Lý do tại sao nhiều nhà máy gây ô nhiễm kiên quyết 'bám trụ với thủ đô'?

Theo lộ trình đến năm 2020, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sẽ phải chuyển ra khỏi nội đô Hà Nội. Tuy nhiên tiến độ di dời hiện nay gần như vẫn dậm chân tại chỗ, vì nhiều lý do khác nhau.
THANH HƯƠNG
06, Tháng 09, 2019 | 17:56

Theo lộ trình đến năm 2020, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sẽ phải chuyển ra khỏi nội đô Hà Nội. Tuy nhiên tiến độ di dời hiện nay gần như vẫn dậm chân tại chỗ, vì nhiều lý do khác nhau.

Mới đây, khi xảy ra vụ cháy nhà kho của CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông ngay giữa khu dân cư đông đúc, dư luận mới lo ngại bởi hàng trăm nhà máy vẫn hiện hữu tại nội đô, giữa các khu dân cư. Nhiều nhà máy được xây dựng từ rất lâu, sử dụng công nghệ cũ, không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường, có nguy cơ cháy nổ cao và tác động xấu đến cộng đồng dân cư.

Trước đó vào năm 2018, người dân phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng cũng đã có phản ánh về việc Công ty TNHH Dệt kim Đông Xuân nằm giữa khu dân cư đông đúc, hàng ngày xả khói thải mù mịt cả một vùng gây ô nhiễm môi trường.

chay-rd-copy

Hiện trường vụ cháy kho hàng Công ty Rạng Đông. Ảnh: VIẾT LONG

Cũng nằm giữa khu đông dân cư, nhà máy của CTCP Xây lắp và Cơ khí Cầu Đường (Trần Quý Cáp, quận Đống Đa) thuộc diện phải di dời nhưng chưa thực hiện. Người dân khu vực xung quanh cũng nhiều lần phản ánh về tình trạng gây ô nhiễm do xả khói, bụi, tiếng ồn của nhà máy có tuổi đời hàng chục năm này. 

Hay như CTCP Xây lắp và Cơ khí Cầu Đường – tiền thân là Nhà máy cơ khí Cầu Đường thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, có trụ sở tại 460 Trần Quý Cáp, hoạt động sản xuất của công ty này đang xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý.

Đây chỉ là một vài ví dụ trong số rất nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước thải vào thời điểm hiện tại ở thủ đô. Đồng thời, đây cũng là một hồi chuông cảnh báo về việc nhiều nhà máy, cơ sở công nghiệp chây ì di dời ra ngoại ô khi mà quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành từ lâu .

Theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2015, thì đến năm 2020, Hà Nội sẽ di dời 117 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành.

Trong đó, quận Đống Đa có 15 cơ sở; quận Ba Đình: 2 cơ sở; quận Cầu Giấy: 2 cơ sở; quận Hai Bà Trưng: 18 cơ sở; quận Hoàn Kiếm: 6 cơ sở; quận Hà Đông: 28 cơ sở; quận Bắc Từ Liêm: 6 cơ sở; quận Thanh Xuân: 9 cơ sở; quận Nam Từ Liêm: 2 cơ sở; quận Hoàng Mai: 11 cơ sở và quận Long Biên: 17 cơ sở.

Thực hiện chủ trương trên, UBND TP.Hà Nội đã có những động thái thúc đẩy quá trình di dời, nhằm phân giải áp lực dân cư cũng như áp lực giao thông cho Thủ đô. Tuy nhiên, sau 3 năm, tại hội nghị giao ban trực tuyến tháng 9/2018, số liệu báo cáo Hà Nội đưa ra mới chỉ giảm được 4 cơ sở, tiến độ di dời gần như dậm chân tại chỗ.

Một trong những nguyên nhân của việc chậm tiến độ di dời này chính là vị trí đắc địa của các nhà máy tại nội đô bởi các khu đất này đều ở vị trí đẹp, có giá trị cao, nên các đơn vị chần chừ trong việc di dời, bàn giao đất cho thành phố. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn đưa ra lý do thiếu nguồn vốn để di dời đến vị trí mới cùng với đó là khó khăn trong việc giải quyết công ăn việc làm nếu di dời nhà máy khỏi nội đô. 

Việc hàng trăm nhà máy ô nhiễm vẫn hiện hữu tại nội đô đòi hỏi cần có sự đồng bộ trong chỉ đạo của các cơ quan chức năng và cơ sở sản xuất để có thể giải quyết triệt để vấn đề này.

Một số nhà máy, cơ sở công nghiệp trong nội thành Hà Nội trước kia giờ đã trở thành khu dân cư, cao ốc văn phòng:

- Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, trước nằm ở khu vực các phố Mai Hắc Đế, Đoàn Trần Nghiệp, Thái Phiên, Bà Triệu giờ đã trở thành khu Vincom Bà Triệu và chung cư Hoàng Thành Tower (114 Mai Hắc Đế).

- Nhà máy cơ khí Hà Nội (đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) cũ giờ đã trở thành khu chung cư cao cấp Royal City.

- Nhà máy Xà phòng Hà Nội cũ (đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) đã di chuyển ra ngoại thành, nhường chỗ cho dự án Vinhomes Smart City" với hàng nghìn căn hộ cao cấp. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ