Khơi thông động lực tăng trưởng mới nhìn từ thực thi 19 FTA

Nhàđầutư
Việt Nam đang tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (FTA). Việc thực thi các FTA hiệu quả, tận dụng cơ hội được cho là sẽ tạo động lực mới cho tăng trưởng, giúp Việt Nam mở rộng thị trường, cơ hội xuất nhập khẩu và đầu tư.
ĐÌNH VŨ
13, Tháng 04, 2024 | 09:13

Nhàđầutư
Việt Nam đang tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (FTA). Việc thực thi các FTA hiệu quả, tận dụng cơ hội được cho là sẽ tạo động lực mới cho tăng trưởng, giúp Việt Nam mở rộng thị trường, cơ hội xuất nhập khẩu và đầu tư.

Ngày 12/4, tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức "Diễn đàn Doanh nghiệp 2024: Khơi thông động lực tăng trưởng mới".

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương nhận định, dựa vào các số liệu cho thấy, nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 ghi nhận sự tăng trưởng tích cực so với những năm gần đây.

tu-anh

Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: DDDN

Theo đó, có hai yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam là tổng cung và tổng cầu. Xét về tổng cầu, xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ. Xuất khẩu bắt đầu có tăng trưởng dương (hàng tháng so với cùng kỳ) bắt đầu từ tháng 9/2023. 

Trong 3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu đã tăng 17% so với cùng kỳ được hỗ trợ bởi chính mặt hàng công nghiệp. Trong đó xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước tăng hơn 26,2% vượt xa tốc độ tăng của doanh nghiệp FDI là 13,9%. Đà xuất siêu vẫn được tiếp tục, quý I xuất siêu hơn 8 tỷ USD. Dự kiến năm 2024 xuất khẩu tăng trưởng khoảng 11-12%.

"Xuất khẩu thuận lợi, xuất siêu duy trì đà tăng mạnh từ năm 2023 tạo điều kiện thuận lợi cho ổn định tỷ giá, điều hành lãi suất, sản xuất công nghiệp và kỳ vọng tăng trưởng của nền kinh tế", ông Tú Anh nhấn mạnh.

Một yếu tố đáng chú ý khác là giải ngân vốn đầu tư FDI cũng có xu hướng tăng. Theo ông Tú Anh, giải ngân đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2023 giảm nhưng bắt đầu tăng nhanh trong 6 tháng cuối năm và cả năm đã tăng 3,5% so với năm 2022. 3 tháng đầu năm 2024 đạt 4,63 tỷ USD tăng 7,1% mức cao nhất trong 5 năm gần đây. Đây sẽ là một cú huých quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Đầu tư công cũng có chuyển biến tốt. Năm 2023 đầu tư công đã có đà tăng trưởng tốt hơn 19,7% tạo ra cú huých lớn cho tăng trưởng và 3 tháng đầu năm 2024 cũng cho thấy đà tăng trưởng trên 22%. Năm 2024 được kỳ vọng là năm tăng tốc giải ngân đầu tư công. 

Đánh giá bối cảnh thế giới có 1 số yếu tố thuận lợi như tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của quý I/2024; lãi suất điều hành của các Ngân hàng Trung ương (NHTW) sẽ không tăng và có nhiều khả năng giảm trong năm 2024. Giá hàng hóa cơ bản năm 2024 được dự báo giảm 3,3%, giá năng lượng giảm 3,8% so với năm 2023... "Sự sụt giảm giá đầu vào trên thị trường quốc tế là yếu tố thuận lợi cho những nước đầu vào quá trình sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu như Việt Nam", ông Tú Anh đánh giá.

Khơi thông hiệu quả các FTA

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành Hội nhập Quốc tế về Kinh tế nhận định, Việt Nam đang tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (FTA). Việc thực thi FTA đã tạo động lực, mở rộng thị trường, cơ hội thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư.

trinh-minh-anh

Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành Hội nhập Quốc tế về Kinh tế. Ảnh: DDDN

"Đánh giá khách quan từ các tổ chức quốc tế và các cơ quan trong nước, trong bối cảnh khó khăn chung của khu vực và thế giới, xuất, nhập khẩu năm 2023 có sự hỗ trợ rất lớn từ hội nhập kinh tế quốc tế, giúp Việt Nam hợp tác thương mại với nhiều quốc gia hơn và trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu", ông Trịnh Minh Anh chia sẻ.

Vị này nhấn mạnh, việc tham gia các FTA đã tạo thêm động lực và mang lại nhiều tác động tích cực cho kinh tế Việt Nam như: Thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng và đa dạng hóa; thị trường dịch vụ tài chính phát triển hơn với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài; hệ thống thể chế, chính sách cũng từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực thi cam kết trong các FTA. 

Mặc dù những cơ hội mà các FTA là rất lớn, tuy nhiên Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành Hội nhập Quốc tế về Kinh tế cho rằng, cần nhận diện được cả những rủi ro và thách thức.

Cụ thể, rủi ro thách thức lớn nhất là về năng lực cạnh tranh, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cũng như việc thực thi các cam kết trong những lĩnh vực mới chưa có trong các FTA trước đây như: Lao động, công đoàn, môi trường, thách thức về bảo đảm ổn định chính trị- xã hội, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế.

Ngoài ra, những hạn chế nội tại như sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp, thì việc chính quyền địa phương chưa nhận thúc đúng mức và chưa dành nguồn lực tương xứng đã và đang là rào cản khiến cho không ít cơ hội từ FTA bị bỏ lỡ, tạo ra thách thức trong việc triển khai và nắm bắt cơ hội.

"Việc đánh giá tác động và tình hình thực hiện FTA tại thời điểm này là thực sự cần thiết đối với cả các doanh nghiệp và nền kinh tế. Điều này cũng giúp hỗ trợ công tác thực thi trong thời gian tới được hiệu quả hơn, mang lại lợi ích lớn hơn", ông Trịnh Minh Anh khuyến nghị.

Ngoài ra, để thực thi hiệu quả FTA, ông Trịnh Minh Anh nhấn mạnh, cần chiến lược chủ động và đổi mới mạnh mẽ. Theo đó, điều quan trọng là phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ, công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử; đúng trình tự thủ tục nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh với nhà đầu tư nước ngoài và giải quyết hiệu quả các tranh chấp nếu có. Đồng thời tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế cảnh báo sớm để phòng ngừa tranh chấp.

Cùng với đó, cần có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai và thực thi các FTA đã có hiệu lực trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh.

Cuối cùng, để đạt mục tiêu thực thi hiệu quả, tận dụng được các cơ hội mà FTA mang lại, ông Trịnh Minh Anh nhấn mạnh, cần có chiến lược bài bản, tinh thần tích cực, chủ động, đổi mới mạnh mẽ cả tư duy và hành động nhằm góp phần khơi thông và thúc đẩy các động lực tăng trưởng cho giai đoạn mới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ