Đồng Nai ưu tiên quỹ đất cho hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp, thương mại dịch vụ và đất ở

Nhàđầutư
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021-2030, Đồng Nai sẽ ưu tiên quy hoạch quỹ đất trên địa bàn TP. Biên Hòa để phát triển 4 lĩnh vực trọng điểm là hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp, thương mại dịch vụ và đất ở nhằm tạo ra đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
LÝ TUẤN
15, Tháng 10, 2021 | 12:14

Nhàđầutư
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021-2030, Đồng Nai sẽ ưu tiên quy hoạch quỹ đất trên địa bàn TP. Biên Hòa để phát triển 4 lĩnh vực trọng điểm là hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp, thương mại dịch vụ và đất ở nhằm tạo ra đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh sẽ ưu tiên quy hoạch quỹ đất trên địa bàn TP. Biên Hòa để phát triển 4 lĩnh vực trọng điểm là hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp, thương mại dịch vụ và đất ở nhằm tạo ra đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, điều này phù hợp với định hướng xây dựng, chỉnh trang đô thị loại I và phát triển kinh tế - xã hội của TP. Biên Hòa theo hướng công nghiệp - dịch vụ.

“Dự tính đến năm 2030, TP. Biên Hòa còn gần 4 ngàn ha đất nông nghiệp, giảm hơn 3.800 ha so với năm 2020. Diện tích đất nông nghiệp giảm sẽ chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp, thương mại dịch vụ, khu dân cư. Trong đó, đất làm các công trình hạ tầng kỹ thuật hơn 1.300 ha, thương mại dịch vụ hơn 600ha, công nghiệp hơn 100ha và đất ở đô thị hơn 1.700 ha”, UBND tỉnh Đồng Nai thông tin.

BienHoa (1)

Giai đoạn 2021-2030, trên địa bàn TP. Biên Hòa sẽ triển khai khoảng 1.047 dự án với diện tích đất sử dụng là hơn 9.900 ha. Ảnh minh họa: Cổng thông tin UBND TP. Biên Hòa

Bên cạnh đó, theo quy hoạch chung của TP. Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ hình thành 4 vùng gồm: Vùng phát triển đô thị khoảng 14.000 ha (có 4 khu đô thị là khu đô thị trung tâm lịch sử, khu đô thị trung tâm mở rộng phía Đông, khu đô thị phía Tây, khu đô thị phía Đông đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu); vùng phát triển công nghiệp 2.000 ha, tập trung ở phường Long Bình, phường Tam Phước; vùng quân sự diện tích hơn 4.000 ha; vùng xây dựng cảnh quan và không gian mở có diện tích 6.400 ha.

Đồng thời, trên cơ sở các phân vùng, quy hoạch sử dụng đất trong 10 năm tới của TP. Biên Hòa sẽ bám sát tiềm năng, thế mạnh từng vùng để phân bổ nhu cầu sử dụng đất cho phù hợp.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa cho biết, trong giai đoạn tới, TP. Biên Hòa tiếp tục ưu tiên quy hoạch quỹ đất cho xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông để tạo đột phá cho phát triển kinh tế của địa phương. Đồng thời, thành phố sẽ dành quỹ đất cho công nghiệp, thương mại dịch vụ và đất ở đô thị.

“Giai đoạn 2021-2030, trên địa bàn TP. Biên Hòa sẽ triển khai khoảng 1.047 dự án với diện tích hơn 9.900 ha, trong đó có 297 dự án bổ sung mới và 750 dự án chuyển từ giai đoạn trước qua. Những dự án bổ sung mới đa số là đường giao thông, khu dân cư, khu tái định cư, trung tâm thương mại, siêu thị, công viên cây xanh, trường học”, Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa thông tin.

Ngoài ra, lãnh đạo TP. Biên Hòa cũng cho biết thêm: “Thành phố sẽ đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các phân khu để việc triển khai các công trình, dự án thuận lợi hơn trong thời gian tới”.

Mặt khác, theo ông Lê Văn Tân, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường (Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai) đại diện đơn vị tư vấn, đánh giá trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, TP. Biên Hòa được duyệt triển khai 1.167 dự án với tổng diện tích 10.337ha, nhưng đến cuối năm 2020 chỉ có 203 dự án hoàn thành, 450 dự án đang triển khai, 301 dự án chưa triển khai và 213 dự án không tiếp tục thực hiện.

“Về cơ bản thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đảm bảo việc bố trí quỹ đất cho phát triển của các ngành, các lĩnh vực và kiểm soát được chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất để cân đối, điều hòa cho phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế là TP.Biên Hòa chưa phối hợp chặt chẽ với các ngành trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dẫn đến dự báo nhu cầu sử dụng đất còn thiếu chính xác, quỹ đất quy hoạch có lĩnh vực thiếu, có lĩnh vực lại thừa. Việc này ảnh hưởng đến chuyển mục đích sử dụng nông nghiệp sang đất khác để thực hiện các dự án”, ông Lê Văn Tân cho hay.

“Siết” xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, mỗi năm, trên địa bàn tỉnh có hàng ngàn trường hợp tách nhỏ các thửa đất nông nghiệp ở diện tích tối thiểu, tuy nhiên, để xử lý vấn đề này một số sở, ngành đã đề nghị các địa phương muốn ngăn chặn xây dựng trái phép từ những thửa đất nông nghiệp bị tách nhỏ cần chú ý những trường hợp đồng sở hữu nhiều người trên cùng một diện tích nhỏ.

Bởi các trường hợp mua đất kiểu trên đa số là để xây dựng nhà ở, không quản chặt sẽ hình thành các khu dân cư tự phát, kéo theo hàng loạt hệ lụy khác như hạ tầng kỹ thuật không đảm bảo, ngập lụt...

Để giải quyết vấn đề trên, ông Võ Văn Phi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh đã yêu cầu các huyện, thành phố phải quản lý thật chặt chẽ đất đai trên địa bàn. Vì trong thời gian tới, nhiều công trình hạ tầng giao thông của tỉnh sẽ được xây dựng và kết nối, đất đai của Đồng Nai sẽ tiếp tục được nhiều tổ chức, cá nhân mua để đầu tư. Do đó, các địa phương phải chú ý để tránh một số tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật về đất đai để phân lô, bán nền đất nông nghiệp.

Trong khi đó, ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu Sở TN&MT xem xét ghi rõ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với những thửa đất nông nghiệp tách thửa tuyệt đối không được xây dựng công trình trên đất này, nếu xây dựng công trình sẽ áp dụng ngay hình thức cưỡng chế để trả lại nguyên hiện trạng.

“Với việc áp dụng quy định cưỡng chế sẽ khiến người mua đất với ý định xây dựng nhà trên đất nông nghiệp có thể từ bỏ, qua đó, giúp các địa phương bớt áp lực trong tách thửa đất nông nghiệp rồi xây dựng trái phép”, ông Cao Tiến Dũng cho hay.

Ngoài ra, theo lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai, thời gian qua, có nhiều địa phương đề xuất bổ sung vào quy định mới về tách thửa là không cho tách thửa đất nông nghiệp thành nhiều thửa để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc tách thửa đất để chuyển nhượng. Tuy nhiên, quy định về tách thửa mới phải căn cứ vào các luật liên quan và Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết về Luật Đất đai cho phù hợp.

“Việc không cho tách một thửa đất nông nghiệp lớn thành các thửa nhỏ là không phù hợp. Do đó, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần ghi chú rõ ràng như trên và các xã, phường quản lý chặt đất đai thì có thể ngăn chặn được tách thửa với mục đích xây dựng trái phép”, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ