Hà Nội: Yêu cầu các cửa hàng trái cây nội thành phải có đăng ký kinh doanh

Nhàđầutư
Hà Nội đang triển khai Đề án "Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của TP. Hà Nội". Theo đó, mục tiêu đề ra là trong năm 2017 đạt 60% và hết năm 2018 đạt 100% cửa hàng bán trái cây tại quận nội thành có đăng ký kinh doanh.
HÀ MY
11, Tháng 11, 2017 | 08:07

Nhàđầutư
Hà Nội đang triển khai Đề án "Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của TP. Hà Nội". Theo đó, mục tiêu đề ra là trong năm 2017 đạt 60% và hết năm 2018 đạt 100% cửa hàng bán trái cây tại quận nội thành có đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, các cửa hàng phải có biển hiệu nhận diện và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ kinh doanh, bảo quản trái cây bảo đảm chất lượng... Đồng thời, tiến tới xây dựng hệ thống máy thu ngân, thanh toán nối mạng, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hoạt động kinh doanh chuỗi thực phẩm an toàn trên toàn thành phố.

hoa qua

Đề án này sẽ giúp người dân được sử dụng trái cây sạch tại 9 quận nội thành Hà Nội.

Sở Công Thương đã gửi văn bản tới Sở NN&PTNT, Sở TT&TT để công khai thông tin cơ sở trồng cây ăn quả; danh sách các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức 4 tổ công tác thường xuyên hướng dẫn, phối hợp, nắm bắt sát sao tình hình thực hiện, các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Đề án tại các quận.

Sở Công Thương cũng phối hợp với UBND các quận tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn triển khai Đề án trái cây cho các đối tượng: cán bộ quản lý ATTP, các cơ sở kinh doanh trái. Đến nay, đã tổ chức 9 Hội nghị tại 9 quận: Long Biên, Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm.

Hội nghị đã phổ biến nội dung, mục tiêu, yêu cầu của Đề án trái cây; đồng thời, hướng dẫn các thủ tục pháp lý, điều kiện trong quá trình kinh doanh trái cây: cấp GCN đăng ký kinh doanh, cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP, cấp giấy xác nhận cam kết bảo đảm ATTP, cấp GCN đủ điều kiện ATTP, hướng dẫn cấp logo nhận diện Đề án, hướng dẫn truy xuất nguồn gốc đối với trái cây.

Hội nghị cũng đã giải đáp thắc mắc của cán bộ quản lý ATTP cũng như các cơ sở kinh doanh trái cây trong quá trình triển khai Đề án. Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng đã xây dựng nội dung bài tuyên truyền gửi các quận và thường xuyên phối hợp cung cấp thông tin đến các báo, đài của Thành phố, Cổng giao tiếp điện tử Thành phố để đăng tải các bài tuyên truyền về Đề án trái cây; tổ chức Hội nghị giao ban báo chí Trung ương và Hà Nội về việc triển khai Đề án...

Theo báo cáo mới nhất của UBND 12 quận, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn 12 quận nội thành Hà Nội có tổng số 1.036 cửa hàng kinh doanh trái cây, trong đó, chia theo loại hình kinh doanh: có 504 cửa hàng chuyên doanh trái cây, 532 cửa hàng kinh doanh thực phẩm tổng hợp trong đó có trái cây; chia theo hình thức kinh doanh: có 699 hộ kinh doanh, 337 doanh nghiệp.

Qua kiểm tra cho thấy, tỷ lệ thực hiện khám sức khỏe theo quy định đạt 67,6%; tỷ lệ xác nhận kiến thức về ATTP đạt 61,7%; tỷ lệ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc cam kết bảo đảm ATTP đạt 50,3%.

Về trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh: 691/1036 cửa hàng có trang thiết bị bảo quản trái cây; 482/1.036 cửa hàng có trang thiết bị giám sát chất lượng trái cây; 875/966 cửa hàng có quầy, kệ trưng bày trái cây; 534/1036 cửa hàng có trang thiết bị vận chuyển trái cây; 876/1.036 cửa hàng có thiết bị vệ sinh cơ sở. Về nguồn gốc, xuất xứ trái cây: 623/1.036 cửa hàng có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc trái cây; 413/1.036 cửa hàng có tem truy xuất nguồn gốc trái cây.

Về việc cấp biển nhận diện (logo) cho các cửa hàng đáp ứng được các yêu cầu của Đề án: Trên cơ sở mầu logo đã được UBND Thành phố phê duyệt, hiện, Sở Công Thương đang thực hiện in ấn để chuẩn bị gửi các quận tổ chức cấp phát cho các cửa hàng đáp ứng được các yêu cầu của Đề án.

Qua quá trình điều tra, khảo sát nắm bắt thực trạng của các cửa hàng kinh doanh trái cây, các quận đã thực hiện việc hướng dẫn các cửa hàng hoàn thiện các điều kiện, thủ tục theo quy định. Một số quận đã dự kiến tố chức cấp logo các cửa hàng đáp ứng được các yêu của Đề án trong tháng 11 như: quận Long Biên dự kiến cấp cho 4-5 cửa hàng, quận Hai Bà Trưng dự kiến cấp cho 10-20 cửa hàng, quận Cầu Giấy dự kiến cấp cho 20 của hàng, quận Hoàng Mai dự kiến cấp cho 59 cửa hàng thuộc chuỗi cửa hàng tiện lợi Vinmart+ trên địa bàn quận...

Qua báo cáo của UBND các quận cho thấy một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án như: Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ATTP ở cấp quận, cấp phường còn thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi, yếu về kiến thức chuyên môn nên khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Đề án; Các hộ kinh doanh trái cây khó khăn về kinh phí để mua sắm trang thiết bị, dụng cụ bảo quản, kinh doanh trái cây.

Để thực hiện Đề án trái cây bảo đảm chất lượng, tiến độ, Sở Công Thương sẽ chủ động và phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND 12 quận tiếp tục tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn triển khai Đề án trái cây cho cán bộ quản lý và các cửa hàng kinh doanh trái cây tại 3 quận nội thành còn lại. Tiếp tục thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, vận động thực hiện Đề án từ cấp Thành phố đến cấp cơ sở:

Tập trung đẩy nhanh công tác cấp các loại giấy tờ về ATTP cho các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp (cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc cam kết bảo đảm ATTP).

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Năm trật tự văn minh đô thị, tuyên truyền để hộ kinh doanh không kinh doanh trái cây ở lòng đường, vỉa hè, kinh doanh không đúng nơi quy định. Tiếp tục nắm bắt các khó khăn vướng mắc của các hộ kinh doanh trái cây để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.

UBND các quận rà soát lại quỹ đất, nhất là các chợ dân sinh còn chưa lấp đầy các hộ kinh doanh để hướng dẫn các hộ kinh doanh hàng rong có địa điểm kinh doanh đúng nơi quy định, đảm bảo ATTP. Phối hợp với Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, Trung tâm xúc tiến thương mại... các tỉnh, thành phố kết nối các sản phẩm trái cây an toàn cung ứng cho các hộ kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố dưới nhiều hình thức.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ