Giữa muôn vàn khó khăn, BOT Cầu Thái Hà sẽ niêm yết lên UpCom

Nhàđầutư
Đây cũng là tân binh đầu tiên chào sàn chứng khoán Việt Nam trong tuần giao dịch 11/2 – 15/2.
HÓA KHOA
10, Tháng 02, 2019 | 07:16

Nhàđầutư
Đây cũng là tân binh đầu tiên chào sàn chứng khoán Việt Nam trong tuần giao dịch 11/2 – 15/2.

nhadautu - BOT Cau Thai Ha

Giữa muôn vàn khó khăn, BOT Cầu Thái Hà sẽ niêm yết lên UpCom

Tính đến thời điểm hiện tại, dữ liệu trên 3 sàn ghi nhận chỉ có Công ty CP BOT Cầu Thái Hà (mã BOT) sẽ niêm yết trên sàn UpCom vào thứ năm 14/2/2019 với mã BOT trong tuần giao dịch đầu tiên của năm Kỷ Hợi (11/2-15/2).

Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của mã này là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Với khối lượng niêm yết là 40 triệu cổ phiếu, BOT dự kiến sẽ có mức vốn hóa là 400 triệu đồng (Tính theo giá tham chiếu).

Tìm hiểu khái quát về BOT, đây là công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh đăng ký lần đầu vào ngày 16/10/2014, ngành nghề kinh doanh của họ là xây dựng công trình đường sắt và đường bộ; xây dựng nhà các loại; xây dựng công trình công ích;…

Người đại diện theo pháp luật là ông Ngô Tiến Cương, ông cũng là Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp.

BCTC năm 2017 và 2018 (đã kiểm toán) của họ không ghi nhận doanh thu, lợi nhuận. BOT giải thích, từ thời điểm công ty thành lập (2014) đến nay đang trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án BOT Cầu Thái Hà (dự án chính của đơn vị) và vận hành thử nghiệm, do đó các khoản mục doanh thu, toàn bộ các chi phí quản lý, chi phí xây dựng, triển khai và các chi phí liên quan khác chưa được BOT ghi nhận vào chi phí hoạt động, mà quyết toán đưa vào tổng mức đầu tư của dự án.

Tuy vậy, doanh nghiệp vẫn “sống” nhờ dòng tiền từ cổ đông lớn.  

Cụ thể, năm 2018 ghi nhận BOT thu về 126,1 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu. Trong khi đó, năm 2017, nguồn tiền “nuôi sống” doanh nghiệp chủ yếu đến từ tiền vay ngắn hạn, dài hạn 176,5 tỷ đồng. Nhờ thế, tiền trong kỳ của BOT tăng 1,1 tỷ đồng; nhưng đến cuối năm 2018, tiền từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp từ chủ sở hữu (126,1 tỷ đồng) không “cân” nổi dòng tiền đầu tư (-111,4 tỷ đồng) và tiền chi trả nợ gốc vay (48,2 tỷ đồng), do đó công ty ghi nhận tiền trong kỳ -1,6 tỷ đồng còn hơn 66,5 triệu đồng. 

Đi sâu vào cụ thể, BOT trong kỳ 2017 – 2018 đã phát hành 12.616.900 cổ phiếu qua đó nâng tổng số cổ phiếu lưu hành từ 27.383.100 cổ phiếu lên 40.000.000 cổ phiếu.  

Vậy “mạnh thường quân” của BOT là những ai? Tìm hiểu cho thấy, cơ cấu cổ đông BOT tính trong thời điểm niên độ tài chính 2017 – 2018 là Công ty TNHH Tiến Đại Phát (59,48%); bà Nguyễn Thị Lan Hương (22,8125%); ông Ngô Tiến Cường (17,4125%) và các cổ đông khác nắm 0,3%.

Trong đó, người đại diện theo pháp luật Công ty TNHH Tiến Đại Phát – cổ đông lớn nhất BOT, là ông Ngô Tiến Cương – Chủ tịch HĐQT BOT.

“Dòng tiền” từ cổ đông này phần nào liên hệ chặt chẽ tới BOT. Cụ thể, BOT phải thu Công ty TNHH Tiến Đại Phát – XL03 2,6 tỷ đồng; ngoài ra, họ đang vay ngắn hạn cổ đông lớn này hơn 31,867 tỷ đồng. Được biết, số tiền vay tối đa của BOT với Tiến Đại Phát là 70 tỷ đồng, số tiền vay cụ thể từng lần theo đề nghị, lãi suất 0%, mục đích chủ yếu để trả nợ lãi vay và một phần nợ gốc vay cho ngân hàng.

Niêm yết giữa muôn vàn khó khăn

BOT giới thiệu Dự án BOT Xây dựng cầu Thái Hà vượt Sông Hồng là một trong các dự án chính của họ. Được biết, đầu tư vào dự án này còn có các đơn vị như Công ty CP Tư vấn và xây dựng Phú Xuân, Công ty CP Đầu tư và Xuất nhập khẩu Bình Minh.

Đây là một trong các dự án trọng điểm của BOT, tuy vậy họ mới chỉ được Bộ GTVT chấp thuận cho thu phí sử dụng đường bộ tại đây từ thời điểm 0h00 ngày 10/1/2019, do đó doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu từ năm 2019.

Thực tế, dự án này đã được thông xe kỹ thuật từ tháng 11/2016 sau hơn 2 năm thi công. Tuy vậy từ tháng 1/2017 đến nay, họ phải liên tục xin Bộ GTVT chưa tiến hành thu phí và báo cáo Thủ tướng Chính Phủ do doanh thu thu phí không đạt so với phương án tài chính. Phải đến cuối năm 2018, khi hai tuyến cao tốc Hà Nội – Hải phòng và tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình hoàn thành, đơn vị mới đủ điều kiện tổ chức triển khai thu phí để hoàn vốn.

Báo cáo tài chính 2018 ghi nhận tổng mức chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn (tính tới 31/12/2018) tại BOT Cầu Thái Hà là hơn 1.381 tỷ đồng. Vốn vay dài hạn từ ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam là 1.038,4 tỷ đồng. Thời gian thu phí dự kiến 16 năm 7 tháng.

Ấy vậy mà, niềm vui ngắn nhưng chẳng tày gang, khi công ty chưa thu phí nổi nửa ngày, UBND tỉnh Thái Bình đã có yêu cầu về việc tạm dừng thu phí cầu Thái Hà do Dự án BT Tuyến đường bộ nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình chưa được nghiệm thu bàn giao.

Công ty cổ phần BOT Cầu Thái Hà khẳng định với báo giới đã cho rằng điều này không phù hợp với quy định, gây khó khăn, làm phá vỡ phương án tài chính của Dự án BOT.

Thay máu loạt cổ đông mới khi chào sàn

Trước thời điểm chào sàn chứng khoán, cơ cấu cổ đông của BOT có sự thay đổi với sự xuất hiện của 2 cổ đông mới là Công ty CP CNC Capital Việt Nam (19%) và Công ty CP PIV (9,88%); cổ đông hiện hữu bà Nguyễn Thị Lan Hương giảm tỷ lệ sở hữu từ 22,8125% còn 6,81%; trong khi đó cổ đông Ngô Tiến Cường đã thoái hết vốn khỏi doanh nghiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ