Lộ bản chất kinh doanh dựa vào thị phi, Facebook đang nhận 'trái đắng'

Nhàđầutư
Khác với các nhà hoạt động xã hội và chính phủ, động thái ngừng chi tiêu quảng cáo của các nhãn hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và giá trị của Facebook, buộc mạng xã hội này phải thay đổi.
HÀ MY
28, Tháng 06, 2020 | 10:44

Nhàđầutư
Khác với các nhà hoạt động xã hội và chính phủ, động thái ngừng chi tiêu quảng cáo của các nhãn hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và giá trị của Facebook, buộc mạng xã hội này phải thay đổi.

Hãng tin Reuters dẫn dự thảo sắc lệnh về truyền thông xã hội của Tổng thống Trump cho thấy, sắc lệnh sẽ yêu cầu đánh giá lại Điều 230 của Đạo luật thông tin truyền thông - đạo luật đang bảo vệ các mạng xã hội khỏi trách nhiệm pháp lý từ nội dung mà người dùng đăng tải.

Theo đó, 3 ngày sau cái chết của George Floyd, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng bài viết có nội dung kích động thù địch, đe dọa sử dụng vũ lực trên Twitter và Facebook.

“...Những kẻ côn đồ này không hề tôn trọng những ký ức về George Floyd và tôi sẽ không để điều này xảy ra. Chỉ nói chuyện với thống đốc Tim Walz và bảo với ông ấy rằng quân đội Mỹ sẽ luôn ở bên ông ấy. Có bất cứ khó khăn nào chúng tôi sẽ khôi phục quyền kiểm soát, nhưng một khi việc cướp bóc bắt đầu, súng sẽ nổ. Cảm ơn bạn!", trích bài viết của ông Trump.

Bài viết ngay sau đó bị Twitter gắn cảnh báo vi phạm chính sách về kích động bạo lực.

Tổng thống Trump cũng cáo buộc các công ty truyền thông xã hội đã lạm dụng quyền "kiểm duyệt, hạn chế, sửa đổi, định hướng, che giấu và ngăn chặn" hầu hết dạng thức truyền tải thông tin giữa các cá nhân hoặc đông đảo khán, thính giả trong cộng đồng.

tong-thong-trump-0758

Tổng thống Donald Trump nói chuyện với các phóng viên trước khi ông ký lệnh điều hành các công ty truyền thông xã hội tại Nhà Trắng ngày 28/5/2020.  Ảnh: Jonathan Ernst/Reuters

Twitter không bình luận về sắc lệnh điều hành này. Một phát ngôn viên của Google cho biết, việc phá hoại Điều 230 theo cách này sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế của Mỹ và sự lãnh đạo toàn cầu về tự do mạng xã hội.

Một phát ngôn viên của Facebook cho biết, việc bãi bỏ hoặc hạn chế điều khoản sẽ hạn chế nhiều bài phát biểu trực tuyến hơn và khuyến khích các nền tảng kiểm duyệt bất cứ điều gì có thể xúc phạm bất cứ ai.

Facebook không hành động gì trước các phát ngôn bạo lực

Trả lời trên kênh truyền hình Fox News, người sáng lập Facebook - Mark Zuckerberg cho biết Facebook sẽ không can thiệp vào bất kì phát ngôn nào xuất hiện trên nền tảng này.

“Tôi tin rằng mạng xã hội Facebook không nên đứng ở vị trí kiểm duyệt và có trách nhiệm can thiệp những bài đăng trên mạng. Các công ty tư nhân, đặc biệt các công ty hoạt động trong lĩnh vực không nên nhúng tay vào chuyện đó”, Mark Zuckerberg chia sẻ trên kênh Fox News.

Đây không phải lần đầu tiên Facebook im lặng với nội dung kích động thù địch.

Myanmar, quốc gia có hơn 53 triệu dân nhưng có tới 27 triệu tài khoản Facebook. "Mạng xã hội này được cài sẵn trên điện thoại mà người dùng mới mua", một nhà hoạt động nhân quyền tại Yagon, Thant Sin nói.

Năm 2017, mạng xã hội này đã châm thêm dầu vào lửa khi cho phép những bài đăng kích động thù địch lan rộng trên nền tảng của mình.

Hậu quả của việc này là các cuộc chiến diễn ra bởi nhóm Phật tử cuồng tín Rakhine chống lại những người theo đạo Hồi Rohingya thiểu số. Hơn 900.000 người Hồi phải chạy trốn cuộc chiến, sống tại các trại tị nạn của Bangladesh.

Các nhóm dân quyền và các nhà hoạt động nhân quyền ở Myanmar đang hành động và yêu cầu Facebook tăng cường kiểm duyệt nội dung viết bằng tiếng Burmese để kiềm chế ngôn ngữ thù địch.

Mark Zuckerberg, CEO Facebook đã nói rằng mạng xã hội này đang cố gắng làm nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề tại Myanmar như tăng nhân sự kiểm duyệt, xây dựng các công cụ chuyên biệt phù hợp với văn hóa bản địa. Tuy nhiên các nhà hoạt động vẫn cho rằng bấy nhiêu là chưa đủ để giải quyết các vấn đề mẫu thuẫn dân tộc tại quốc gia này.

"Facebook đang kiếm được hàng tỷ đô la từ cộng đồng Myanmar. Họ có thể làm tốt hơn thế. Hãy có trách nhiệm hơn về vấn đề này", Hla Hla Win, một doanh nhân tại Myanmar nói.

cac-nuoc-trung-phat-facebook-the-nao-khi-gay-scandal-1

Các nhà hoạt động Myanmar gặp gỡ các quan chức Mỹ tại trung tâm công nghệ Phandeeyar ở Yangon để buộc Facebook phải kiểm duyệt nội dung, ngăn chặn ngôn từ kích động thù địch ở nước này. Ảnh: National Puplic Radio

Các nhà hoạt động cho rằng họ không cố gắng khiến Facebook biến mất khỏi Myanmar. Họ chỉ muốn nó giải quyết vấn đề của mình.

Đã có 6 tổ chức ở Myanmar đã ký một bức thư gửi cho Zuckerberg yêu cầu tính năng báo cáo trên ứng dụng Messenger để người dùng cảnh báo những nội dung thù hận, kích động.

Trước làn sóng phản đối, phát ngôn viên của Facebook đã lên tiếng rằng công ty đang nỗ lực loại bỏ nội dung thù địch và những người liên tục vi phạm chính sách thù hận của công ty.

Năm 2018, các báo cáo tiết lộ rằng mạng xã hội này đã bị lợi dụng để tung tin giả, kích động tội ác diệt chủng đối với người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi ở quốc gia này. Khi đó, các nhóm dân quyền và các nhà hoạt động nhân quyền ở Myanmar hành động và yêu cầu Facebook tăng cường kiểm duyệt nội dung viết bằng tiếng Burmese để kiềm chế ngôn ngữ thù địch.

Tháng 3/2018, Facebook đã bị cáo buộc là công cụ lan truyền nội dung kích động dẫn đến cuộc bạo động của những tín đồ Phật giáo cuồng tín tại thành phố Kandy, Sri Lanka.

Trả lời Guardian, ông Harin Fernando cho biết chính phủ đã ra lệnh cho Facebook và các dịch vụ mạng xã hội khác phải đóng cửa trong lúc bạo động leo thang.

Bên cạnh đó, trong nỗ lực ngăn chặn bạo lực của đám đông nhắm vào nhóm người Hồi thiểu số, quốc đảo này đã tìm cách chặn truy cập vào hai nền tảng khác mà Facebook đang sở hữu là WhatsApp và Instagram.

Các nhóm giám sát Internet từ lâu đã cảnh báo rằng Facebook đang được sử dụng để kích động thù địch các dân tộc thiểu số ở Sri Lanka.

Freedom House, một tổ chức phi lợi nhuận ở Washington cho rằng ngôn từ kích động thù địch chống lại thiểu số vẫn tiếp tục phát triển trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau, đặc biệt là Facebook.

Làn sóng tẩy chay Facebook khiến CEO Mark Zuckerberg mất hơn 7 tỷ USD

Theo Washington Post, các tổ chức dân quyền như Hiệp hội Quốc gia vì Sự tiến bộ của Người da màu (NAACP) và Liên đoàn chống phỉ báng (ADL) đã thực hiện một chiến dịch tẩy chay có tên #StopHateForProfit.

Chiến dịch Stop Hate For Profit đã ra mắt vào tuần trước, bắt đầu với các thương hiệu thể thao nổi tiếng như The North Face và Patagonia. Sau đó, Ben&Jerry's và Magnolia Picture cũng tham gia tẩy chay Facebook.

Chiến dịch có mục tiêu kêu gọi các doanh nghiệp đoàn kết lại, ngừng chi tiêu quảng cáo trên Facebook để tạo áp lực tài chính buộc mạng xã hội này phải thay đổi.

"Hôm nay, chúng tôi kêu gọi tất cả doanh nghiệp phải đứng lên trong tình đoàn kết để bảo vệ những giá trị tự do, bình đẳng và không quảng cáo trên Facebook vào tháng 7. Hãy cho Facebook biết lợi nhuận của họ sẽ không đáng để họ thúc đẩy sự thù ghét, bảo thủ, phân biệt chủng tộc, bạo lực", trích lời kêu gọi của chiến dịch Stop Hate For Profit.

Lời kêu gọi nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ các công ty nổi tiếng như thương hiệu thời trang The North Face, trang web tuyển dụng Upwork, nhà bán lẻ Patagonia và REI. Đa số các công ty xác định sẽ ngừng tất cả chiến dịch quảng cáo trên Facebook từ đầu tháng 7.

Screenshot_173 (2)

Coca-Cola tuyên bố ngừng quảng cáo toàn cầu trên Facebook bắt đầu từ tháng 7. Ảnh: Getty

Tiếp sau đó, các công ty như Ben & Jerry’s, Verizon và gần nhất là ngày 26/6, công ty Coca-Cola thông báo tạm dừng quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội trong ít nhất 30 ngày kể từ 1/7. Unilever, đối tác quảng cáo rất quan trọng với Facebook, cũng tuyên bố tẩy chay quảng cáo trên Facebook, Twitter và Instagram cho đến hết năm 2020.

Facebook bị chỉ trích vì thiếu kiểm duyệt các nội dung đe dọa bạo lực, ngôn từ thù địch và sai lệch thông tin được đăng bởi Tổng thống Donald Trump và nhiều người khác.

Chiến dịch trên ngay lập tức ảnh hưởng đến Facebook. Theo đó cổ phiếu mạng xã hội này đã giảm 8,3% và thổi bay 56 tỷ USD vốn hóa thị trường. Điều này kéo theo việc tài sản của CEO Mark Zuckerberg bốc hơi khoảng 7,2 tỷ USD.

typhu-facebookmathon-7-ty-us-dkhi-coca-colataychaymangxahoidocx-1593299056438

Các tin xấu đến với Facebook khiến cổ phiếu của mạng xã hội này giảm 8,3% sau chốt phiên hôm 26/6, kéo theo việc CEO Markzuckerberg bị thổi bay khoảng 7,2 tỷ USD

Không chỉ các đối tác lớn, làn sóng tẩy chay tiếp tục lan rộng ra những doanh nghiệp vừa nhỏ, nhóm khách hàng mang lại cho Facebook khoảng 8 tỷ USD mỗi năm.

"Chúng tôi tìm kiếm sự thay đổi tích cực từ Facebook, họ phải dừng việc quảng cáo cho các ngôn từ thù địch", nền tảng chiếu phim trực truyến Magnolia Pictures thông báo trên trang Twitter.

"Chúng ta cần hành động mạnh mẽ hơn để ngăn chặn sự chia rẽ đất nước đến từ các nền tảng mạng xã hội", thương hiệu kem Ben & Jerry viết trên trang Facebook chính thức.

Chiến dịch tẩy chay Facebook còn tiếp tục thu hút được sự tham gia của các công ty quảng cáo, tiếp thị.

"Có vẻ như chúng ta đã tới giai đoạn cần thay đổi, nó không còn là vấn đề của một thương hiệu nữa, mà là sự an toàn cho cả xã hội này", Stephan Loerke, CEO của Liên đoàn các nhà quảng cáo quốc tế (WFA) nói.

Theo số liệu của trang thống kê Statista, 98,5% doanh thu của Facebook đến từ các hoạt động quảng cáo. Trong 10 năm trở lại đây, mặc dù liên tục hứng chịu chỉ trích về các chính sách khác nhau, doanh thu của Facebook chưa từng giảm.

Năm 2019, Facebook tuyên bố có 7 triệu doanh nghiệp và agency quảng cáo trên nền tảng của mình, trong đó có các tập đoàn hàng đầu như Microsoft và Samsung, từng chi đến 100 triệu USD cho quảng cáo trên Facebook trong giai đoạn 2012 - 2013. Ước tính, trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh này thu về 70 tỷ USD từ tiền quảng cáo mỗi năm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ