Doanh nghiệp thủy sản đăng ký mua 500.000 liều vaccine COVID-19

Nhàđầutư
VASEP đã gửi công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép VASEP - đại diện cho các doanh nghiệp thuỷ sản thành viên được đăng ký mua 500.000 liều vaccine mà Chính phủ đang đặt mua theo kế hoạch, chương trình của Chính phủ.
PHƯƠNG LINH
12, Tháng 06, 2021 | 08:15

Nhàđầutư
VASEP đã gửi công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép VASEP - đại diện cho các doanh nghiệp thuỷ sản thành viên được đăng ký mua 500.000 liều vaccine mà Chính phủ đang đặt mua theo kế hoạch, chương trình của Chính phủ.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam đang trở nên nghiêm trọng và ngày càng có dấu hiệu phức tạp, đặc biệt tại các khu công nghiệp và các nhà máy có sử dụng nhiều lao động. 

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, đây thực sự đang là mối lo lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế nói chung, đến sự tồn tại của các doanh nghiệp và việc làm, đời sống người lao động, đặc biệt với các ngành và các DN sử dụng nhiều lao động như thuỷ sản.

Do đó, ngày 26/5, VASEP đã gửi công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép VASEP - đại diện cho các doanh nghiệp thuỷ sản thành viên được đăng ký mua 500.000 liều vaccine mà Chính phủ đang đặt mua theo kế hoạch, chương trình của Chính phủ.

20210609165533515vasep-de-nghi-duoc-dang-ky-mua-500.000-lieu-vaccin-1597-1

Các doanh nghiệp thủy sản đăng ký mua 500.000 liều vaccine COVID-19. Ảnh: VASEP

Toàn bộ chi phí mua 500.000 liều vaccine và tổ chức tiêm, Hiệp hội cùng các DN thành viên sẽ chủ động và đóng góp đầy đủ ngay theo kế hoạch của Chính phủ.

Theo VASEP, toàn ngành thủy sản Việt Nam có hơn 4 triệu lao động trên toàn chuỗi, riêng khu vực chế biến là hàng trăm ngàn lao động, tập trung phần lớn tại ĐBSCL, Nam bộ và Nam Trung bộ. Nhiều nhà máy sử dụng từ 500 - 3.000 người, một số nhà máy lớn sử dụng 5.000 - 10.000 lao động, mật độ lao động cao.

Trong 3 năm trở lại đây, ngành thủy sản đã góp phần đảm bảo việc làm và sinh kế cho nông-ngư dân tại nhiều địa phương, đóng góp quan trọng về kim ngạch xuất khẩu của đất nước với khoảng 8,5 - 8,8 tỷ USD/năm.

VASEP cho biết nếu doanh nghiệp chỉ cần bị giãn cách, cách ly không sản xuất từ 14-21 ngày thì coi như kế hoạch sản xuất, kinh doanh một năm tan vỡ, hậu quả vô cùng to lớn. Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản và người lao động bị mất việc làm.

Nếu rủi ro, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế cũng như uy tín ngành hàng của Việt Nam.

"VASEP và các doanh nghiệp thuỷ sản vô cùng cảm kích về kết luận với nhiều nội dung mới và quan trọng của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 24/5/2021 về phòng chống dịch COVID-19. Trong đó nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện các quy định để có chiến lược hoàn chỉnh về phòng chống dịch trong khu công nghiệp; thực hiện bằng được chiến lược vaccine theo tinh thần thần tốc, nỗ lực hơn nữa", VASEP cho biết.

Trong tháng 5/2021 xuất khẩu thủy sản tiếp tục đà hồi phục khả quan khi tăng trưởng 24%, kim ngạch đạt gần 790 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 3,27 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020.

VASEP nhận định nguồn cung nguyên liệu thủy sản để chế biến xuất khẩu hiện nay khá ổn định, nhất là với các mặt hàng tôm, cá tra. Nguồn nguyên liệu hải sản nhập khẩu khó khăn hơn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Do vậy, yếu tố chính quyết định sự phục hồi xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại chính là thị trường. Mỹ, EU và các nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang là những thị trường có vai trò chi phối tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ