Không dễ hiểu được quyết định hạ lãi suất
Việc giảm lãi suất các loại tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước không phải để kích thích các tổ chức tín dụng bơm tiền ra nền kinh tế, cũng không hẳn để giảm chi phí cho chính Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, mục tiêu đằng sau quyết định này là gì thật không dễ hiểu được.
Là nới lỏng hay thắt chặt tiền tệ?
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giảm lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng tiền đồng của các tổ chức tín dụng 0,5 điểm phần trăm, xuống 0,5%/năm; lãi suất tiền gửi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước giảm 0,2 điểm phần trăm, xuống 0,8%/năm.
Quyết định trên của NHNN được nhiều người nhìn nhận là một hành động nới lỏng tiền tệ. Thực ra thì hiểu và lý giải thế chưa hoàn toàn đúng.
Tiền được trả/bơm ra từ NHNN luôn có thể được hiểu là nguồn cung tiền tăng thêm cho nền kinh tế.

Thật không dễ hiểu được quyết định hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: THÀNH HOA
Khi NHNN cắt giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc thì đồng nghĩa với tiền lãi tổ chức tín dụng được hưởng/thu về từ NHNN sẽ sụt giảm đi so với trước, tức là cung tiền ra nền kinh tế sẽ giảm so với trước. Nói cách khác, mức độ nới lỏng của chính sách tiền tệ của NHNN sẽ thu hẹp lại - tuy tiền vẫn được bơm thêm ra nhưng ở mức độ ít hơn trước, nếu các yếu tố khác không thay đổi. (Lưu ý là điều này khác với thắt chặt chính sách tiền tệ, là rút bớt tiền về).
Tương tự như vậy là lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng của một số tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi. Số tiền gửi này không phải là dự trữ bắt buộc nên đương nhiên được hưởng một lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc (0,8%/năm so với 0,5%/năm). Tuy nhiên, do lãi suất tiền gửi này bị cắt giảm từ 1%/năm xuống 0,8%/năm nên cũng có thể nói rằng chính sách tiền tệ của NHNN sẽ bớt nới lỏng hơn so với trước, nếu mọi yếu tố khác không thay đổi.
Do đó, việc một số ý kiến gắn hành động hạ lãi suất nói trên của NHNN với xu hướng các tổ chức tín dụng tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động trên thị trường(1) là rất khiên cưỡng. Xu hướng giảm lãi suất này có thể do những nguyên nhân khác chứ chắc chắn không phải là do hành động trên, vì hiệu ứng ngược của nó như đã phân tích.
Lý giải động thái hạ lãi suất tiền gửi nói trên của mình, NHNN cho biết việc này sẽ “tác động giảm các loại lãi suất khác trên thị trường”(2). Nhưng, như đã được chỉ ra ở trên, việc giảm tốc nới lỏng chính sách tiền tệ thực ra sẽ cản trở việc cắt giảm các loại lãi suất khác trên thị trường chứ không phải là ngược lại.
Sẽ thúc đẩy đưa vốn ra nền kinh tế?
Bên cạnh mục đích hạ mặt bằng lãi suất, hành động của NHNN còn được cho là sẽ thúc đẩy các ngân hàng đưa vốn ra nền kinh tế(2). Quan điểm này dựa trên lập luận rằng, hiệu ứng này sẽ nảy sinh khi tiền gửi của tổ chức tín dụng tại NHNN sẽ giảm đi vì lãi suất thấp hơn, kém hấp dẫn hơn, buộc họ phải rút bớt tiền gửi NHNN về để cho vay ra nền kinh tế, nếu không muốn “ế” vốn.
Tuy nhiên, cần lưu ý lại rằng NHNN hạ lãi suất trước hết là đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc. Có nghĩa là dù muốn hay không, lãi suất có hấp dẫn hay không thì tổ chức tín dụng vẫn buộc phải gửi, theo quy định, một tỷ lệ nhất định vốn huy động của mình tại NHNN, chứ không có lựa chọn nào khác. Ở đây cũng cần lưu ý là có chuyên gia đã sai lầm khi nói rằng các tổ chức tín dụng “có thể điều chỉnh quy mô lượng dự trữ bắt buộc”(2).
Mà như đã nói ở trên, do chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn từ NHNN sau đợt điều chỉnh này nên thực ra lượng tiền mà tổ chức tín dụng sẵn sàng cho vay ra nền kinh tế (gồm tiền lãi trả bởi NHNN) sẽ là ít hơn so với trước đây, nếu mọi yếu tố khác không thay đổi.
Ngay cả với tiền gửi của các tổ chức khác tại NHNN như của Bảo hiểm tiền gửi, Kho bạc Nhà nước... thì dù đây không phải là tiền gửi bắt buộc trên nghĩa đen, nhưng vẫn là bắt buộc trên thực tế do pháp luật hiện hành yêu cầu, quy định như vậy. Chẳng hạn, các tổ chức này không được gửi (một số loại) tiền tại các tổ chức tín dụng mà phải gửi tại NHNN.
Công cụ tiền tệ không còn tác dụng nữa?
Ở chiều hướng ngược lại, có người cho rằng quyết định của NHNN cũng cho thấy cơ quan này không còn nhiều lựa chọn và đã sử dụng gần hết những công cụ đang có. Việc hạ lãi suất mang tính tâm lý hơn là kinh tế. “Công cụ tiền tệ đã không còn tác dụng nữa”(2).
Có lẽ ý kiến này xuất phát từ suy luận tổ chức tín dụng không cho vay ra nền kinh tế được nên mới phải gửi vào NHNN để hưởng lãi, nên NHNN phải hạ lãi suất để khuyến khích/buộc họ tăng cường cho vay ra nền kinh tế thay vì đem gửi tại NHNN.
Nhưng như đã nói ở trên, việc gửi tiền ở NHNN thường không phải là chủ đích của tổ chức tín dụng mà thường là do “bắt buộc” nên việc gửi tiền ở đây chỉ là “chẳng đặng đừng”. Do đó, việc NHNN hạ lãi suất tiền gửi tại NHNN không có nghĩa là tổ chức tín dụng không cho vay ra nền kinh tế được và chính sách, công cụ tiền tệ không còn tác dụng nữa. Bằng chứng tối thiểu là vẫn có tăng trưởng tín dụng dương (đáng kể chứ không quá thấp, kể cả so với khu vực và thế giới); lãi suất huy động vẫn neo cao chứ không tụt đột ngột (và xuống quá thấp).
Để cắt giảm chi phí?
Một số lãnh đạo ngân hàng cho rằng việc hạ lãi suất các khoản tiền gửi tại NHNN chỉ là động thái giảm chi cho ngân sách. Vì thực tế, bên phải trả lãi suất cho lượng tiền gửi dự trữ bắt buộc là NHNN, hay nói cách khác là tiền ngân sách nhà nước(2).
Cần lưu ý rằng ngân sách nhà nước với ngân sách của NHNN là hai điều độc lập với nhau trên nguyên tắc. Có nghĩa là khoản thu/chi của NHNN không phải là thu/chi của ngân sách nhà nước. Nên khoản tiền “tiết kiệm” được từ việc cắt giảm lãi suất tiền gửi tại NHNN không đồng nghĩa với việc ngân sách nhà nước tránh được việc phải chi ra một khoản tương ứng.
Cũng có luồng ý kiến cho rằng quyết định giảm lãi suất này nhằm mục tiêu chủ yếu là giảm chi phí hoạt động cho NHNN(3).
Nếu NHNN là một doanh nghiệp, một ngân hàng thương mại thông thường, thì hiểu thế cũng không sai. Nhưng ở đây NHNN là ngân hàng trung ương, không phải hạch toán lợi nhuận; nguồn tài trợ cho chi phí hoạt động không phải đến từ việc kinh doanh nguồn tiền gửi của tổ chức tín dụng và các chủ thể kinh tế khác. Do đó, NHNN không phải tìm cách cắt giảm chi phí hoạt động bằng cách, ví dụ, cắt giảm lãi phải trả.
Ngoài ra, đã gọi là dự trữ bắt buộc thì NHNN có quyền áp dụng bất cứ lãi suất nào cho số tiền gửi này (và mọi khoản tiền gửi khác tại NHNN nói chung). Do vậy, nếu hiểu theo ý ở trên thì NHNN lẽ ra phải luôn luôn duy trì lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc là 0%/năm từ trước đến nay để “tiết kiệm” chi phí hoạt động, chứ không việc gì phải duy trì lãi suất tới một vài phần trăm/năm như trước đây.
Theo Thessaigontime
- Cùng chuyên mục
Những thách thức của ngành ngân hàng năm 2025
Trước những thay đổi trong môi trường tài chính và sự chuyển mình về công nghệ, các tổ chức tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng sẽ phải điều chỉnh chiến lược của mình để giữ vững sự phát triển bền vững.
Ngân hàng - 04/02/2025 07:24
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ghi nhận sự phát triển ổn định và chiến lược kinh doanh linh hoạt, hiệu quả.
Ngân hàng - 21/01/2025 18:01
BAOVIET Bank ưu đãi mừng sinh nhật 16 tuổi
Nhân kỷ niệm 16 năm thành lập (14/1/2009 – 14/1/2025), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) triển khai chuỗi chương trình “Sinh nhật linh đình - Ngàn quà siêu đỉnh” nhằm tri ân khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng ngân hàng trong thời gian qua.
Ngân hàng - 02/01/2025 14:52
Dư nợ tín dụng tại Quảng Ninh đạt 196.000 tỷ đồng
Tính đến nay, dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt 196.000 tỷ đồng, dự kiến dư nợ tín dụng của các ngân hàng đến hết tháng 12/2024 đạt 199.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra.
Ngân hàng - 27/11/2024 10:08
Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm
Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:48
Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG
Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:36
BAOVIET Bank ưu đãi doanh nghiệp vay mua ô tô lãi suất chỉ từ 5,99%/năm
Nhằm tri ân khách hàng hướng đến kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Bảo Việt, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) triển khai chương trình “Combo ôtô alo Bảo Việt” dành cho KHDN vay mua xe ô tô +++ năm 2024.
Ngân hàng - 29/10/2024 09:00
BAOVIET Bank: Phát triển ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024
Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2024, thể hiện sự phát triển ổn định và chiến lược kinh doanh linh hoạt, thận trọng.
Ngân hàng - 22/10/2024 19:50
Techcombank công bố lợi nhuận Quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%.
Ngân hàng - 21/10/2024 18:36
Khoảng 100.000 tỷ đồng tín dụng bị ảnh hưởng do bão số 3
Doanh nghiệp, người dân là khách hàng của các tổ chức tín dụng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, không đáp ứng các điều kiện vay…. Thống kê cho thấy, dư nợ của TCTD bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở là khoảng 100.000 tỷ đồng.
Ngân hàng - 21/09/2024 07:00
BAOVIET Bank ủng hộ 1,28 tỷ đồng cho người dân bị thiệt hại từ cơn bão số 3 (Yagi)
Phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái cùng chung tay giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (Yagi), BAOVIET Bank đã ủng hộ 1,28 tỷ đồng nhằm giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng - 17/09/2024 16:53
VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng
Theo số liệu cung cấp tại Hội nghị cập nhật KQKD quý II/2024 và số liệu trên BCTC bán niên, VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng dẫn đầu với tăng trưởng tín dụng ở mức cao, thực chất, bền vững ngay từ đầu năm 2024.
Ngân hàng - 10/09/2024 10:06
BaoViet Bank ưu đãi lãi vay từ 3% cho khách hàng cá nhân
BaoViet Bank triển khai chương trình ưu đãi cho khách hàng cá nhân vay vốn có tài sản bảo đảm với lãi suất từ 3% một năm, từ nay đến hết ngày 31/12.
Ngân hàng - 21/08/2024 08:00
Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi 8.165 tỷ, nợ xấu chỉ 1,59%
HDBank (Mã chứng khoán: HDB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với lợi nhuận trước thuế bán niên lên đến 8.165 tỷ đồng, tăng 48,9% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn hoạt động tiếp tục được nâng cao, khẳng định hướng đi đúng của chiến lược phát triển bền vững.
Doanh nghiệp - 30/07/2024 15:56
Tổng tài sản NCB vượt 100.000 tỷ đồng
Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của NCB tăng hơn 5% lên 495 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán tiếp tục là điểm sáng, khi ghi nhận mức lãi 122,2 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,4 lần. Trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2024 của NCB đạt 7,2 tỷ đồng.
Tài chính - 28/07/2024 16:14
Ông Nguyễn Thanh Tùng làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2023-2028 kể từ ngày 26/07.
Tài chính - 28/07/2024 15:48
- Đọc nhiều
-
1
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
2
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
3
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
-
4
Số phận nào cho 'siêu' dự án chống ngập ở TP.HCM?
-
5
Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago