[Gặp gỡ thứ Tư] 'Quan hệ Việt - Mỹ sẽ thúc đẩy, hỗ trợ sự hợp tác cho khu vực tư nhân hai nước'

Nhàđầutư
"Chắc chắn trong thời gian tới, mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác của khu vực tư nhân hai nước, qua đó trở thành những mắt xích quan trọng của khu vực, không chỉ với vaccine mà còn sang các lĩnh vực khác", Đại sứ Phạm Quang Vinh nhấn mạnh.
THANH TRẦN
25, Tháng 08, 2021 | 07:17

Nhàđầutư
"Chắc chắn trong thời gian tới, mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác của khu vực tư nhân hai nước, qua đó trở thành những mắt xích quan trọng của khu vực, không chỉ với vaccine mà còn sang các lĩnh vực khác", Đại sứ Phạm Quang Vinh nhấn mạnh.

o

Đại sứ Phạm Quang Vinh.  Ảnh: Báo Quốc tế.

Nhân dịp chuyến thăm chính thức Việt Nam của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, Nhadautu.vn đã có cuộc phỏng vấn với nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh về triển vọng quan hệ hai nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Xây dựng và bảo toàn các chuỗi cung ứng trong khu vực

Vì sao Mỹ lại lựa chọn Việt Nam là một trong hai quốc gia cho chuyến thăm châu Á của Phó tổng thống vào thời điểm khá sớm trong nhiệm kỳ?

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Nước Mỹ rất coi trọng khu vực châu Á Thái Bình Dương, cũng như Đông Nam Á. Ngay trong thông báo về chuyến đi của bà Harris, phía Mỹ cũng nhấn mạnh họ coi trọng Việt Nam và Singapore - hai đối tác hàng đầu khu vực Đông Nam Á và rộng hơn là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đồng thời, Mỹ cũng muốn khẳng định rằng dưới thời ông Biden, họ vẫn rất chú trọng việc củng cố quan hệ với các đối tác và trong đó có các đối tác tại ASEAN.

Bên cạnh đó, Mỹ coi trọng Việt Nam với thông điệp cả quan hệ song phương lẫn đa phương. Các lãnh đạo cấp cao của nước này đến đây với các chương trình nghị sự không chỉ đề cập đến hòa bình, an ninh khu vực này, mà còn nói đến hợp tác kinh tế, thương mại, đảm bảo tính bền vững của chuỗi cung ứng, thương mại điện tử, giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa, qua đó tiếp tục thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp của hai quốc gia.

Những vấn đề trọng tâm nào sẽ được các bên bàn luận trong chuyến thăm Việt Nam và Singapore của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris?

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Trước hết, thông điệp từ phía Mỹ dưới thời ông Joe Biden chính là câu chuyện coi trọng khu vực châu Á Thái Bình Dương, và họ muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với các đối tác trong khu vực, cả về song phương và đa phương.

pham-quang-vinh1

 

Chuyến thăm lần này của bà Harris cũng sẽ bàn luận về việc xây dựng và bảo toàn được các chuỗi cung ứng trong khu vực. Các doanh nghiệp Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương là một phần rất quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ.

Đại sứ Phạm Quang Vinh

Trong thời gian dài, khu vực này đã và đang rất coi trọng sự tham gia và hợp tác của Mỹ trên cả 2 mặt bao gồm chiến lược an ninh cũng như kinh tế và thương mại. Lâu nay, Mỹ cũng đã nhắc đến rất nhiều đến vấn đề bảo đảm an ninh và cùng nhau hợp tác trong châu Á Thái Bình Dương.

Do đó, trong chuyến thăm lần này của Phó tổng thống Kamala Harris, sự chú ý cũng sẽ hướng đến việc Mỹ sẽ có thêm những sáng kiến gì mới cho khu vực, không chỉ về kinh tế thương mại mà còn là xoay quanh câu chuyện phòng chống cũng như khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19.

Đặc biệt, chuyến thăm lần này của bà Harris cũng sẽ bàn luận về việc xây dựng và bảo toàn được các chuỗi cung ứng trong khu vực. Các doanh nghiệp Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương là một phần rất quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ.

Trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lại cộng thêm cạnh tranh nước lớn, các chuỗi cung ứng bị thay đổi hoặc bị đứt quãng. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến những điều chỉnh ưu tiên mới của Mỹ, bao gồm tập trung vào sản xuất trong nước, cạnh tranh Mỹ - Trung và những lĩnh vực tránh bị phụ thuộc vào chỉ một thị trường. Vì vậy, bối cảnh lúc này vừa là thách thức, vừa là cơ hội, khi xuất hiện các chuỗi cung ứng, những sự chuyển dịch mới.

Dịch chuyển chuỗi cung ứng không phải câu chuyện ngay lập tức, mà chuỗi cung ứng sẽ dịch chuyển theo quy luật kinh tế. Bởi vậy, khi điểm đến không thuận lợi, hấp dẫn về năng lực sản xuất, hay hạ tầng và nguồn nhân lực, hoặc về khung chính sách, chưa đủ đảm bảo, thì họ cũng sẽ rời đi.

Do đó, đây cũng là thời điểm quan trọng để Việt Nam đánh giá, cải cách và đưa ra những sự lựa chọn hợp lý. Thứ nhất, chúng ta phải xác định sự chuyển dịch đó phải phục vụ cho lợi ích của quốc gia. Thứ hai, Việt Nam phải chuẩn bị tâm thế để đón đầu dòng vốn, lựa chọn những chuỗi cung ứng chất lượng cao, có tính bền vững, và phù hợp với năng lực sản xuất của mình.

Việt Nam đang hướng đến một nền kinh tế chất lượng cao hơn, không còn chỉ thuần túy là dựa vào lao động giá rẻ, mà dựa trên năng suất lao động, dựa trên chất xám, hay công nghệ. Không chỉ vậy, Việt Nam cũng hội tụ đầy đủ các yếu tố để tận dụng cơ hội từ sự dịch chuyển sản xuất.

Tuy nhiên, tôi vẫn phải lưu ý rằng, Việt Nam cần cải thiện hơn nữa khung chính sách, hạ tầng như về công nghệ, sản xuất linh kiện, sản xuất chất bán dẫn hay nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo những ý kiến của doanh nghiệp, Việt Nam đã có những sự cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn nhiều trở ngại, đặc biệt là mới đáp ứng được phần nào kỳ vọng của những nhà đầu tư lớn nước ngoài.

Tạo đà thu hút doanh nghiệp FDI từ Mỹ

Sự hỗ trợ, hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong câu chuyện phòng chống đại dịch COVID-19 sẽ mở ra những điều gì mới trong tương lai?

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Trong thời gian vừa qua, câu chuyện về phòng chống dịch cũng như vaccine là rất quan trọng. Mỹ là một trong những nước đã có sự tài trợ lớn cho Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đây là một điều rất đáng quý.

Tuy nhiên, những sự hỗ trợ này nếu so với tình hình chống dịch ngay tại Việt Nam, thì vẫn còn nhỏ. Vì vậy, tôi kỳ vọng rằng chuyến thăm lần này của Phó tổng thống Kamala Harris sẽ ghi nhận thêm những cam kết hỗ trợ mới, đặc biệt là về vaccine.

Bên cạnh đó, hai nước cũng sẽ sớm thảo luận về câu chuyện tự cường xoay quanh việc chuyển giao công nghệ, cùng hỗ trợ nhau sản xuất vaccine tại Việt Nam. Vấn đề này sẽ cần vai trò quyết định của khu vực tư nhân như việc Vingroup đã làm được với Arcturus Therapeutics.

Từ sự liên kết, chuyển giao công nghệ của khu vực tư nhân, chính phủ hai nước có thể tiếp tục hợp tác với nhau, hỗ trợ để làm sao Việt Nam trở thành một nơi cung ứng vaccine cho cả khu vực này.

Ngoài ra, tôi cũng hy vọng những loại vaccine mà Việt Nam nghiên cứu, sản xuất thành công, sẽ được Mỹ trợ giúp trong việc được WHO phê duyệt, qua đó trở thành vaccine của toàn cầu.

Chắc chắn trong thời gian tới, mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa sẽ sự hợp tác của khu vực tư nhân hai nước, qua đó trở thành những mắt xích quan trọng của khu vực, không chỉ với vaccine mà còn sang các lĩnh vực khác.

Chuyến thăm của bà Harris sẽ mở rộng thu hút doanh nghiệp FDI Mỹ như nào?

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Chuyến thăm của Phó tổng thống Kamala Harris chắc chắn sẽ tạo đà cho quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng như việc thu hút doanh nghiệp FDI từ Mỹ.

Trong cuộc trao đổi với các nhà lãnh đạo Việt Nam, chắc chắn hai bên sẽ phản ánh những mối quan tâm và ý kiến của các doanh nghiệp. Hiện rất nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ đang làm ăn tại đây, và họ rất coi trọng thị trường này. Tuy nhiên, họ cũng đồng thời muốn Việt Nam đổi mới, mở cửa, cải tiến nhiều hơn nữa.

pham-quang-vinh

 

Chuyến thăm của Phó tổng thống Kamala Harris chắc chắn sẽ tạo đà cho quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng như việc thu hút doanh nghiệp FDI từ Mỹ.

Đại sứ Phạm Quang Vinh. Ảnh: Zing.vn

Tôi muốn nhắc lại câu chuyện về dịch chuyển sản xuất. Đây chính là cơ hội mà Việt Nam phải nắm bắt tốt để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ phía Mỹ. Quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển sâu sắc hơn về mọi mặt, vì vậy chắc chắn sự quan tâm của các doanh nghiệp Mỹ cũng sẽ tăng theo đó. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn chính là Việt Nam sẽ đưa ra những phương án, cải cách như thế nào để tận dụng được điều này.

Bản thân Việt Nam cũng phải tiếp tục đổi mới, qua đó cải thiện chất lượng nền kinh tế để đón đầu những chuỗi cung ứng mới, những doanh nghiệp mới. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ phải mở rộng hơn nữa, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI.

Dưới thời Tổng thống Joe Biden, Đại sứ đánh giá như thế nào về triển vọng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ?

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Khi Tổng thống Joe Biden bắt đầu nhiệm kỳ của mình, từ cuối tháng 1 cho đến nay, quan hệ hai nước đã có sự tiếp nối thuận lợi, và thậm chí còn phát triển tốt đẹp hơn nữa bất chấp những ảnh hưởng của dịch bệnh và một số vấn đề khác.

Chính quyền ông Biden vẫn rất coi trọng vai trò của Việt Nam ở khu vực này. Điều này được thể hiện thông qua các chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Phó tổng thống Kamala Harris.

Không chỉ vậy, khi có những vấn đề trục trặc, hai nước luôn hướng đến kênh đối thoại mang tính xây dựng, ôn hòa, có lợi cho đôi bên, chẳng hạn như việc xử lý về vấn đề thao túng tiền tệ và nó đã không hề gây ảnh hưởng gì đến thương mại của hai quốc gia.

Đặc biệt, dưới thời ông Biden, hai nước vẫn hợp tác mật thiết trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh. Ngay trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Austin, hai nước cũng ký kết ký kết bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ Việt Nam.

Nhìn lại, trong hơn 25 năm qua, quan hệ Việt - Mỹ đã phát triển mạnh mẽ trên tất cả các mặt, cả song phương và đa phương. Rõ ràng, quan hệ đó mang cả tính chiến lược và toàn diện và đã đến thời điểm chín muồi để hai bên định danh cho phù hợp với tầm quan hệ hai nước.

Một khía cạnh khác theo quan điểm cá nhân của tôi, đó là ông Biden rất hiểu Việt Nam và khu vực này. Điều này tạo thuận lợi cả về mặt chính sách và con người cho mối quan hệ này. Có thể khẳng định rằng, chắc chắn dưới thời ông Joe Biden, quan hệ Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục đà và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ