Giấc mơ xe điện Trung Hoa-Phần 3: Chạy đua tìm 'dầu trắng'

NGUYỄN THÀNH NAM
09:17 11/07/2022

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng pin lithium-ion toàn cầu. Giờ đây, các nước đối thủ đang tranh giành quyền kiểm soát nhiều hơn đối với thứ được coi như loại nhiên liệu 'dầu trắng' này.

Trung Quốc hiện đang chi phối ngành công nghiệp sản xuất pin xe chạy điện (EV) trên thế giới.

Trong loạt bài dưới đây do ông Nguyễn Thành Nam, nhà sáng lập Đại học trực tuyến FUNiX, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn FPT, dịch từ nguồn Wired.com, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng thể về ngành công nghiệp sản xuất pin cho xe chạy điện, về Trung Quốc-cường quốc pin xe điện thế giới, cũng như chân dung các tỷ phú mới nổi, giàu lên nhanh chóng từ ngành công nghiệp mới nổi này.

Loạt bài được đăng đầu tiên trên trang facebook cá nhân của ông Nguyễn Thành Nam và được sự cho phép của ông, đăng lại trên nhadautu.vn, được biên tập, hoàn thiện lại cho phù hợp với phong cách của tạp chí.

Đọc lại: Giấc mơ xe điện Trung Hoa-Phần 1: Quá trình lên ngôi và trị vì của 'Vua pin thế giới'

Giấc mơ xe điện Trung Hoa-Phần 2: Cuộc đua vào tương lai

***

Lithium-Wired

Minh họa: ABBR. PROJECTS

Khu công nghiệp Kwinana nằm trên bờ biển phía tây của Úc có thể coi là một mô hình thu nhỏ của ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu.

Từ năm 1955, đây là nơi đặt một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất trong khu vực, thuộc sở hữu của British Petroleum (khi đó vẫn còn là Công ty Dầu mỏ Anh-Ba Tư).

Công ty này từng cung cấp 70% nguồn cung cấp nhiên liệu cho Tây Úc và vỏ kim loại của các bể chứa cũ, nằm đầy trên bờ biển, đang từ từ chuyển sang màu gỉ sắt trong môi trường không khí đầy muối đến từ nước biển.

Kwinana-Power-Station-Rehabilitation-Project

Một phần nhà máy lọc dầu ở Kwinana đang bị phá bỏ để hoàn nguyên. Ảnh McMahon

Nhà máy lọc dầu ngừng hoạt động vào tháng 3 năm 2021, nhưng nơi đây không chỉ còn các bể dầu nằm dưới vùng đất đỏ. Úc cũng là nơi cung cấp gần một nửa số lithium cho thế giới.

Lithium là một thành phần quan trọng của pin điện thoại hoặc máy tính xách tay và các loại xe điện

Những chiếc xe tải và máy móc lại tiếp tục gầm rú ồn ào, nhưng giờ đây chúng là một phần của cuộc chạy đua nhằm đảm bảo các nguồn năng lượng sạch của tương lai — một cuộc đua đang do Trung Quốc thống trị.

Trong 30 năm qua, lithium đã trở thành một nguồn tài nguyên được đánh giá cao. Nó là một thành phần quan trọng của pin điện thoại hoặc máy tính xách tay và cho các loại xe điện sớm thống trị các con đường.

Cho đến gần đây, lithium được khai thác ở Úc được tinh chế và xử lý ở nơi khác. Khi nói đến chế biến lithium, Trung Quốc dường như đang ở trong một thế trận của riêng mình.

Siêu cường này đã tiêu thụ khoảng 40% trong số 93.000 tấn lithium thô được khai thác trên toàn cầu vào năm 2021.

Lithium-ion battery-Buhler

Thị phần pin lithium-ion của Trung Quốc có thể lên tới 80% trên thế giới. Ản minh họa nguồn Buhler Group

Hàng trăm nhà máy khổng lồ (gigafactories) trên khắp đất nước này đang sản xuất hàng triệu viên pin xe điện phục vụ cho thị trường trong nước và cả các nhà sản xuất ô tô nước ngoài như BMW, Volkswagen, và Tesla.

Theo ước tính của BloombergNEF, thị phần pin lithium-ion của Trung Quốc có thể lên tới 80%. Sáu trong số 10 nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất có trụ sở tại Trung Quốc và một trong số họ, CATL, sản xuất 3/10 pin xe điện trên toàn cầu.

Một chiếc ắc quy xe điện cần từ 30 đến 60 kg lithium. Ước tính năm 2034, chỉ riêng Hoa Kỳ sẽ cần 500.000 tấn lithium để sản xuất xe điện, nhiều hơn nguồn cung toàn cầu năm 2020.

Sự thống trị đó kéo dài qua chuỗi cung ứng. Các công ty Trung Quốc đã ký các thỏa thuận ưu đãi với các quốc gia giàu lithium và được hưởng lợi từ khoản đầu tư khổng lồ của chính phủ trong các bước phức tạp giữa khai thác và sản xuất. Điều đó đã khiến phần còn lại của thế giới lo lắng và Hoa Kỳ cùng châu Âu hiện đang cố gắng 'cai sữa' lithium của Trung Quốc trước khi quá muộn.

Một chiếc ắc quy xe điện cần từ 30 đến 60 kg lithium. Người ta ước tính rằng đến năm 2034, chỉ riêng Hoa Kỳ sẽ cần 500.000 tấn lithium chưa tinh chế mỗi năm để sản xuất xe điện. Con số đó nhiều hơn nguồn cung toàn cầu vào năm 2020.

Một số chuyên gia lo ngại sẽ xảy ra cuộc khủng hoảng như dầu khí từ cuộc chiến ở Ukraine, với căng thẳng địa chính trị bùng phát thành một cuộc chiến cấm vận. Một kịch bản như vậy có thể dẫn đến việc Trung Quốc ngừng cung cấp pin, thứ mà các nhà sản xuất ô tô phương Tây rất cần để cung cấp năng lượng cho việc chuyển đổi sang xe điện.

ev-battery-cell-types

Một chiếc ắc quy xe điện cần từ 30 đến 60 kg lithium. Ản minh họa từ Laserax

Andrew Barron, Giáo sư về năng lượng carbon thấp và môi trường tại Đại học Swansea cho biết: “Nếu Trung Quốc quyết định chỉ phục vụ thị trường trong nước, pin lithium-ion sẽ đắt hơn bên ngoài Trung Quốc. Ông nói, những nỗ lực của phương Tây trong việc mở rộng công suất sản xuất pin trở nên "cấp thiết hơn bao giờ hết".

Những nỗ lực đó đang thành hình, mặc dù chậm. Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, sẽ có 13 nhà máy khổng lồ mới ở Hoa Kỳ vào năm 2025, thêm vào đó là 35 đại công ty khác ở châu Âu vào năm 2035. (Đây vẫn là giả thiết, vì khá nhiều dự án bị chậm trễ vì các vấn đề hậu cần, phản đối của dân chúng, như nhà máy của Tesla gần Berlin).

Nỗ lực của phương Tây trong việc mở rộng công suất sản xuất pin trở nên "cấp thiết hơn bao giờ hết"

Andrew Baron, giáo sư năng lượng và môi trường đại học Swansea

Nhưng những nhà máy khổng lồ đó sẽ cần rất nhiều lithium. Vào tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố sẽ sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để thúc đẩy đầu tư cho các hoạt động khai thác lithium và các nguyên liệu pin quan trọng khác trong nước dưới danh nghĩa đảm bảo an ninh quốc gia. Bên kia Đại Tây Dương, Liên minh châu Âu đang tiến hành soạn thảo các bộ luật để cố gắng tạo ra một chuỗi cung ứng pin xanh khép kín ở châu Âu, tập trung vào việc tái chế lithium.

Nhưng có một công đoạn quan trọng không thể bỏ quên giữa khai mỏ và sản xuất. Chế biến từ lithium thô sang carbonat lithium hay hydroxide lithium để làm pin, là một quá trình tốn kém và phức tạp. Mỹ có thể cần đến hàng chục năm và 175 tỷ USD để bắt kịp Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đang kiểm soát 2/3 năng lực chế biến lithium của thế giới, điều đó giúp họ củng cố vị thế trên thị trường pin trong những năm tới.

lithium-production-by-country-1995-2021

Khai thác lithium giai đoạn 1995-2020 trên toàn thế giới. Đồ họa của Visual Capitalist

Nếu không đầu tư vào công đoạn này, lithium đào lên được từ các mỏ ở Mỹ và châu Âu lại phải chở sang châu Á để chế biến trước khi đưa trở lại để sản xuất pin và như vậy Trung Quốc vẫn cầm lá bài chủ trong tay.

Thoạt nhìn, có vẻ như Kwinana là một bước đi đúng hướng. Một nhà máy chế biến được xây dựng ngay phía bắc cơ sở lọc dầu cũ, và trong tháng 5 đã cho ra mẻ lithium hydroxide đầu tiên sẵn sàng để làm pin. Nhưng điều đó không giúp Úc tự chủ trong việc chế biến và bán lithium của mình. Nhà máy đó là một liên doanh và cổ đông chính lại là một công ty Trung Quốc có tên là Tianqi Lithium, hiện kiểm soát gần nửa năng lực sản xuất của cả thế giới.

Trung Quốc hiện kiểm soát năng lực sản xuất lithium của cả thế giới

Trong chuỗi cung ứng sản xuất pin, Trung Quốc có mặt ở khắp nơi. Tianqi có cổ phần ở công ty khai mỏ SQM lớn nhất Chile và Greenbushes, mỏ lithium lớn nhất Úc. Cả Tianqi và đối thủ của họ ở Trung Quốc là công ty Ganfeng Lithium đã thỏa thuận nhiều thương vụ tại “Tam giác lithium” ở Nam Mỹ gồm khu vực giàu khoáng sản trên dãy Andes ở giữa ba nước: Argentina, Bolivia và Chile.

Câu chuyện tương tự với các nguyên tố hiếm khác cần để làm pin như cobalt: Trung Quốc kiểm soát 70% ngành khai mỏ của Cộng hòa dân chủ Công Gô, nơi chứa hầu như toàn bộ trữ lượng cobalt của thế giới.

Ngoài việc lũng đoạn thế giới, Trung Quốc cũng đẩy mạnh khai thác và sản xuất trong nước. Hiện Trung Quốc đứng thứ ba về sản xuất lithium, sau Úc và Chile, mặc dù chỉ chiếm dưới 10% tổng cung.

Việc coi lithium là ưu tiên quốc gia là một phần của chiến lược “Made in China 2025”. Khoảng 60 tỷ USD được trợ giá để tạo ra thị trường xe điện và chuỗi cung ứng pin. Các công ty làm pin đầu tư hàng tỷ đô vào nguồn lithium nội địa với qui mô không đâu có được trên toàn thế giới.

Lithium Plant

Mô hình nhà máy chế biến lithitum ở Kwinana. Ảnh từ Coastlive

Trung Quốc là nước duy nhất có thể tự chủ hoàn toàn mọi công đoạn để đưa lithum từ quặng thô đến pin hoàn thiện mà không cần nhập khẩu bất cứ hóa chất hay thiết bị nào. Đây là thành công của một môi trường chính trị khuyến khích các công ty tập trung giảm chi phí sản xuất lithium thay vì tối ưu lợi nhuận cho cổ đông.

Nhưng Trung Quốc vẫn chưa sản xuất đủ lithium. Chưa kể ngoài lithium, họ vẫ phải nhập khẩu cobalt, nicken, đồng và than chì. Bởi thế họ vẫn cần sự hợp tác. Do vậy, cả Trung Quốc và phương Tây hiện đều chẳng thích thú gì với chiến tranh thương mại. Nhưng sự cân bằng quyền lực có thể thay đổi vì hai bên đều đang nỗ lực tự chủ về năng lượng.

Lukasz Bednarski, nhà phân tích vật liệu pin và là tác giả của cuốn sác "Lithium: Cuộc đua toàn cầu giành ưu thế về pin và cuộc cách mạng năng lượng mới" cho biết: "Đó thực sự là một hệ thống đan xen, phương Tây và Trung Quốc phụ thuộc vào nhau".

Trong khi phương Tây chạy đua xây mỏ và các nhà máy, Trung Quốc bắt đầu khai thác Tân Cương và các hồ nước mặn trên cao nguyên Tây tạng.

lithium-xps-facility

Thiết bị sản xuất Lithium tại nhà máy Frontier Lithium, Ontario, Canada. Ảnh FL

Cuối cùng thì lithium cũng không hiếm đến thế. Con người có thể học cách tách được lithium từ nước biển, hoặc chế ra công nghệ làm pin mới mà hoàn toàn chẳng cần đến lithium. Nhưng trong ngắn hạn, sự thiếu hụt nguồn cung có thể dẫn đến giá nguyên liệu tăng vọt và phá vỡ quá trình chuyển đổi sang xe điện.

Sự thiếu hụt nguồn cung có thể dẫn đến giá nguyên liệu tăng vọt và phá vỡ quá trình chuyển đổi sang xe điện

Nếu kịch bản đó xảy ra, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc sẽ có ưu thế lớn. Vì ngay bây giờ Nio và những nhãn hiệu châu Âu do Trung Quốc sở hữu như MG, đã bán xe điện với giá rẻ nhất trên thị trường. "Các công ty châu Âu do Trung Quốc kiểm soát có lợi thế hơn hẳn so với các đối thủ từ Âu Mỹ", Bednarski viết.

Khi đi vào hoạt động, nhà máy lithium ở Kwinan sẽ có công suất 24.000 tấn lithium hydroxide hàng năm. Nhưng lithium khai thác ở Úc, chuyển thành pin ở Hàn Quốc hoặc Thụy Điển rồi được lắp vào xe điện bán ở châu Âu hoặc Mỹ, phụ thuộc vào Trung Quốc trên từng cây số.

Những dấu tích của nhà máy lọc dầu vẫn còn đó, như đài tưởng niệm cuộc đua thế kỷ về năng lượng hóa thạch, vốn đã thay đổi thế giới.

Một cuộc đua mới đã bắt đầu, và Trung Quốc đang chiếm ưu thế thượng phong.

Bài tiếp: Giấc mơ xe điện Trung hoa-Phần 4: Cỗ máy nghe trộm bốn bánh

  • Cùng chuyên mục
Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD, lần đầu trong lịch sử

Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD, lần đầu trong lịch sử

Giá Bitcoin đã tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên vào thứ năm sau khi chiến thắng của Donald Trump thúc đẩy kỳ vọng sẽ có một môi trường quản lý thân thiện cho tiền điện tử, theo Reuters.

Thị trường - 22/11/2024 07:05

Ví điện tử hết thời?

Ví điện tử hết thời?

Ví điện tử chắc chắn rơi vào thoái trào khi mà mức độ cạnh tranh so với ứng dụng ngân hàng thường kém xa. Xu thế người ta không muốn dùng quá nhiều thứ thay vì all in one.

Thị trường - 22/11/2024 06:30

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Doanh nghiệp - 21/11/2024 16:19

Giá Bitcoin hướng tới ngưỡng 100.000 USD, chuyện gì đang xảy ra?

Giá Bitcoin hướng tới ngưỡng 100.000 USD, chuyện gì đang xảy ra?

Giá Bitcoin đang hướng tới ngưỡng 100.000 USD sau khi tiếp tục tăng vào sáng thứ Năm khi các nhà đầu tư đặt cược vào cách tiếp cận quản lý thân thiện của Hoa Kỳ đối với tiền điện tử, theo Reuters.

Thị trường - 21/11/2024 14:12

PV GAS giới thiệu các nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc

PV GAS giới thiệu các nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định vai trò chủ đạo và tiên phong trong ngành công nghiệp khí tại Việt Nam khi đã hoàn thành chuỗi cung ứng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên phạm vi toàn quốc bằng đường thủy, đường ống, đường sắt và đường bộ.

Doanh nghiệp - 21/11/2024 12:29

 “Kết nối di sản miền Trung” lọt Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế 2024

“Kết nối di sản miền Trung” lọt Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế 2024

Hành trình “Kết nối di sản miền Trung” của Đường sắt Việt Nam được bình chọn dẫn đầu hạng mục hoạt động - dịch vụ trải nghiệm ấn tượng của sản phẩm du lịch Huế 2024

Thị trường - 21/11/2024 11:44

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vừa được vinh danh là doanh nghiêp báo cáo thường niên tốt nhất và tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên tốt nhất tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024.

Doanh nghiệp - 21/11/2024 11:06

Quảng Nam phát triển sâm Ngọc Linh thành sản phẩm mang thương hiệu quốc gia

Quảng Nam phát triển sâm Ngọc Linh thành sản phẩm mang thương hiệu quốc gia

Tỉnh Quảng Nam sẽ bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia, góp phần tạo việc làm...

Thị trường - 21/11/2024 08:11

Giá vàng tăng ngày thứ ba liên tiếp do căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Giá vàng tăng ngày thứ ba liên tiếp do căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Giá vàng tăng phiên thứ ba liên tiếp, đánh dấu mức cao nhất trong một tuần vào hôm thứ Tư, khi các nhà đầu tư tìm nơi ẩn náu an toàn trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng, theo Reuters.

Thị trường - 21/11/2024 07:29

Giá Bitcoin tăng lên mức cao kỷ lục gần 95.000 USD

Giá Bitcoin tăng lên mức cao kỷ lục gần 95.000 USD

Giá Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục mới, sát 95.000 USD sau khi có thông tin công ty truyền thông xã hội của Donald Trump đang đàm phán để mua công ty giao dịch tiền điện tử Bakkt, theo Reuters.

Thị trường - 21/11/2024 07:11

Doanh nghiệp chuẩn bị mùa Tết trong tâm thế thận trọng

Doanh nghiệp chuẩn bị mùa Tết trong tâm thế thận trọng

Mùa Tết, mùa mua sắm cuối năm và cũng là cơ hội cuối để cán đích kế hoạch năm đang đến. Các doanh nghiệp đều đang tích cực chuẩn bị nhưng cũng thận trọng theo dõi diến biễn thị trường.

Thị trường - 21/11/2024 06:09

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược thu hút nguồn hàng, hãng tàu và mở rộng mạng lưới vận chuyển.

Doanh nghiệp - 20/11/2024 16:59

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.

Doanh nghiệp - 20/11/2024 16:58

EVNHANOI tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm đến học sinh

EVNHANOI tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm đến học sinh

Tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội (EVNHANOI) mong muốn thông qua các buổi tuyên truyền mỗi học sinh sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực lan tỏa đến gia đình và cộng đồng về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, phòng chống cháy nổ.

Doanh nghiệp - 20/11/2024 16:58

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

Doanh nghiệp - 20/11/2024 16:57

BIDV khẳng định vị thế doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam

BIDV khẳng định vị thế doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam

Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được vinh danh "Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" với vị trí top đầu trong bảng xếp hạng. Giải thưởng đã khẳng định vị thế của định chế tài chính lớn nhất, một doanh nghiệp có môi trường làm việc hàng đầu tại Việt Nam.

Doanh nghiệp - 20/11/2024 16:57