Giá dầu dự báo neo ở mức cao, áp lực tiếp tục đè lên vai doanh nghiệp

Nhàđầutư
Tình trạng biến động giá xăng dầu đang tác động trực tiếp tới doanh nghiệp do giá thành sản xuất và phân phối sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tăng cao.
MY ANH
12, Tháng 09, 2022 | 12:12

Nhàđầutư
Tình trạng biến động giá xăng dầu đang tác động trực tiếp tới doanh nghiệp do giá thành sản xuất và phân phối sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tăng cao.

Xang dau Petro 17

Ảnh minh hoạ Trọng Hiếu 

Áp lực đè lên doanh nghiệp

Trên cơ sở đánh giá xu hướng cung-cầu và triển vọng tăng trưởng toàn cầu, một số tổ chức quốc tế cho rằng, giá dầu sẽ đạt dao động bình quân 100 - 115 USD/thùng năm 2022, cao hơn khoảng 40 - 60% so với năm 2021 và giảm về mức 92 USD/thùng năm 2023, 80 USD/thùng vào năm 2024.

Theo đánh giá mới nhất của Bank of America (BoA) và Morgan Stanley, trong kịch bản tiêu cực, giá dầu có thể lên mức 150 USD/thùng nếu xuất khẩu dầu của Nga giảm mạnh.

Phát biểu tại buổi tọa đàm về biến động giá dầu do Báo Đầu tư tổ chức mới đây, ông Lê Tuấn Anh, Vụ trưởng, Vụ Kinh tế Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ năm 2015, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu tịnh năng lượng với mức nhập khẩu tăng 30,2%/năm đối với dầu thô và 51,2%/năm đối với than trong giai đoạn 2016-2020. Do vậy, giá nhiên liệu, đặc biệt là dầu thô thế giới tăng cao sẽ gây áp lực tăng giá xăng dầu trong nước.

Không những thế, xăng dầu lại đang chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí sản xuất của các ngành kinh tế. Chẳng hạn, trong tổng chi phí sản xuất, chi phí xăng dầu chiếm 76,73% đối với hoạt động khai thác thuỷ sản; chiếm 63,36% đối với hoạt động vận tải; 45,18% đối với khai thác than…

Khi giá xăng dầu tăng và đứng ở mức cao sẽ làm tăng chi phí đầu vào, trong khi giá bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ không thể tăng tương ứng vì trong và sau đại dịch sức mua của nền kinh tế yếu, tổng cầu tiêu dùng suy giảm.

"Giá xăng dầu tăng trong thời gian vừa qua đã làm chi phí của doanh nghiệp vận tải tăng. Điều này đang ảnh hưởng rất mạnh đến doanh nghiệp khi mà chi phí vận tải đường bộ ước tính sẽ bị đội lên từ 4-5% làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào và giá bán sản phẩm đầu ra đều bị đội lên do giá cước vận tải tăng.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu như da giày, dệt may, thủy sản… đang chịu áp lực từ chi phí logistics (vận tải biển) tăng cao từ 3-5 lần, khan hiếm nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào.

Qua khảo sát nhanh các doanh nghiệp, mặc dù có sự gia tăng về doanh thu, mức độ tăng các chi phí của doanh nghiệp trong quý II/2022 so với quý liền kề và cùng kỳ năm ngoái đang ở mức cao hơn so với mức độ tăng doanh thu quý II/2022", ông Lê Tuấn Anh cho biết.

Empty

Giá xăng dầu tác động lớn đến chỉ phí sinh hoạt của người dân. Ảnh Trọng Hiếu

Cùng quan điểm trên, ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Logitics Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty Hàng hải Việt Nam chia sẻ, giá dầu và giá năng lượng đang ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp logistic. Đối với các dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển, thì chi phí dành cho logistic là 16,8% giá trị hàng hoá – đây là con số rất lớn. Với doanh nghiệp, chi phí logistic có thể lên tới 60-65%. Chi phí nhiên liệu với doanh nghiệp vận tải chiếm 30-40% trong cơ cấu giá thành. Khi giá nhiên liệu tăng 10-15%, giá vận tải sẽ phải gia tăng tương ứng.

"Rõ ràng, biến động giá nhiên liệu sẽ tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của chúng tôi. Dù trong hợp động có điều khoản liên quan tới giá vận tải, nhưng chúng tôi không thể thay đổi giá vận tải nhanh chóng như biến động giá nhiên liệu trên thị trường. Thực tế, biến động giá dầu đặt ra thách thức với các doanh nghiệp trong Hiệp hội Logistics", ông Trung chia sẻ.

Cần giải pháp đồng bộ

Ông Lê Tuấn Anh cho biết, trước sức ép của giá dầu, Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp điều hành ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp.

Empty

Đã có 23 lâng điều chỉnh giá xăng dầu từ đầu năm tới nay. Ảnh Trọng Hiếu 

Trong thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã đồng ý giảm thuế bảo vệ môi trường (giảm xăng từ 4.000 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít, giảm dầu từ 2.000 đồng/lít xuống còn 500 đồng/lít); Chính phủ đang xem xét phương án đề xuất Quốc hội giảm thuế VAT và tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu, hỗ trợ doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí duy trì, mở rộng hoạt động của các dự án, nhất là các dự án có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam ở Biển Đông, nghiên cứu khả năng khai thác băng cháy ở Biển Đông.

Chia sẻ về những giải pháp kiến nghị để ổn định thị trường xăng dầu, ông Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ đã có nhiều giải pháp để ổn định tình hình kinh tế vĩ mô 8 tháng đầu năm. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố bất định và xu hướng của giá dầu có thể nhích hơn một chút kể từ nay tới đầu năm 2023.

Giá dầu thô thế giới tăng mạnh có tác động hai chiều tới thu - chi ngân sách nhà nước. Trong đó, thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ dầu thô, khí thiên nhiên và chế biến dầu khí, hoạt động xuất nhập khẩu tăng. Tuy nhiên, giá xăng tăng làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, qua đó ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, làm suy giảm sức mua và thu nhập khả dụng của người tiêu dùng, tác động tiêu cực tới thu NSNN và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường cũng làm giảm thu NSNN.

"Để giảm áp lực lạm phát do giá dầu, cần tính toán các dư địa để tiếp tục giảm thuế, phí trong giá bán lẻ xăng dầu hiện nay. Cân nhắc giảm thuế VAT với mặt hàng xăng dầu tới hết năm 2022 và/hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu với xăng dầu như kinh nghiệm của các nước.

Ngoài ra, cần tăng cường kiểm soát giá cả thị trường. Yêu cầu doanh nghiệp công khai, minh bạch về giá cả, có các chế tài xử lý nghiêm việc giá các mặt hàng tiêu dùng tăng theo giá xăng dầu không hợp lý. Cần có giải pháp tổng thể đảm bảo nguồn cung xăng dầu (cả trong nước và nhập khẩu), điều tiết hệ thống phân phối, tránh đứt đoạn nguồn cung ảnh hưởng tới đời sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp", ông Lương Văn Khôi nói.

Ở góc độ Quốc hội, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ, vai trò của Chính phủ chỉ có thể giúp hỗ trợ bình ổn giá trong một mức độ nhất định. Trong khi đó, rất khó để dự đoán được giá dầu, bởi các yếu tố cơ bản dựa vào để dự báo đều khó đoán định. Do vậy cần phải có giải pháp ở cả hai đầu, trong đó cần chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, đa dạng hoá nguồn năng lượng, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch và có cơ chế hỗ trợ phù hợp.

Tính từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng dầu đã trải qua 23 lần điều chỉnh. Hiện, giá dầu diesel và dầu hỏa đã tăng khoảng 7.000 đồng/lít so với đầu năm (tăng 38,12%). Trong khi xăng RON 95 và E5 RON 92 đã giảm về mức tương đương đầu tháng 1.

Hiện giá dầu diesel lên 25.180 đồng/lít; dầu hỏa lên 25.440 đồng/lít. Trong khi giá xăng E5 RON 92 là 23.350 đồng/lít và xăng RON 95 là 24.230 đồng/lít. (giá điều chỉnh ngày 5/9). Dự báo trong phiên điều chỉnh chiều nay (12/9), giá xăng dầu có thể giảm 700-1.000đồng/lít

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ