Hạ tầng giao thông 10 năm tới hiện đại cỡ nào?
Năm 2020 được kỳ vọng sẽ khởi đầu cho một chu kỳ mới về đầu tư hạ tầng giao thông sau khoảng thời gian dài trầm lặng. Trong khoảng 5-10 năm tới, hàng loạt dự án giao thông lớn, tầm cỡ quốc gia sẽ được triển khai xây dựng, hứa hẹn tạo ra một bức tranh hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại.

Những ngày cuối năm 2019, tại trụ sở Tổng công ty Tư vấn Thiết kế GTVT (TEDI) trong con ngõ nhỏ trên đường Tôn Đức Thắng (Hà Nội), không khí làm việc khẩn trương khác hẳn trước đây.
Ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc TEDI hồ hởi: "Khó khăn sắp qua rồi. Giờ là lúc công tác chuẩn bị đầu tư nhiều dự án lớn chuẩn bị kết thúc, anh em giao thông tới đây sẽ có rất nhiều việc để làm".

Theo ông Sơn, bức tranh đầu tư hạ tầng giao thông trong 3 năm trở lại đây rất u ám, thể hiện rõ qua nguồn công ăn việc làm của các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây lắp, chủ đầu tư đều giảm sút lớn từ 2016 đến nay.
Có chăng một số nhà thầu tìm được nguồn việc làm từ một số dự án đầu tư theo hình thức BOT nhưng khối lượng không đáng kể.
Ví chu kỳ phát triển hạ tầng giao thông giống như một sơ đồ hình sin, ông Sơn cho rằng, giai đoạn 2016 - 2019 là lúc sơ đồ đi xuống và năm 2019 là thời điểm chạm đến cực tiểu của hình sin. Theo quy luật, sau khi chạm đáy là thời điểm bắt đầu đi lên của một chu kỳ mới.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông (thứ hai, từ trái sang) khảo sát hiện trường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
"Từ năm 2020, hơn 650km thuộc 11 dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam bắt đầu đưa vào thi công, cùng với 14 dự án giao thông quan trọng, cấp bách sử dụng vốn 15.000 tỷ đồng ngân sách Nhà nước cũng đồng loạt khởi công và nhiều dự án nâng cấp nhà ga, sân bay, bến cảng… được triển khai đầu tư xây dựng trong thời gian tới sẽ đem lại khối lượng công việc rất lớn cho các nhà thầu giao thông, tạo ra một chu kỳ mới đầy hứa hẹn", ông Sơn nói.
Khó khăn về nguồn việc trong giai đoạn vừa qua không chỉ đến với các nhà thầu, mà cả các Ban Quản lý dự án (PMU) giao thông cũng chịu tác động rất lớn, nhiều PMU rơi vào cảnh ăn đong, nợ lương triền miên.
Bởi đặc thù của nghề quản lý dự án là khi có dự án thì có tiền, khi hết dự án là hết tiền.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật (thứ hai, từ trái sang) kiểm tra cầu Vàm Cống trước khi khánh thành tháng 5/2019.
Ông Phạm Hồng Sơn, Nguyên Giám đốc Ban QLDA2 chia sẻ, giai đoạn 2016 - 2019, đơn vị không có dự án mới để triển khai, nguồn thu cực kỳ khó khăn, PMU2 đã phải đi vay đối tác để trả lương cán bộ, nhân viên và duy trì bộ máy hoạt động.
"Chúng tôi cố gắng động viên mọi người đoàn kết vượt qua giai đoạn khó khăn này", ông Sơn chia sẻ.
Ông Phạm Hồng Sơn cho rằng, giai đoạn khó khăn nhất sắp ở lại phía sau, mở đường cho một chu kỳ với xán lạn hơn với các đơn vị trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông.
Đặc biệt trong 5-10 năm tới, rất nhiều dự án mới quy mô lớn đã được Bộ GTVT giao các đơn vị lên kế hoạch chuẩn bị đầu tư, hứa hẹn tạo ra một hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ trong cả nước theo hướng, đồng bộ, hiện đại.


Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn.
Thông tin toàn cảnh về “bức tranh” đầu tư hạ tầng giao thông trong 5 năm tới, đại diện Vụ KH&ĐT, Bộ GTVT cho biết, Bộ sẽ tập trung đầu tư hoàn thành toàn tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Đồng thời, triển khai đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc quan trọng khác trong mạng lưới cao tốc, đặc biệt là các tuyến vành đai, kết nối với trung tâm kinh tế lớn như: Hà Nội và TP HCM.
Giai đoạn 2021-2025, ngành GTVT dự kiến triển khai đầu tư khoảng 2.915km đường bộ cao tốc.
Dự kiến, đến năm 2025 sẽ có khoảng 4.927km đường bộ cao tốc được triển khai đầu tư, đưa vào khai thác.
Ngoài hệ thống đường cao tốc, ngành GTVT sẽ tiến hành cải tạo, nâng cấp khoảng 3.267km các tuyến quốc lộ trọng yếu đáp ứng nhu cầu vận tải.
Đối với lĩnh vực hàng không, trong 5 năm tới, Bộ GTVT sẽ hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 dự án CHK quốc tế Long Thành.

CHK quốc tế Long Thành được thiết kế theo mô hình hoa sen cách điệu.
Dự kiến đầu tư nâng cấp các cảng hàng không khác theo quy hoạch và nhu cầu vận tải như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Phú Quốc, Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Điện Biên, Cần Thơ, Đồng Hới, Pleiku, Liên Khương, Phù Cát, Tuy Hòa, Buôn Mê Thuột, Côn Đảo.
Ở lĩnh vực đường sắt, Bộ GTVT sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp và khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với các hạ tầng lớn, các tuyến mới, hiện đại...
Trong đó, tập trung ưu tiên triển khai các dự án: Cải tạo các điểm nghẽn và nâng cấp các cầu, cải tạo bình diện để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có nhất là các tuyến: Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai; Hoàn thành và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị đang triển khai tại TP Hà Nội và TP HCM...
Trong lĩnh vực đường thủy nội địa, Bộ GTVT sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp các hành lang vận tải quan trọng, trong đó nâng cấp một số cầu có kích thước khoang thông thuyền không đảm bảo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật, cùng hệ thống kết nối và hạ tầng kỹ thuật khác đảm bảo đồng bộ phục vụ phát triển vận tải container, hàng hoá chuyên dụng, khối lượng lớn trên đường thuỷ nội địa...


Trong thời gian tới, ngành GTVT cần tập trung nguồn lực đầu tư các công trình giao thông trọng điểm, nhất là hoàn thành nối thông các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Đồng thời, tập trung triển khai thi công để hoàn thành giai đoạn 1 dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào năm 2025 và chuẩn bị đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đầu tư các tuyến cao tốc có tính liên kết vùng ở khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; ở phía Bắc cần tập trung đầu tư để thông tuyến hành lang ven biển; Đầu tư tuyến đường cao tốc kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, kéo dài tuyến cao tốc Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên...
Ngoài ra, tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cần ưu tiên đầu tư hoàn thành các tuyến đường Vành đai 3 (TP Hồ Chí Minh), Vành đai 4 (TP Hà Nội) và tập trung hoàn thành một số tuyến đường sắt đô thị để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại hai thành phố này.

Cao tốc Bắc - Nam.

Trong 5 - 10 năm tới, ngành GTVT cần phải có định hướng đầu tư rõ ràng, bằng thực tiễn mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Đầu tiên, là phải cân đối đầu tư hợp lý giữa các loại hình giao thông, nhất là giữa đường bộ với đường sắt.
Thời gian qua, ngành đường bộ phát triển quá mạnh, quá nhanh và chiếm đến 70 -80% tổng nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông. Trong khi, hệ thống đường sắt gần như bị bỏ quên.
Nguồn lực chúng ta còn thiếu, nhưng không thể để ngành đường sắt lạc hậu và yếu kém suốt mấy chục năm qua. Trong bối cảnh nguồn lực có hạn, chúng ta nên làm theo từng đoạn, cuốn chiếu để từng bước hiện đại hóa ngành đường sắt, sau đó, mới tính đến chuyện đầu tư dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Về tổng thể, trong 10 năm tới, ngành GTVT cần ưu tiên đầu tư cho đường sắt, đồng thời, sớm hoàn thành mở rộng hai sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, kết hợp đẩy mạnh hệ thống logistics.
(Theo Báo Giao thông)
- Cùng chuyên mục
Hateco được giao 4.500 m2 đất tại quận Long Biên
TP. Hà Nội giao cho CTCP Hateco Long Biên sử dụng 4.500 m2 đất tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên với mục đích sử dụng đất là thương mại dịch vụ.
Sự kiện - 29/03/2025 10:50
[Café Cuối tuần] Không còn phân biệt 'con đẻ - con nuôi': Cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân!
Không phải ngẫu nhiên mà từ Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính gần đây liên tục có những phát biểu và hành động cổ vũ, động viên các công ty tư nhân tham gia sâu hơn vào nền kinh tế quốc gia.
Sự kiện - 29/03/2025 10:19
Đưa thương mại song phương Việt Nam - Brazil lên 15 tỷ USD vào năm 2030
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, chiều 28/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Sự kiện - 29/03/2025 09:12
Hoàn thiện thể chế hiện thực hóa nguyên tắc 'lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ' trong lĩnh vực đầu tư
Hội thảo quốc tế "Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tại Quảng Ninh.
Sự kiện - 28/03/2025 19:47
Hà Nội phấn đấu là thành phố uy tín, có sức cạnh tranh cao
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Hà Nội đang phấn đấu trở thành thành phố có năng lực, uy tín, có sức cạnh tranh cao, từ đó tiến tới là thành phố kết nối toàn cầu.
Sự kiện - 28/03/2025 17:02
Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo Chính phủ Brazil quyết định gia nhập nhóm hơn 70 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Sự kiện - 28/03/2025 13:42
Chủ tịch Skoda: Việt Nam có rất nhiều lợi thế để tập đoàn hợp tác, đầu tư
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để Tập đoàn Skoda Auto hợp tác, đầu tư, như hệ thống cảng biển, logistics, nguồn nhân lực dồi dào với tay nghề cao.
Sự kiện - 28/03/2025 07:05
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Sự kiện - 27/03/2025 07:29
Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.
Sự kiện - 26/03/2025 21:28
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Sự kiện - 26/03/2025 14:20
Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới
Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp
Sự kiện - 26/03/2025 11:58
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 25/03/2025 14:18
Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.
Sự kiện - 25/03/2025 13:42
Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc
Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Sự kiện - 25/03/2025 13:41
- Đọc nhiều
-
1
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
2
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
3
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
4
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
-
5
Số phận nào cho 'siêu' dự án chống ngập ở TP.HCM?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago