Góp vốn ngân hàng: vào dễ ra khó
Mặc dù cổ phiếu ngân hàng đang 'làm mưa làm gió' trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng việc thoái vốn khỏi các ngân hàng của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước không hề dễ dàng. Vì sao?

Hồi giữa năm ngoái, cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NVB-Hnx) bỗng dưng “nổi sóng”, biến động từ quanh 4.500 đồng lên hơn 10.000 đồng/cổ phiếu, trong khi cổ phiếu các ngân hàng khác vẫn còn đang “lặng như tờ”. Rồi cũng nhanh như khi lên, NVB rơi về vùng 7.000 đồng/cổ phiếu và dừng chân ở đó cho tới tận đầu tháng 3-2018 mới quay về mức sát 10.000 đồng lần nữa. Với lợi nhuận sau thuế năm ngoái chưa đầy 22 tỉ đồng, NVB dường như đang là cổ phiếu ngân hàng niêm yết đắt nhất sàn với P/E hơn 130 lần.
Trong số cổ đông mừng khấp khởi với sự lên giá của NVB có tập đoàn Dệt - May (Vinatex) hiện đang còn nắm giữ 6,9 triệu cổ phiếu ngân hàng này. Cả thập niên qua, Vinatex đã nhiều lần tìm cách thoái vốn tại NVB mà chưa được vì giá cổ phiếu chưa đến điểm hòa vốn. Nhà nước vẫn còn đang sở hữu 53,49% cổ phần Vinatex nên việc thoái vốn của tập đoàn phải đảm bảo được nguyên tắc bảo toàn vốn đầu tư, không được để thua lỗ.
Không được phép lỗ
Trong trào lưu đầu tư ngoài ngành phát sinh từ những năm 2006-2008 của doanh nghiệp nhà nước, mà chủ yếu là góp vốn vào ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, nhiều khoản đầu tư để lại hệ lụy cho đến tận bây giờ. Vụ xét xử sơ thẩm ông Đinh La Thăng và một số quan chức Tập đoàn Dầu khí (PVN) liên quan đến việc đầu tư 800 tỉ đồng, tương đương 20% vốn của Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) đã chỉ ra điều đó.
Khi góp vốn vào ngân hàng, chắc chắn ông Thăng cùng lãnh đạo PVN những năm tháng trước và một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước không thể hình dung việc thoái vốn lại phức tạp đến vậy.
Ngày 22-3-2018, ông Thăng tự bào chữa tại tòa rằng từ năm 2012 PVN đã xây dựng lộ trình thoái vốn khỏi OceanBank, được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho thoái trong giai đoạn 2013-2014. OceanBank cũng đồng ý và bấy giờ có hai đối tác muốn mua lại phần góp vốn của PVN. Một đối tác Singapore muốn mua 15% vốn góp, đối tác Việt Nam muốn mua 5%. Tuy nhiên việc thoái vốn đã không thành vì sau đấy Chính phủ không chấp thuận cho thoái nữa.
Đầu tư vào ngân hàng đã hút của các tập đoàn, tổng công ty lượng vốn không hề nhỏ và khi chứng khoán lao dốc thảm hại, ai ai cũng nhìn ra mức lỗ của các khoản góp vốn (nếu thanh lý), nhưng thoái vốn không phải cứ muốn là thực hiện được. Theo thống kê của Bộ Tài chính, đến cuối năm 2010 tổng vốn đầu tư vào riêng ngân hàng của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 10.128 tỉ đồng. Đến cuối năm 2015, tức năm năm sau, con số trên lên 11.000 tỉ đồng, nghĩa là có một số cổ đông nhà nước đã góp thêm tiền trong các đợt ngân hàng tăng vốn.
Năm 2012 cũng là năm Chính phủ chỉ đạo việc thoái vốn ngoài ngành với mục tiêu tiến hành trong ba năm, đến năm 2015 phải xong, và không có ngoại lệ. Các tập đoàn, tổng công ty phải xây dựng đề án tái cơ cấu, trong đó nêu rõ việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Đề án tái cơ cấu được Chính phủ và các cơ quan chủ quản phê duyệt, sau đó các tập đoàn, tổng công ty thực hiện theo đề án.
Nguyên tắc là vậy, nhưng các lần thoái vốn cụ thể khỏi ngân hàng đều phải có sự đồng thuận của cơ quan chủ quản, của Ngân hàng Nhà nước. Việc thoái vốn có thể tiến hành qua đấu giá công khai hoặc qua thỏa thuận với điều kiện tiên quyết giá thoái không được thấp hơn giá vốn đầu tư.
Ai chịu trách nhiệm cho sự “cầm lòng không đặng”?
Suốt sáu năm từ 2010-2016, việc thoái vốn ngân hàng diễn ra rất chậm chạp và hầu như các lần bán đấu giá của cổ đông nhà nước đều không thành công do không tìm được người mua bằng với giá vốn đầu tư. Giá cổ phiếu ngân hàng cổ phần cả niêm yết và trên thị trường OTC thời gian đó thấp, thoái giá cao không ai mua, thoái theo giá thị trường lỗ ai chịu trách nhiệm? Thoái vốn vì thế ách tắc.
Câu chuyện trách nhiệm mang tính bản lề của thoái vốn. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26-11-2014 và Nghị định 91/2015 hướng dẫn thực hiện luật đã cấm doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành. Đấy là về sau này, còn những năm ngay trước và sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cầm lòng không đặng trước “cơn sốt” hừng hực của chứng khoán mà cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm.
Sự “cầm lòng không đặng” ấy đáng ra phải được trả giá bằng trách nhiệm cá nhân đi kèm các hình thức chế tài. Thực ra đến hết năm 2015, vốn góp vào ngân hàng không những không giảm, mà còn tăng lên về số tuyệt đối, nhưng không có trường hợp người đứng đầu tập đoàn, tổng công ty nhà nước nào bị cách chức hay cho nghỉ việc cả. Hầu hết các đơn vị góp vốn ngân hàng đều lập luận như nhau: không thể thoái vì không có người mua bằng giá vốn đầu tư. Cho đến nay, thị trường cũng không ghi nhận lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty nào tự đứng ra nhận trách nhiệm vì khoản đầu tư thua lỗ.
Nói thua lỗ là đã thanh lý khoản đầu tư, chứ còn trên báo cáo tài chính của các tập đoàn, tổng công ty, vốn góp vào ngân hàng vẫn được ghi nhận trong mục đầu tư dài hạn với giá trị sổ sách là giá vốn đầu tư ban đầu. Một số đơn vị đã trích lập dự phòng rủi ro với một tỷ lệ nhất định, nhưng nhiều đơn vị không trích.
Ai nói được gì?
Từ giữa năm ngoái chứng khoán khởi sắc, thoái vốn ngân hàng bắt đầu nhúc nhích thực hiện được. Eximbank bán xong gần 9% vốn của Sacombank qua sàn (Eximbank không phải quốc doanh). Ngân hàng nửa quốc doanh Vietcombank thoái thành công vốn khỏi SaigonBank và một phần lớn vốn góp vào Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Vietcombank chuẩn bị bán tiếp phần góp vốn còn lại tại OCB vào ngày 17-4-2018 qua đấu giá. Chưa thấy Vietcombank đề cập khi nào thoái vốn khỏi Eximbank và Ngân hàng TMCP Quân đội.
Mới đây MobiFone bán xong 33,4 triệu cổ phần của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank) thu về 333 tỉ đồng. Vẫn có những ngân hàng mà cổ đông nhà nước thoái vốn mãi chẳng được như Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank). VNPT đã đăng ký đấu giá mấy lần 71 triệu cổ phần của Maritime Bank, song lần nào cũng ế vì không ai tham gia.
Gần nhất phiên đấu giá ngày 28-3-2018 hơn 2,4 triệu cổ phần của Maritime Bank của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cũng bị hủy với lý do tương tự. Những lần trước giá khởi điểm đấu giá Maritime Bank của VNPT chưa tới 10.000 đồng/cổ phiếu, lần sau lại tăng lên 11.900 đồng/cổ phiếu. SCIC thậm chí nâng giá khởi điểm Maritime Bank lên 12.400 đồng/cổ phiếu. Có lý do ở đây.
Mặt bằng cổ phiếu ngân hàng hiện đã tăng so với năm ngoái. Để giá khởi điểm thấp, nếu có thoái được, lỡ bị dư luận nhận định là làm thất thoát tài sản nhà nước thì biết ăn nói làm sao? Cho nên mỗi lần đấu giá là một lần nâng giá khởi điểm. Không thoái được, cổ phần còn đó, ai nói được gì?
(Theo Thesaigontime)
- Cùng chuyên mục
Những thách thức của ngành ngân hàng năm 2025
Trước những thay đổi trong môi trường tài chính và sự chuyển mình về công nghệ, các tổ chức tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng sẽ phải điều chỉnh chiến lược của mình để giữ vững sự phát triển bền vững.
Ngân hàng - 04/02/2025 07:24
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ghi nhận sự phát triển ổn định và chiến lược kinh doanh linh hoạt, hiệu quả.
Ngân hàng - 21/01/2025 18:01
BAOVIET Bank ưu đãi mừng sinh nhật 16 tuổi
Nhân kỷ niệm 16 năm thành lập (14/1/2009 – 14/1/2025), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) triển khai chuỗi chương trình “Sinh nhật linh đình - Ngàn quà siêu đỉnh” nhằm tri ân khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng ngân hàng trong thời gian qua.
Ngân hàng - 02/01/2025 14:52
Dư nợ tín dụng tại Quảng Ninh đạt 196.000 tỷ đồng
Tính đến nay, dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt 196.000 tỷ đồng, dự kiến dư nợ tín dụng của các ngân hàng đến hết tháng 12/2024 đạt 199.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra.
Ngân hàng - 27/11/2024 10:08
Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm
Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:48
Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG
Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:36
BAOVIET Bank ưu đãi doanh nghiệp vay mua ô tô lãi suất chỉ từ 5,99%/năm
Nhằm tri ân khách hàng hướng đến kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Bảo Việt, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) triển khai chương trình “Combo ôtô alo Bảo Việt” dành cho KHDN vay mua xe ô tô +++ năm 2024.
Ngân hàng - 29/10/2024 09:00
BAOVIET Bank: Phát triển ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024
Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2024, thể hiện sự phát triển ổn định và chiến lược kinh doanh linh hoạt, thận trọng.
Ngân hàng - 22/10/2024 19:50
Techcombank công bố lợi nhuận Quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%.
Ngân hàng - 21/10/2024 18:36
Khoảng 100.000 tỷ đồng tín dụng bị ảnh hưởng do bão số 3
Doanh nghiệp, người dân là khách hàng của các tổ chức tín dụng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, không đáp ứng các điều kiện vay…. Thống kê cho thấy, dư nợ của TCTD bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở là khoảng 100.000 tỷ đồng.
Ngân hàng - 21/09/2024 07:00
BAOVIET Bank ủng hộ 1,28 tỷ đồng cho người dân bị thiệt hại từ cơn bão số 3 (Yagi)
Phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái cùng chung tay giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (Yagi), BAOVIET Bank đã ủng hộ 1,28 tỷ đồng nhằm giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng - 17/09/2024 16:53
VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng
Theo số liệu cung cấp tại Hội nghị cập nhật KQKD quý II/2024 và số liệu trên BCTC bán niên, VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng dẫn đầu với tăng trưởng tín dụng ở mức cao, thực chất, bền vững ngay từ đầu năm 2024.
Ngân hàng - 10/09/2024 10:06
BaoViet Bank ưu đãi lãi vay từ 3% cho khách hàng cá nhân
BaoViet Bank triển khai chương trình ưu đãi cho khách hàng cá nhân vay vốn có tài sản bảo đảm với lãi suất từ 3% một năm, từ nay đến hết ngày 31/12.
Ngân hàng - 21/08/2024 08:00
Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi 8.165 tỷ, nợ xấu chỉ 1,59%
HDBank (Mã chứng khoán: HDB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với lợi nhuận trước thuế bán niên lên đến 8.165 tỷ đồng, tăng 48,9% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn hoạt động tiếp tục được nâng cao, khẳng định hướng đi đúng của chiến lược phát triển bền vững.
Doanh nghiệp - 30/07/2024 15:56
Tổng tài sản NCB vượt 100.000 tỷ đồng
Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của NCB tăng hơn 5% lên 495 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán tiếp tục là điểm sáng, khi ghi nhận mức lãi 122,2 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,4 lần. Trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2024 của NCB đạt 7,2 tỷ đồng.
Tài chính - 28/07/2024 16:14
Ông Nguyễn Thanh Tùng làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2023-2028 kể từ ngày 26/07.
Tài chính - 28/07/2024 15:48
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 6 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago