Lý do khiến gạo Trung An liên tiếp trúng thầu xuất khẩu sang Hàn Quốc

Nhàđầutư
Vượt qua nhiều nhà cung cấp gạo, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) liên tiếp trúng thầu xuất khẩu gạo vào Hàn Quốc-một những thị trường có tiêu chuẩn khắt khe hàng đầu thế giới. Hàn Quốc cũng là thị trường xuất khẩu tiềm năng với giá xuất khẩu rất tốt.
PHÚ KHỞI
14, Tháng 07, 2023 | 06:30

Nhàđầutư
Vượt qua nhiều nhà cung cấp gạo, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) liên tiếp trúng thầu xuất khẩu gạo vào Hàn Quốc-một những thị trường có tiêu chuẩn khắt khe hàng đầu thế giới. Hàn Quốc cũng là thị trường xuất khẩu tiềm năng với giá xuất khẩu rất tốt.

xk gao trung an 1

Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An liên tiếp trúng thầu xuất khẩu gạo sang Hàn Quốc. Ảnh TA

Xâm nhập thị trường khó tính

Ông Nguyễn Phước Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An Kiên Giang, thuộc Công ty con của Công ty Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Trung An) cho biết, vừa chốt được đơn hàng xuất khẩu 16.667 tấn gạo thơm sang Hàn Quốc với giá bán 674 USD/tấn. Đây là mức giá cao trong số các nước xuất khẩu gạo, đơn hàng này sẽ được thực hiện trong tháng 7/2023. Trước đó, cũng tại thị trường này, Công ty Trung An Kiên Giang cũng vừa giao xong đơn hàng 11.347 tấn gạo.

Năm 2021, Công ty Trung An đã trúng 4 gói thầu xuất khẩu gạo sang Hàn Quốc với giá rất tốt, tổng khối lượng gần 50.000 tấn, chiếm 83% tổng sản lượng gạo Hàn Quốc nhập khẩu từ Việt Nam. 

Năm 2022, Công ty Trung An cũng đã liên tiếp trúng 4 gói thầu cung cấp gạo sang Hàn Quốc với  tổng khối lượng hơn 68.000 tấn, chiếm 68,5% tổng lượng gạo Hàn Quốc phân bổ hạn ngạch cho Việt Nam. Doanh thu xuất khẩu gạo sang Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 52,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty Trung An trong năm 2022.

Chia sẻ với Nhadautu.vn, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, để có thể xuất khẩu gạo sang thị trường khó tính như Hàn Quốc, EU, trong hơn một thập niên qua, Công ty Trung An đặc biệt chú trọng sản xuất lúa an toàn, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, Organic thông qua áp dụng quy trình ứng dụng công nghệ hoạt tính sinh học vào sản xuất, giúp loại bỏ 100% thuốc trừ sâu bằng hóa chất ra khỏi đồng ruộng.

Đặc biệt, Công ty Trung An đã dành riêng 800 ha tại tỉnh Kiên Giang để phát triển vùng nguyên liệu lúa hữu. Trong đó có 200 ha đã được cấp chứng chỉ Organic của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

"800 ha của Trung An tại Kiên Giang vốn là rừng tràm nguyên sinh, được Công ty giữ nguyên hiện trạng và khai thác một phần trồng lúa Organic, gắn liền với bảo tồn chim hoang dã. Quy trình sản xuất không sử dụng hóa chất, khu sản xuất đang được trồng cây che phủ, mở rộng khu bảo tồn chim hoang dã.

Bên cạnh đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, Công ty Trung An cũng đã đầu tư đầu tư 10 silo có khả năng dự trữ 30.000 tấn lúa trong vòng 1 năm và nâng cao chất lượng chế biến, cải tiến bao bì, nhãn mác…

Với quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, bảo quản, chế biến sau thu hoạch đạt chuẩn, "Gạo sạch Trung An" và "Gạo hữu cơ Trung An" đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng", ông Bình cho hay.

Với nhu cầu nhập khẩu tăng, xuất khẩu gạo năm 2023 đang gặp thuận lợi về thị trường. Tuy nhiên, do các quốc gia xuất khẩu gạo đồng loạt tăng khối lượng xuất khẩu, đã đẩy các nhà xuất khẩu vào cuộc cạnh tranh gay gắt về giá bán. Trong bối cảnh khó khăn đó, Bộ Công Thương đã khuyến cáo các doanh nghiệp phát triển các thị trường mới, tiềm năng, các thị trường FTA; khai thác các thị trường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, khu vực Bắc Mỹ…

canh dong lon

Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An liên kết với các địa phương trồng hàng trăm ngàn ha lúa chất lượng cao, phục vụ cho chế biến, xuất khẩu. Ảnh TA

Hướng đến thị trường cao cấp

Với tiềm lực có vùng nguyên liệu sản xuất lúa sạch, hữu cơ trên 200.000ha tại nhiều tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Công ty Trung An đã được Bộ NN&PTNT chọn làm điển hình xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên với thuế suất 0% vào châu Âu khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Tháng 6/2021, Công ty Trung An đã mở Văn phòng đại diện tại Hamburg (Đức) để các khách hàng thuộc Liên minh châu Âu dễ dàng tiếp cận sản phẩm mang thương hiệu Trung An. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty Trung An sang Đức trong năm 2022 chiếm tỷ trọng khoảng 10% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.

"EU là thị trường đặc biệt cao cấp, có thể chấp nhận nhập khẩu gạo có phẩm cấp cao với giá lên đến 2.000 USD/tấn, nhưng bù lại, họ yêu cầu về chất lượng, vấn đề an toàn thực phẩm rất cao, đặc biệt là vấn đề về tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật luôn là rào cản lớn nhất để vào được thị trường này", ông Bình, Tổng giám đốc Công ty Trung An nhận định.

Cũng theo ông Bình, định hướng sắp tới của Công ty Trung An là mở rộng thị trường xuất khẩu sang Singapore, Malaysia, Philippines, Mỹ…;chuyển từ bán lẻ xuất khẩu sang bán buôn xuất khẩu; đưa sản phẩm gạo Trung An lên kệ siêu thị các quốc gia phát triển như: Anh, Đức, Úc, Mỹ, Dubai… Ngoài ra Công ty Trung An cũng định hướng phát triển mạnh thị trường trong nước.

Về vùng nguyên liệu, Công ty Trung An có định hướng tiếp tục mở rộng diện tích liên kết, hợp tác với hợp tác xã, tổ hợp tác để trồng lúa theo quy trình hữu cơ; tham gia chuỗi giá trị ngành lương thực như phát triển du lịch nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu trồng lúa; chế biến các sản phẩm sau gạo như bột, bún, bánh phở; hợp tác với đối tác nước ngoài đầu tư năng lượng sạch, …

Công ty Trung An đặt ra mục tiêu đến năm 2030, xuất khẩu gạo sạch, hữu cơ chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nawfy của cả nước, trong đó có 30% là nhóm gạo thơm và gạo có thương hiệu.

Được biết, năm 2022, Công ty Trung An đã thực hiện đạt doanh thu gần 3.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 75 tỷ đồng.

Năm 2023, Công ty Trung An đặt mục tiêu đạt doanh thu 3.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 50 tỷ đồng. Trong Quý I, công ty thực hiện đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng.

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo sang EU về lượng tuy không lớn nhưng giá trị gia tăng lại cao.

Cụ thể, năm 2022 xuất khẩu gạo sang thị trường EU đạt gần 100.000 tấn trong khi hạn ngạch EU theo cam kết EVFTA dành cho gạo Việt Nam là 80.000 tấn.

Mặc dù xuất khẩu sang EU với khối lượng không lớn nhưng với mức giá bán bình quân 688 USD/tấn, cao hơn 41,4% so với mức giá xuất khẩu chung nên mức lợi nhuận của doanh nghiệp tốt hơn khi xuất khẩu sang các thị trường khác.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo sang một số thị trường thuộc EU tiếp tục tăng mạnh, như Hà Lan tăng 44%, Ba Lan tăng 68%, Tây Ban Nha tăng 89%, Bỉ tăng 149%...Với nhu cầu ổn định, đặc biệt đối với các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao, EU sẽ tiếp tục là thị trường nhiều tiềm năng với doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ