trang mua sắm trực tuyến lại trở nên tăng đột biến.

Khi mua sắm trực tuyến, người dùng có xu hướng tiến hành giao dịch do nhu cầu đặt mua hàng hóa ở nhiều cửa hàng hoặc chia thành nhiều thời điểm khác nhau. Điều này vô hình dung tạo ra nhiều chất thải như bao bì, thùng nhựa, túi ni lông ra môi trường. 

Cùng với đó, nhiều đơn hàng được vận chuyển đồng nghĩa với nhiều xe giao hàng phải di chuyển trên đường, điều này lại đồng nghĩa với khả năng tăng kẹt xe, tăng tiếng ồn và tăng ô nhiễm. 

Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào xử lý rác thải nhựa?

Theo chia sẻ của một người mua hàng tại Trúc Bạch (Ba Đình), chị đặt mua qua Lazada 1 chai nước rửa tay, người bán hàng bao bọc tới 4 lớp (1 lớp chống xốc quấn 2 lượt, 1 lớp hộp giấy, 1 lớp nilon, 1 lớp chống xốc hai lượt ngoài cùng) và cuốn băng dính, dán tiếp một tờ giấy bên ngoài để viết thông tin người nhận .

"Thật sự là thấy trân quý cách bán hàng, đóng gói chu đáo, dịch vụ chỉn chu của Lazada. Nhưng cảm thấy tội lỗi và lãng phí: cả đống nhựa PVC để gói hàng chả dùng vào việc gì ngoài đưa vào thùng rác!", người này chia sẻ.

92468945_2878715938911160_5419995354546307072_o

Sản phẩm nước rửa tay đặt mua trên Lazada

Bên cạnh đó, các dịch vụ đặt đồ ăn tiện lợi và giá rẻ ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và khiến nhiều người không để ý đến những rủi ro tiềm ẩn đi cùng với việc đó. Ví dụ, việc di chuyển trên đường sẽ có thể nguy hiểm hơn vì ngày càng có nhiều các nhân viên giao hàng chạy xe máy với tốc độ thật nhanh để giao hàng, còn rác thải nhựa thì chất đống ở khắp nơi. Những ứng dụng gọi đồ ăn trực tuyến cũng khiến các quán ăn, nhà hàng dùng nhiều hộp nhựa, túi nilon hơn. 

Hiện nay, rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối toàn cầu, mỗi năm lượng rác thải được sản sinh ra đủ phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất. Ở Việt Nam, lượng rác thải nhựa ngày càng gia tăng.

Trên địa bàn TP Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ 5.500 - 6.000 tấn; trong đó, rác thải nhựa chiếm khoảng 8 - 10%. Các sản phẩm nhựa và túi ni lông đã trở nên phổ biến trong cuộc sống người dân, nhưng lại để lại những hậu quả không nhỏ đến môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Tại lễ ra quân phong trào toàn quốc chống rác thải nhựa vào tháng 6/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu. Mỗi năm lượng rác thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó 13 triệu tấn rác nhựa đổ ra, trôi nổi trên các đại dương. Rác thải nhựa đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Theo Thủ tướng, cùng chung nỗ lực của các nước trên thế giới, Việt Nam tích cực đề xuất các sáng kiến và tham gia các cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đặc biệt trong bối cảnh tác động, ảnh hưởng của rác thải nhựa ngày càng gia tăng, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

"Phấn đấu đến năm 2021 các cửa hàng, các chợ, các siêu thị ở các đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, đến năm 2025, cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần", Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên quan tâm hơn nữa, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động chống rác thải nhựa.

Chính phủ kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm xã hội, cùng chung tay chống rác thải nhựa, tích cực tham gia phân loại, thu hồi, tái chế, tái sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa sử dụng một lần; các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng, khu du lịch, dịch vụ, khách sạn... 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ