Lộn xộn thị trường chứng quyền

Nhàđầutư
Thời gian qua, thị trường chứng quyền có đảm bảo đang trở nên lộn xộn và có dấu hiệu bị thao túng khi nhiều mã tăng 3-400 trăm phần trăm chỉ sau vài phiên và có điểm hòa vốn cao ngất ngưởng so với giá chứng khoán cơ sở.
TẢ PHÙ
24, Tháng 05, 2021 | 09:24

Nhàđầutư
Thời gian qua, thị trường chứng quyền có đảm bảo đang trở nên lộn xộn và có dấu hiệu bị thao túng khi nhiều mã tăng 3-400 trăm phần trăm chỉ sau vài phiên và có điểm hòa vốn cao ngất ngưởng so với giá chứng khoán cơ sở.

ndt - CW loan TT

Ảnh: Internet.

Chứng quyền có đảm bảo (CW) là loại tài sản mới áp dụng từ giữa năm 2019. Bên cạnh việc cung cấp thêm cho nhà đầu tư một lựa chọn hấp dẫn, CW cũng được kỳ vọng là bước đi tiếp theo hoàn thiện cấu trúc thị trường, đa dạng hóa sản phẩm.

Hiện tại, thị trường ghi nhận có 7 đơn vị phát hành CW, với 85 mã chứng quyền đang niêm yết, tương đương tổng khối lượng 295,8 triệu chứng quyền đăng ký niêm yết. Trong đó, CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam hiện là đơn vị đứng đầu với 34 đợt phát hành, tương đương 133,8 triệu khối lượng chứng quyền đăng ký niêm yết, chiếm 45,23% toàn thị trường. 

CTCP Chứng khoán MB (MBS) và CTCP Chứng khoán VnDirect (VND) là 2 đơn vị theo sau với tỷ trọng lần lượt là 15,04% và 15,56%. Đứng ở vị trí tiếp theo là CTCP Chứng khoán SSI (SSI), tỷ trọng 8,62%. 

viber_image_2021-05-24_09-34-06

 

Dù mới ra mắt chưa đến 2 năm, CW là kênh được một bộ phận nhà đầu tư ưa chuộng, với chi phí đầu tư thấp, đòn bẩy lợi nhuận cao. Đặc biệt, trong bối cảnh VN-Index liên tục phá đỉnh trong hơn một năm vừa qua, CW là kênh đầu tư được đánh giá là dễ “ăn”, tỷ suất sinh lợi “khủng” hơn nhiều so với thị trường chứng khoán cơ sở.

Tuy nhiên, “high risk, high return”, tỷ suất sinh lợi càng cao thì rủi ro cũng càng lớn, nhất là trong bối cảnh thị trường CW thời gian qua trở nên rất lộn xộn và có dấu hiệu bị thao túng.

Ở Việt Nam hiện nay, các công ty chứng khoán tiến hành chào bán ra công chúng (IPO) chứng quyền, với giá thực hiện, tỷ lệ chuyển đổi và giá chứng quyền được công bố. Chứng quyền sau đó được niêm yết tại HoSE, và được các nhà đầu tư mua, bán với nhau. Tới ngày đáo hạn, giá chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện thì công ty chứng khoán (nhà phát hành) thanh toán cho nhà đầu tư khoản chênh lệch; lúc này nhà đầu tư có thể lãi hoặc lỗ, tuỳ thuộc vào giá mua chứng quyền của nhà đầu tư. Ở chiều ngược lại, nếu giá chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện thì nhà đầu tư coi như mất trắng. 

Với sản phẩm chứng quyền, công ty chứng khoán thông thường đóng vai trò trung gian, cung cấp sản phẩm, còn việc mua bán là của nhà đầu tư với nhau. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam, câu chuyện đang rất khác, khi thị trường có dấu hiệu bị thao túng và làm giá, bởi chính các công ty chứng khoán - những người cầm "đằng chuôi".

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhìn nhận, “Chứng quyền là cuộc chơi có tổng bằng không. Tức là có người lời, người lỗ. Nếu các nhà đầu tư chứng khoán có lời (tức CW tăng giá), thì dĩ nhiên CTCK – đơn vị tạo lập thị trường, sẽ lỗ”. 

Một mô típ quen thuộc được nhiều nhà đầu tư chỉ ra: Khi mới niêm yết, các chứng quyền thường sẽ tăng liên tục với biên độ rất lớn, nhưng nhà đầu tư chứng khoán hầu như không thể mua được. Đến khi mua được rồi, các CW này đã có điểm hòa vốn lớn hơn rất nhiều, có khi gần gấp đôi so với giá cơ sở, dẫn tới rủi ro cho nhà đầu tư. 

Thống kê của Nhadautu.vn cho thấy, phiên 18/5 là ngày giao dịch đầu tiên của 3 mã chứng quyền do KIS phát hành, gồm: CVIC2103, CNVL2102, CPDR2101. 

Chỉ sau 4 phiên giao dịch (từ 18/5 – 21/5), CVIC2103 đã tăng đến 143,6% lên 2.680 đồng; CNVL2102 đã tăng 249% lên 3.840 đồng; còn CPDR2101 tăng 354,5% đạt 5.000 đồng. Dù vậy, như đã đề cập, nhiều nhà đầu tư trên một số diễn đàn chứng khoán chia sẻ lệnh đặt mua các chứng quyền trên không thể khớp, kể cả đặt ATO, ATC hay mua giá trần. Những nhà đầu tư này bày tỏ băn khoăn, liệu trong các phiên IPO, "tay trái, tay phải" của các công ty chứng khoán có chủ động gom số lượng lớn, rồi kéo lên cao khi niêm yết để "xả" cho nhà đầu tư nhỏ lẻ hay không?!

Ndt - Chung quyen 1

 

Việc tăng mạnh đã đẩy điểm hoà vốn 3 mã này lên ngất ngưởng. Đơn cử, với chứng quyền CVIC2103, để nhà đầu tư đến ngày đáo hạn (27/9/2021) có lãi, giá cơ sở trung bình 5 phiên của VIC trước ngày 27/9/2021 phải lớn hơn 219.500 đồng/cp. Để VIC tăng trưởng 78,19% chỉ trong 4 tháng dường như là điều không tưởng. Mặt khác, giá cổ phiếu của VIC đang thấp hơn 26,2% so với giá thực hiện 165.898 đồng/cp, điều này đồng nghĩa nhà đầu tư sẽ đối mặt rủi ro mất trắng vốn.

Trao đổi với Nhadautu.vn, một nhà đầu tư lâu năm nhận định, “Nếu để ý kỹ, có thể thấy giao dịch tạo thanh khoản chủ yếu cho 3 chứng quyền này là các hoạt động mua – bán của nhà đầu tư nước ngoài. Đơn cử, thanh khoản CPDR2101 trong 4 phiên giao dịch đầu tiên (18/5 – 21/5) đều là giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài”.

NDT - CQ NDT PDR

Thanh khoản CPDR2101 chủ yếu nhờ giao dịch mua – bán của nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: VietStockFinance.

Một số thành viên trên diễn đàn chứng khoán nhận định, “[…] hạn chế mua các mã do Chứng khoán KIS phát hành, vì công ty này dùng một số thủ thuật và không quan tâm tới lợi ích nhà đầu tư [...]”.

Trong nhiều bài viết trên diễn đàn này, các nhà đầu tư nhận định không nên đầu tư vào các chứng quyền của KIS, hoặc nếu có rót tiền thì nên cầm theo T+3, không nên nắm lâu dài.    

Điều này có phần dễ hiểu, bởi thống kê của Nhadautu.vn cho thấy, các chứng quyền do KIS phát hành đều có điểm hóa vốn rất cao so với giá cơ sở. 

Ndt - Thong ke chung quyen

Số liệu tính đến giá chốt phiên giao dịch 21/5/2021.

Không chỉ KIS, nhiều chứng quyền của một số công ty chứng khoán khác như MBS, ACBS, VND cũng được đẩy lên rất cao sau khi niêm yết, với điểm hoà vốn cao hơn 50-70% giá cơ sở, tiềm ẩn rủi ro lớn cho nhà đầu tư, và cũng đe doạ tính minh bạch của thị trường.

Nhà đầu tư mong đợi sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước - Sở HoSE và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để làm rõ những băn khoăn này, góp phần thúc đẩy thị trường phát triển bền vững. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ