[Gặp gỡ thứ Tư] Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là đầu tàu 'kéo' tăng trưởng kinh tế

HOÀNG VĂN
08:30 21/10/2020

Công nghiệp chế biến - chế tạo trong các ngành sản xuất thiết bị điện tử, máy tính, điện thoại di động, sản xuất và lắp ráp ô tô vẫn sẽ là động lực cho tăng trưởng khu vực công nghiệp nói riêng và cho tăng trưởng kinh tế nói chung, theo PGS-TS. Tô Trung Thành.

Trong 3 tháng cuối năm 2020 và cả năm 2021, Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức lớn khi dịch bệnh vẫn lây lan trên toàn cầu, còn nền kinh tế trong nước dần bộc lộ những điểm yếu như phụ thuộc vào xuất khẩu và FDI.

Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với PGS-TS. Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý Khoa học thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng 2,12% sau 9 tháng của năm 2020 nhờ sự đóng góp lớn của lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Vậy số liệu này thể hiện điều gì?

PGS-TS. Tô Trung Thành: Điều này vẫn cho thấy vai trò của công nghiệp chế biến chế tạo đối với tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Đồng thời phản ánh vai trò quan trọng và đầu tàu của khu vực FDI trong nền kinh tế.

Dù đây là mức tăng thấp nhất nếu so sánh mỗi 9 tháng đầu năm trong vòng một thập kỷ qua, do tác động của việc gián đoạn chuỗi cung ứng quốc tế - cả thượng nguồn và hạ nguồn, nhưng đây là những con số thống kê khả quan hơn hầu hết các nước trong khu vực.

Điều này cũng hàm ý lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đang và sẽ tiếp tục là đầu tầu cho tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đã gặp vấn đề khi các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu bị ngưng trệ vì dịch bệnh.

Ông đánh giá như thế nào về rủi ro này khi Chính phủ dự báo dịch sẽ kéo dài sang năm 2021?

PGS-TS. Tô Trung Thành: Ngành chế biến chế tạo, đặc biệt những ngành đóng góp lớn vào xuất khẩu và tăng trưởng nền kinh tế như dệt may, giầy da, điện tử, lắp ráp ô tô… đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19.

20201021_111751

PGS-TS. Tô Trung Thành. Ảnh: Internet.

Đây là ngành tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, khi chủ yếu nhập nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc, Hàn Quốc rồi xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu. Giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến 30% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó chủ yếu là nhập đầu vào sản xuất và máy móc thiết bị.

Cụ thể nhập đầu công nghệ; máy móc thiết bị; điện tử điện thoại linh kiện từ Trung Quốc lần lượt chiếm đến 34,16%; 38,62% và 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tương ứng trong năm 2019. Việt Nam cũng nhập khẩu máy vi tính, linh kiện điện từ Hàn Quốc chiếm thị phần cao nhất gần 35%. Việc hạn chế giao thương với các đối tác lớn này, đồng thời sản xuất tại các nước này cũng bị đình trệ, dẫn đến sư dứt đoạn trong quá trình sản xuất trong chuỗi giá trị tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, thượng nguồn của chuỗi giá trị mà Việt Nam tham gia là Mỹ và EU cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, khiến cho việc xuất khẩu sang các thị trường cũng trở nên khó khăn, thậm chí là suy giảm. Như vậy, cả thượng nguồn và hạ nguồn của chuỗi giá trị Việt Nam tham gia đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Tuy nhiên, hiện dịch COVID-19 tại Trung Quốc và Hàn Quốc đang dần được kiểm soát. Có thể nói các quốc gia này đã bước qua đỉnh dịch nên nguồn cung ứng nguyên vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu cho các ngành sản xuất tại Việt Nam đang được phục hồi dần. Vấn đề hiện nay và thời gian tới lại là vấn đề thị tường tiêu thụ cho các sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo tại các quốc gia Mỹ và châu Âu, khi dịch COVID-19 được dự đoán còn diễn biến phức tạp.

Sự phụ thuộc ngày càng lớn của kinh tế Việt Nam vào đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam đối mặt với rủi ro gì trong tương lai?

PGS-TS. Tô Trung Thành: Doanh nghiệp FDI hiện đang là đầu tàu của nền kinh tế. Sự lấn lướt của khu vực này so với các doanh nghiệp (DN) trong nước bởi khu vực này hiện đang được hưởng rất nhiều ưu đãi lớn, từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư FDI ở các địa phương, "phớt lờ" những tiêu chuẩn về môi trường, cho đến những ưu đãi về thuế, điều kiện kinh doanh.

Bên cạnh những ưu đãi về cơ chế, khu vực này còn tận dụng được những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như nguồn tài nguyên dồi dào, lao động trẻ, tiền lương thấp… Trong khi đó, bản thân các doanh nghiệp FDI có năng lực tốt hơn các DN trong nước về tài chính, công nghệ, quản trị.

Ngoài ra còn cần kể đến xu hướng xác lập chuỗi sản xuất Đông Á của các công ty đa quốc gia, trong đó xây dựng Việt Nam là điểm cuối của chuỗi trước khi xuất các sản phầm sang Mỹ, Nhật Bản hay EU, theo đó cũng làm gia tăng đáng kể sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI.

Tuy nhiên, sau nhiều năm tham gia vào nền kinh tế, các doanh nghiệp FDI vẫn chủ yếu tập trung vào ngành khai thác tài nguyên, gia công tận dụng lao động giá rẻ, tạo giá trị gia tăng thấp cho nền kinh tế, về cơ bản là sản xuất gia công. Tương tự như "bẫy thu nhập trung bình", "bẫy giá trị thấp" xuất hiện khi không có cách nào để cải thiện tình trạng dưới đáy của chuỗi giá trị. Việt Nam có thể đã bước chân và lún khá sâu vào chiếc bẫy này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu các doanh nghiệp FDI rời khỏi Việt Nam khi những lợi thế về chính sách và nhân công giá rẻ của Việt Nam không còn nữa. Trong khi khu vực DN FDI phát triển mạnh mẽ bằng những ưu đãi về chính sách thì khu vực kinh tế trong nước chủ yếu vẫn dựa vào kinh doanh cá thể (31% GDP), doanh nghiệp tư nhân thì đóng góp còn rất nhỏ bé (8% GDP).

Khu vực kinh tế tư nhân (bao gồm kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân) ngoài việc bị khu vực kinh tế Nhà nước và FDI chèn lấn, mà còn chèn lấn lẫn nhau. Không thiếu các doanh nghiệp Việt Nam đều dính dáng tới vấn đề lợi ích thân hữu khiến sân chơi chung bị làm méo mó.

Ngoài ra, sự kết nối giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn lỏng lẻo. Các doanh nghiệp FDI có công nghệ cao ít tạo được hiệu ứng lan tỏa về công nghệ đối với các doanh nghiệp trong nước do khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cũng như sự thiếu vắng lực lượng lao động trình độ cao làm giảm khả năng hấp thụ những tiến bộ công nghệ.

Một vấn đề nữa là các doanh nghiệp FDI là một trong những tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường. Một bộ phận nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng những quy định về môi trường lỏng lẻo để di dời các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đến Việt Nam.

Với nhiều vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của khu vực FDI (ví dụ Formosa), hiện nay Chính phủ Việt Nam cũng đã có những thay đổi nhất định về tư duy và có những quy định khắt khe hơn trong thu hút FDI, để hướng FDI vào những ngành tạo giá trị gia tăng cao, ít gây ô nhiễm môi trường, phục vụ phát triển kinh tế bền vững.

Luật Bảo vệ Môi trường 2014 cũng đã có những điều khoản liên quan đến đánh giá tác động môi trường phù hợp hơn với luật pháp quốc tế với những tiêu chí đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư, trong đó có FDI. Có thể nói, trong thời gian tới các vấn đề liên quan đến môi trường sẽ được tính toán và cân nhắc cẩn trọng hơn khi quyết định phê duyệt dự án đầu tư FDI.

Tuy nhiên, tôi cho rằng việc thực thi vẫn gặp khó khăn do một số nguyên nhân. Thứ nhất, năng lực thực thi các quy định về bảo vệ môi trường còn kém.

Thứ hai, việc phân cấp cho địa phương vẫn khiến các địa phương thu hút FDI bằng những quy định dễ dãi về môi trường, đó là chưa kể năng lực thẩm định vấn đề về môi trường các dự án FDI tại các địa phương còn thấp.

FDI

Doanh nghiệp FDI hiện đang là đầu tàu của nền kinh tế. Ảnh: Phong Cầm.

Thứ ba, năng lực khoa học công nghệ thấp, thiếu công nghiệp phụ trợ, lao động năng suất thấp… vẫn là những cản trở chính trong việc chinh phục khu vực FDI vào các ngành có giá trị gia tăng cao và ít gây ô nhiễm môi trường.

Ông đề xuất giải pháp gì nhằm tháo gỡ những rào cản trên?

PGS-TS. Tô Trung Thành: Về cơ cấu kinh tế, những năm gần đây, khu vực FDI đóng góp khoảng 20% GDP, khu vực Nhà nước khoảng 30% và còn lại hơn 40% là khu vực tư nhân. Dưới tác động của Covid-19, khu vực FDI bị ảnh hưởng nặng nề khi các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi hạ nguồn và thượng nguồn của chuỗi giá trị đang bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh.

Ngoài ra, khu vực này cũng chịu ảnh hưởng bởi diễn biến dịch bệnh thế giới nên chắc chắn còn diễn biến rất phức tạp. Dịch COVID-19 sẽ còn làm gia tăng xu hướng bảo hộ và chống toàn cầu hóa trong vài năm gần đây. Theo đó, khu vực này khó trở thành đầu tầu để kéo nền kinh tế hồi phục nhanh dù là đầu tầu tăng trưởng nhiều năm gần đây. Khu vực Nhà nước thì chủ yếu là các doanh nghiệp lớn.

Số liệu thống kê cho thấy ở khu vực doanh nghiệp, mặc dù doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) chỉ chiếm khoảng 0,8% tổng số doanh nghiệp nhưng DN quy mô lớn chiến đến khoảng 72% tổng số DNNN. Những DN lớn cũng bị tác động nặng nề bởi Covid-19, trong khi khả năng linh hoạt thích ứng với các điều kiện khó khăn thì kém hơn các khu vực khác, theo đó, khả năng phục hồi cũng sẽ chậm hơn.

Trong khi đó, khu vực tư nhân đóng góp lớn nhất đến GDP, gồm phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đơn vị cá thể, hộ kinh doanh gia đình... với quy mô rất nhỏ, lại là khu vực linh hoạt hơn để thích ứng với những cú sốc.

Đồng thời, khu vực này lại ít tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như các DN lớn và DN thuộc khu vực FDI; nên nếu dịch chấm dứt ở Việt Nam cũng sẽ ít lệ thuộc vào tình hình dịch bệnh phức tạp của thế giới. Vì vậy, Chính phủ cần tập trung tạo điều kiện tốt hơn về cơ chế, tài chính, môi trường kinh doanh, chính sách phát triển..... để thúc đẩy sự hồi phục nhanh chóng của khu vực tư nhân, đặc biệt là các DNNVV và các hộ kinh doanh cá thể.

Sự hồi phục nhanh chóng của khu vực cũng sẽ đóng góp lớn vào tăng trở lại thu nhập của đại đa số người lao động của nền kinh tế (khu vực kinh tế ngoài nhà nước tạo 85% việc làm của cả nước), theo đó sẽ gia tăng được cầu của nền kinh tế.

Trước đó, trong giai đoạn dịch bệnh, cần phải đảm bảo những thành viên yếu thế và dễ bị tổn thương này còn sức để tồn tại để bắt đầu chu trình hồi phục sau này. Vì vậy, cần nhanh chóng thực thi ngay và có cam kết mạnh mẽ với các giải pháp hỗ trợ hiện nay cho khu vực này, đặc biệt là hỗ trợ khả năng thanh khoản của doanh nghiệp thông qua các giải pháp tiền tệ và tài khoá.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Đề án là định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội theo giai đoạn; trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của Thủ đô vào năm 2025.

Sự kiện - 19/11/2024 17:48

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24