Lợi thế mới cho doanh nghiệp xuất khẩu vào Anh

Nhàđầutư
Bộ Công thương cho biết, sau khi chính thức ký thỏa thuận gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với Việt Nam vào ngày 16/7, Anh sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
THIÊN KỲ
22, Tháng 07, 2023 | 17:27

Nhàđầutư
Bộ Công thương cho biết, sau khi chính thức ký thỏa thuận gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với Việt Nam vào ngày 16/7, Anh sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

5044_Hiep_dinh_thuong_mai_Viet_Nam_-_Anh

Nhiều lợi thế cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Anh. Ảnh: Công thương

Lợi thế của nền kinh tế thị trường

Hiện nay Việt Nam đã được 71 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận là nền kinh tế thị trường, trong đó có nhiều đối tác thương mại quan trọng, sắp tới đây với sự công nhận từ vương quốc Anh, dự báo sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. 

Thị trường Anh có nhu cầu nhập khẩu mỗi năm trên 700 tỷ USD hàng hóa. Đây là dư địa lớn cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Việc hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, Bắc Ailen (UKVFTA) chính thức có hiệu lực từ năm 2021 là cơ hội lớn cho giao thương 2 nước.

Nền kinh tế thị trường là khái niệm được một số nước sử dụng khi tiến hành điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu. Việc xác định một nước có nền kinh tế thị trường hay không thường dựa trên đánh giá về mức độ can thiệp, kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, vốn, lao động của doanh nghiệp.

Theo đó khi công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường thì Anh sẽ không áp dụng các quy định bất lợi đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam trong trường hợp phải điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, nếu nước xuất khẩu được coi là nền kinh tế thị trường, nước nhập khẩu sẽ sử dụng các thông tin về chi phí và giá thành của chính doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu để tính toán biên độ phá giá.

"Ngược lại, nếu nước xuất khẩu không được coi là nền kinh tế thị trường, nước nhập khẩu sẽ dùng thông tin của doanh nghiệp nước thứ ba được coi là có nền kinh tế thị trường để thay thế. Hệ quả là biên độ phá giá thường được xác định cao hơn, dẫn đến mức thuế phòng vệ thương mại phải chịu cao hơn, có thể lên đến trên 100%", Cục Phòng vệ thương mại thông tin.

Đơn vị này còn đánh giá, việc được công nhận là nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu được đối xử công bằng hơn, có điều kiện thâm nhập và mở rộng thị trường tốt hơn; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ổn định; góp phần thu hút được vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2010-2019, thương mại giữa Việt Nam và Anh đã có bước phát triển mạnh mẽ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia đã tăng gấp 3 lần, từ 2,19 tỉ USD năm 2010 lên 6,61 tỉ USD năm 2019, trong đó xuất khẩu đạt 5,75 tỉ USD. Riêng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh đạt 6,06 tỉ USD.

Tận dụng cơ hội ra sao?

Về thương mại hàng hóa, Anh cam kết sẽ xóa bỏ 85,6% số dòng thuế cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực (từ 01/01/2021), xóa bỏ đến 99,2% số dòng thuế từ 01/01/2027, và 0,8% số dòng thuế còn lại sẽ được hưởng hạn ngạch thuế quan (với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%).

Trao đổi với phóng viên Nhadautu.vn một doanh nghiệp thủy sản tại An Giang cho biết: "trước nay khi nhắc đến EU, Anh là những thị trường có yêu cầu cao về các tiêu chuẩn, nhất là quy tắc xuất xứ, môi trường nên nhiều doanh nghiệp e ngại đầu tư để đưa hàng hóa vào thị trường này. Tuy nhiên, với lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam cùng sự công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp chúng tôi dự kiến sẽ đầu tư nhằm nhắm đến thị trường Anh trong thời gian tới".

Là đơn vị đầu tiên đưa quả vải Việt Nam vào thị trường Anh, ông Thái Trần, Giám đốc điều hành TT Meridian (đơn vị đưa lô vải đầu tiên do Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao Hồ Gươm - Sông Âm trồng tại Thanh Hóa vào Anh) cho biết, Anh là một thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng nông sản song cũng rất cởi mở với các tiến bộ và phát minh mới trong nông nghiệp. Người tiêu dùng Anh không ngại thử các loại quả và giống quả mới, mặc dù giá có thể cao hơn đôi chút so với các giống thông thường.

"Bên cạnh các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, hàng hóa được tuân theo các yêu cầu kỹ thuật và thương mại tại Anh để đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường", ông Thái cho hay. 

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh tại Việt Nam, Iain Frew cho biết, để tận dụng tốt hơn ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, doanh nghiệp Việt buộc phải lưu ý đến thương mại xanh, tổ chức sản xuất theo hướng xanh hóa, giảm phát thải, tiết kiệm tài nguyên, tăng ứng dụng công nghệ...

"Các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Anh quốc ngày càng quan tâm hơn đối với vấn đề môi trường và khí hậu, và không còn nghi ngờ gì, doanh nghiệp Việt phải chuyển đổi nhanh để thích ứng tốt hơn", Đại sứ Iain Frew nói.

Yêu cầu cao hơn với các doanh nghiệp Việt xuất khẩu sang Anh lúc này là đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường với từng ngành hàng cụ thể. Theo Bộ Công thương, các quy trình thủ tục đối với thương mại xuất khẩu vào Anh khác với EU. Nhãn hiệu UKCA (UK Conformity Assessed) là yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết các sản phẩm công nghiệp lưu thông và sử dụng tại Anh kể từ ngày 1/1/2023.

Ngoài ra, các nhà xuất khẩu trong nước cần lưu ý về Chương trình Thương mại với các nước đang phát triển của Anh, có hiệu lực từ đầu năm 2023 và áp dụng với 65 quốc gia, đưa ra mức thuế thấp hơn và các yêu cầu về quy tắc xuất xứ đơn giản hơn để xuất khẩu sang Vương quốc Anh. Việc này có thể làm giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam (ưu đãi thuế theo UKVFTA).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ