‘Nhỏ nhưng có võ’: Mối đe dọa từ công ty chứng khoán ‘bé hạt tiêu’

Nhàđầutư
Các công ty chứng khoán “bé hạt tiêu” với những bước đi đúng đắn đang từ chỗ vật lộn trong khó khăn nay dần trở thành “mối đe dọa” với các “ông lớn”. “Nhỏ nhưng có võ” – càng trong cơn bĩ cực, càng cần sự tái cấu trúc, đổi mới để tồn tại, phát triển và đón chờ thời vận.
HUY NGỌC
08, Tháng 02, 2019 | 06:00

Nhàđầutư
Các công ty chứng khoán “bé hạt tiêu” với những bước đi đúng đắn đang từ chỗ vật lộn trong khó khăn nay dần trở thành “mối đe dọa” với các “ông lớn”. “Nhỏ nhưng có võ” – càng trong cơn bĩ cực, càng cần sự tái cấu trúc, đổi mới để tồn tại, phát triển và đón chờ thời vận.

nhadautu - CTCK nho

Công ty chứng khoán ‘hạt tiêu’: Nhỏ nhưng có võ!

“Đất chật, người đông” – công ty chứng khoán “nhỏ” càng khó “làm ăn”

Sàn HOSE, HNX và UpCom tính đến thời điểm hiện tại đều ghi nhận có 72 đơn vị thành viên công ty chứng khoán. Tuy vậy, nếu xét về mức độ phủ sóng, nhà đầu tư thường chỉ nhớ đến một vài cái tên nổi bật, đơn cử như Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (mã SSI), Công ty CP Chứng khoán MBB (mã MBS), Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT, Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) và vài cái tên khác nằm trong top 10 thị phần môi giới.

Với kết quả kinh doanh, tỷ lệ an toàn tài chính tốt, cùng với “đội ngũ” môi giới, phân tích chuyên nghiệp và đông đảo, không ngạc nhiên khi các công ty chứng khoán trên đều là các cái tên “hot” được đông đảo giới đầu tư biết đến.

Trong riêng năm 2018, HOSE ghi nhận top 10 thị phần đã chiếm đến 70,47% thị phần thị trường; trong khi đó, top 10 thị phần của HNX và UpCom chiếm lần lượt 67,16% và 64,46%.  

Điều này dẫn đến tình trạng, các công ty với thị phần lớn với năng lực tài chính lành mạnh càng có nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt khi HNX đã cho “ra đời” sản phẩm chứng khoán phái sinh và HOSE sắp công bố sản phẩm chứng quyền có đảm bảo (CW).

Ở một khía cạnh khác, các công ty chứng khoán “lớn” đều thông báo kết quả kinh doanh tích cực bất chấp “sóng gió” của thị trường chứng khoán trong năm 2018, như lãi trước thuế SSI đạt 1.623 tỷ đồng, vượt kế hoạch kinh doanh; MBS đạt 202,73 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 8,4 lần cùng kỳ và vượt 27% chỉ tiêu; VCSC lãi thuế tăng 26% lên 1.011 tỷ đồng và hoàn thành kế hoạch năm 2018;…

“Đất chật, người đông”, cộng hưởng với đó là chủ trương của UBCKNN tái cấu trúc thị trường chứng khoán, không lạ khi các công ty chứng khoán “hạt tiêu” với số vốn mỏng đang ngày càng gặp khó khăn.

Một số doanh nghiệp như Công ty CP Chứng khoán Funan quý IV/2018 bất ngờ lỗ tăng gần 420% lên -4,2 tỷ đồng, kéo theo lãi ròng cả năm 2018 chỉ còn 21,6 tỷ đồng, giảm gần 40% so với cả năm 2017; trong khi đó Công ty CP Chứng khoán Everest cả năm 2018 chỉ lãi ròng vỏn vẹn 43 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với năm 2017 đạt đến 277,7 tỷ đồng;…

Tuy vậy, nhiều công ty chứng khoán “hạt tiêu” ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tốt trong năm 2018.  

Công ty chứng khoán “hạt tiêu”: “Nhỏ nhưng có võ”

Công ty CP Chứng khoán Trí Việt (TVB) là đơn vị tiêu biểu khi công bố lợi nhuận trước thuế (đã kiểm toán) cả năm 2018 đạt hơn 25 tỷ đồng, tăng gần 9,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái; Công ty CP Chứng khoán Đà Nẵng (DSC) lãi trước thuế 30,7 tỷ đồng, tăng gần 148%.

Đặc biệt, không thể không nhắc đến Công ty CP Chứng khoán VPS. Trong niên độ tài chính 2017-2018, VPS đã thực hiện tăng vốn từ 1.861 tỷ đồng lên đến 4.264 tỷ đồng, qua đó đơn vị này đã lọt top 3 công ty chứng khoán có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế của công ty chứng khoán này đạt 403 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2017.

Ngoài ra, thị phần môi giới năm 2018 của VPS lọt top 10 trên sàn HNX (3,48%) và UpCom (3,98%). Cùng với đó, VPS cũng vươn lên vị trí dẫn đầu với 21,7% thị phần môi giới chứng khoán phái sinh quý IV/2018. 

Tuy vậy, không nhiều đơn vị có đủ năng lực thực hiện tăng vốn điều lệ như VPS, do vậy một số công ty chứng khoán đã chọn cách đổi chủ, bán vốn cổ phần cho nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài. Và, quý IV/2018 cho thấy họ đã có những bước đầu thành công.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam quý IV/2018 nhiều biến động, Công ty CP Chứng khoán Yuanta Việt Nam vẫn ghi nhận lãi trước thuế đạt 13,6 tỷ đồng, trong khi cùng quý lỗ gần 13 tỷ; tương tự, Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam lãi ròng cả năm 2018 đạt 11 tỷ đồng, trong khi quý IV/2017 ghi nhận -839 triệu đồng; hay như Công ty CP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (PCS) báo lãi trước thuế quý IV/2018 đạt 10,6 tỷ đồng, cao hơn so với cùng kỳ -2,54 tỷ đồng; một công ty chứng khoán với vốn cổ đông ngoại khác là KIS Việt Nam cũng ghi nhận lãi trước thuế 19,6 tỷ đồng, tăng 216,1% so vơi quý IV/2017.

Thú vị là lãi từ các khoản cho vay và phải thu, lãi từ bán các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đóng góp lớn cho sự tăng trưởng lợi nhuận của hầu hết các công ty chứng khoán này.

Khảo sát nhanh cho thấy dư nợ margin của các đơn vị này trong năm 2018 đều có sự tăng trưởng. Điều này phần nào cho thấy dòng vốn của nhà đầu tư đang dần đổ về các công ty chứng khoán với nhiều ưu đã về phí giao dịch, lãi marin.

nhadautu - yuanta vietnam

 

Điều này không có gì quá ngạc nhiên khi trong bối cảnh thị trường giảm điểm, thanh khoản thấp, các nhà đầu tư phải hạn chế giao dịch mua/bán nhằm tránh rủi ro, nhưng tài khoản thì vẫn phải trả phí margin hàng ngày. Nếu lãi margin cao, họ thường sẽ có xu hướng chuyển tài khoản về các công ty chứng khoán nhỏ với mức lãi suất cho vay hấp dẫn hơn.

Với lợi thế về vốn và nhiều ưu đãi, rõ ràng các công ty chứng khoán này không thiếu “quân bài” để cạnh tranh “sòng phẳng” với các ông lớn.

Năm 2019 – cơ hội với các công ty chứng khoán “hạt tiêu”

Câu chuyện của các công ty chứng khoán “hạt tiêu” trong năm 2019 càng thú vị hơn khi Bộ Tài chính đã bỏ mức giá sàn với giá dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm (áp dụng cho chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch) trong Thông tư 28 mới nhất được công bố.

“Phát súng” đầu tiên đã mở khi Công ty CP Chứng khoán VPS đã thông báo miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở cho khách hàng mới mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty này từ ngày 8/1. Ngoài ra, VPS cũng là công ty đầu tiên miễn phí giao dịch chứng khoán phái sinh.

Kế đến là Công ty CP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (PCS) công bố mức phí giao dịch 0%; lãi margin 6% chỉ bằng 1/2 mức phổ biến hiện nay.

Ngoài hai đơn vị kể trên, thị trường ghi nhận thêm hai trường hợp là Công ty Chứng khoán ACBS và Công ty Chứng khoán Mirae Asset cũng miễn phí giao dịch phái sinh trong vòng 3 tháng cho khách hàng mới.  

Song song với câu chuyện giảm phí, ghi nhận của người viết cho thấy nhiều đơn vị công ty chứng khoán “hạt tiêu”  đang tích cực mở rộng “tầm ảnh hưởng” ở Tp.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Biên Hòa, Bình Dương,… cũng như liên tục tuyển dụng nhân sự ở nhiều vị trí khác nhau.

Rõ ràng, đã đến lúc các “ông lớn” cần phải dè chừng!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ