Du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long phục hồi mạnh mẽ

Nhàđầutư
Nếu như tháng đầu năm ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn còn khó khăn do "dư âm" của dịch bệnh COVID-19 thì kể từ tháng 3 cho đến nay ngành này đã phục hồi mạnh mẽ với lượng khách đến cả năm dự báo tăng hơn 200% so với cùng kỳ.
AN HÒA
13, Tháng 12, 2022 | 09:58

Nhàđầutư
Nếu như tháng đầu năm ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn còn khó khăn do "dư âm" của dịch bệnh COVID-19 thì kể từ tháng 3 cho đến nay ngành này đã phục hồi mạnh mẽ với lượng khách đến cả năm dự báo tăng hơn 200% so với cùng kỳ.

bac lieu 1

Nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL đã tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch nhằm thu hút khách du lịch đến với địa phương. Ảnh An Hòa

Phong phú hoạt động thu hút du lịch

Theo Hiệp hội du lịch ĐBSCL (MDTA) năm 2022 được xem là năm mà khu vực ĐBSCL có nhiều sự kiện lễ hội nhất trong 3 năm trở lại đây.

Đại diện MDTA cho biết, kể từ khi Hiệp hội phối hợp với Sở VH,TT&DL các địa phương tổ chức Hội nghị "Phục hồi và phát triển du lịch ĐBSCL trong trạng thái bình thường mới" vào tháng 2/2022 thì các địa phương đã tổ chức hàng loạt sự kiện lễ hội để thu hút du khách đến địa phương mình.

Tiêu biểu là Lễ hội sen và Hội thảo về nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm du lịch nông nghiệp ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới, tại tỉnh Đồng Tháp; Tọa đàm "An Giang – Sắc màu vùng biên" Caravan Long Xuyên - Thoại Sơn - Tri Tôn – Tịnh Biên – Châu Đốc, tại Châu Đốc, An Giang; Ngày hội Văn hóa, Thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII năm 2022 tỉnh Sóc Trăng ; Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Long An năm 2022; Ngày hội Văn hóa-Du lịch tỉnh Vĩnh Long, Bạc Liêu ; Lễ hội Công diễn và xác lập kỷ lục "Món ngon 13 tỉnh, thành ĐBSCL nhiều nhất Việt Nam", tại Cần Thơ ; Lễ hội Xoài tại tỉnh Đồng Tháp.

Sắp tới, từ ngày 16-17/12, tỉnh Đồng Tháp sẽ tổ chức Lễ hội cá tra lần thứ I ; từ ngày 23-31/12, tỉnh Cà Mau cũng sẽ tổ chức Lễ hội cua lần thứ I, đây là 2 sự kiện hấp dẫn, hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo khách du lịch đến với địa phương.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương trong vùng cũng đã tổ chức các đoàn Famtrip, khảo sát, giới thiệu sản phẩm du lịch, tour tuyến du lịch mới. Đồng thời cũng tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tại các tỉnh miền Trung và phía Bắc.

Theo ông Trần Việt Phường, Chủ tịch MDTA, bên cạnh với việc phối hợp cùng các địa phương tổ chức nhiều sự kiện du lịch, Hiệp hội còn tổ chức đoàn khảo sát, thẩm định và bình chọn 36 điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL năm 2022. Đồng thời, cũng sơ kết  các hoạt động liên kết phát triển du lịch cụm phía Đông và phía Tây ĐBSCL; kết nối nội cụm, toàn vùng và với du lịch TP. Hồ Chí Minh…

Thông qua các hoạt động quảng bá, xúc tiến và tổ chức các sự kiện Văn hóa-Du lịch, ngành du lịch vùng ĐBSCL đã có sự hồi phục mạnh mẽ, ước đến cuối năm 2022 tổng số khách du lịch đến ĐBSCL trên 44 triệu lượt, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có khoảng 11 triệu lượt khách lưu trú.

Doanh thu du lịch vùng ĐBSCL năm 2022 ước đạt gần 34.000 tỷ đồng, tăng 216,9% so với cùng kỳ 2021. Qua đó cho thấy, toàn ngành du lịch ĐBSCL đã nỗ lực, đẩy mạnh các hoạt động liên kết, hợp tác du lịch "trong trạng thái bình thường mới" và đã đạt những kết quả đáng khích lệ", ông Phường đánh giá.

du lich sinh thai

Du lịch sinh thái hòa mình cùng thiên nhiên được du khách ưa chuộng. Ảnh NQ

Các điểm du lịch đã sẵn sàng đón khách Tết

Theo ông Trần Đoàn Thế Duy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vietravel: Du lịch miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng luôn là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Riêng đối với Vietravel, lượng khách du lịch các tỉnh khu vực ĐBSCL hàng năm chiếm tỷ trọng khá cao, đặc biệt vào mùa du lịch Hè và Xuân.

Với lợi thế sở hữu Xí nghiệp vận chuyển Xuyên Á và Hãng hàng không Vietravel Airlines, Vietravel mong muốn được hợp tác cùng Cần Thơ trong mở thêm các đường bay mới nhằm đưa du khách đi và đến các tỉnh miền Tây thuận tiện, nhanh chóng, góp phần phát triển du lịch tại vùng này.

Về phía các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại ĐBSCL, ông Lê Hải Phúc, chủ Làng du lịch sinh thái Ông Đề (Cần Thơ) cho biết, trong thời gian tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng dịch COVID-19, làng du lịch Ông Đề đã tập trung đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục như hồ bơi, phim trường…cùng với đó là nâng cấp các hạng mục khác, sẵn sàng phục vụ du khách nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp đến.

Hàng chục điểm du lịch sinh thái khác tại Cần Thơ cũng khẩn trương nâng cấp dịch vụ, tôn tạo cảnh quan, trồng thêm cây cảnh để thu hút du khách đến vui chơi, tham quan, chụp ảnh lưu niệm.

Theo ông Trì Văn Nghiệp, Giám đốc Công ty du lịch Vĩnh Bình (Trà Vinh), kể từ tháng 8 cho đến nay, du lịch tại khu vực ĐBSCL đã có sự hồi phục mạnh mẽ, nhất là khách Inbound (khách quốc tế đến Việt Nam).

So với thời gian trước khi xảy ra dịch COVID-19 thì chất lượng của ngành du lịch ở vùng này đã có sự cải thiện từ cơ sở vật chất đến chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, theo ông Nghiệp, để du lịch ĐBSCL hấp dẫn hơn nữa thì các địa phương cần phải "chăm chút" hơn sản phẩm đặc trưng của địa phương mình.

"Ví dụ như Hội An, (tỉnh Quảng Nam) bước đầu địa phương này chỉ khai thác du lịch với sản phẩm đặc trưng là "phố cổ", sau khi lượng khách đến đông hơn thì địa phương đã phát triển mở rộng ra các sản phẩm du lịch khác và dịch vụ phục vụ du khách cũng phong phú hơn.

Ở khu vực ĐBSCL, nhiều địa phương đã có sẵn sản phẩm đặc thù, tiêu biểu như: Bạc Liêu có Nhà công tử Bạc Liêu, Bản Dạ cổ hoài lang của Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ: Sóc Trăng có nhiều ngôi chùa của người Khmer, Hoa rất độc đáo; Bến Tre là một tỉnh có diện tích dừa lớn nhất Việt Nam, có vườn cây ăn trái nổi tiếng cả nước…, mỗi địa phương cần xác định cho mình sản phẩm đặc trưng để làm thương hiệu và phát triển mở rộng như cách mà tỉnh Quảng Nam đã làm", ông Nghiệp gợi ý. 

Theo ông Trần Việt Phường, Chủ tịch MDTA, du lịch là ngành đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dịch COVD-19, nhưng cũng là ngành phục hồi nhanh nhất.

Riêng đối với du lịch ĐBSCL, sau dịch COVID-19 các sản phẩm du lịch Mice kết hợp với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái rất được du khách ưa chuộng.

Sau hơn 2 năm phải ngưng hoạt động vì dịch COVID-19, nhiều khu, điểm du lịch trong vùng đã tranh thủ thời gian này để đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hiện có, nhờ vậy mà chất lượng dịch vụ đã có nhiều cải thiện sau khi hoạt động trở lại.

Nhằm để hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch, MDTA đã kiến nghị Chính phủ kéo dài thời gian áp dụng chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ du lịch đến cuối năm 2023. Đề nghị ngành điện áp dụng giá bán điện cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng giá điện của các ngành sản xuất.

Bên cạnh đó, MDTA cũng phối hợp với các địa phương tổ chức các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL; nâng cấp Cổng thông tin điện tử của Hiệp hội. Đặc biệt là phối hợp với Hiệp hội du lịch Việt Nam tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam –VITM, tại Cần Thơ vào năm 2023 nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với vùng ĐBSCL", ông Phường cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ