Doanh nghiệp thép tiếp tục thắng lớn trong quý III/2017

Nhàđầutư
Trong quý III/2017, nhiều doanh nghiệp thép đã công bố kết quả kinh doanh tiến triển tốt. Số doanh nghiệp có kết quả lợi nhuận sau thuế quý III/2017 tăng so với cùng kỳ chiếm số lượng áp đảo.
BẢO LINH
06, Tháng 11, 2017 | 18:22

Nhàđầutư
Trong quý III/2017, nhiều doanh nghiệp thép đã công bố kết quả kinh doanh tiến triển tốt. Số doanh nghiệp có kết quả lợi nhuận sau thuế quý III/2017 tăng so với cùng kỳ chiếm số lượng áp đảo.

nhadautu - doanh nghiep thep tiem nang lon

Doanh nghiệp thép tiếp tục thắng lớn trong quý III/2017 

Theo đó, mức tăng ấn tượng nhất trong quý vừa rồi phải kể đến Công ty CP Thép Pomina (mã POM). Theo đó, lợi nhuận sau thuế POM tính riêng quý III/2017 đạt gần 250 tỷ đồng và tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tính trong 9 tháng đầu năm,  lợi nhuận thực hiện trong 9 tháng là 514 tỷ đồng, đạt 125% so với kế hoạch 400 tỷ đồng đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Trong văn bản giải trình, POM cho biết thị trường bất động sản tiếp tục tăng là nguyên nhân khiến công ty mẹ và công ty con đều có lãi. Cùng với đó, một yếu tố khác nữa là vay dài hạn của Nhà máy luyện phôi thép giảm.

BANG TONG HOP CAC DN

Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép 

Một doanh nghiệp khác có mức tăng trưởng rất ấn tượng là Công ty CP Thép Dana – Ý (mã DNY). Tính riêng quý này, lợi nhuận sau thuế hơn 15 tỷ đồng và gấp 15 lần so với cùng kỳ.

Tính trong 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần DNY đạt gần 1.604 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế gần 36,4 tỷ đồng. So với kế hoạch đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2017, DNY đã hoàn thành 55% kế hoạch doanh thu và 56% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.  

Đáng chú ý nhất, quý III/2017 ghi nhận Công ty CP Thép Nhà bè – VNSTEEL (mã TNB) đã chuyển lỗ thành lãi. Trong quý này, TNB ghi nhận doanh thu đạt 426 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 7 tỷ đồng, trong khi quý III/2016 ghi nhận TNB lỗ 4,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn phải kể đến nhiều doanh nghiệp có kết quả lợi nhuận sau thuế tăng mạnh như VCA (+437,14%), TDS (+286,21%), VIS (+148,70%), TNS (+117,92%),….

Có thể thấy, đa phần các doanh nghiệp có kết quả doanh thu cao hơn so với cùng kỳ, tuy vậy áp lực từ các chi phí đã khiến một số doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế thấp hơn so với quý III/2016. Điển hình có thể kể đến các cái tên như Công ty CP Tập đoàn Thép Tiến Lên (mã TLH), Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (mã TNA) và Công ty CP Thép Đà Nẵng (mã DNS).

Xét về giá trị tuyệt đối, HPG vẫn đang là doanh nghiệp đầu tàu với mức doanh thu và lợi nhuận trong quý III/2017 cao nhất so với toàn ngành. Trong quý này, HPG ghi nhận doanh thu thuần đạt 12.540 tỷ đồng, tăng trưởng 54,02%. Lợi nhuận sau thuế 2.140 tỷ đồng, tăng 33,25%.

Tính trong 9 tháng đầu năm 2017, HPG doanh thu đạt 33.800 tỷ đồng và hoàn thành 85% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 5.600 tỷ đồng, qua đó đạt 93% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2017.

Thị trường thép liên tục diễn biến tích cực là nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Báo cáo từ VSA cho thấy sản xuất thép trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 15,4 triệu tấn, tăng 24,2% so với cùng kỳ 2016. Nhìn chung, giá các loại nguyên liệu sản xuất thép trong quý III/2017 tăng khá cao so với bằng giá quý II/2017.

gia-NVL

Diễn biến giá thép (VSA tổng hợp) 

Một văn bản báo cáo về tình hình hoạt động công nghiệp và thương mại 9 tháng đầu năm 2017 cho thấy ngành thép đã có mức tăng trưởng tốt và đạt được nhiều thành tựu.

Một số sản phẩm như thép thô, thép cán, thép thanh vẫn có mức tăng trưởng khá cao, khoảng 11- 28% so với cùng kỳ. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của ngành cả năm 2017 là: Sắt thép thô đạt khoảng 5,880 triệu tấn; thép cán đạt khoảng 6,422 triệu tấn; thép thanh, thép góc đạt khoảng 5,390 triệu tấn.

Tiềm năng quý IV của các doanh nghiệp thép như thế nào?

Kết quả kinh doanh quý III thường được coi là quý kinh doanh chậm chất so với các quý còn lại, nhưng báo cáo vừa qua của các doanh nghiệp thép lại rất khả quan.

Ông Nguyễn Hữu Bình - Trưởng phòng phân tích CTCK IVS nhận định, mặc dù giá thép Nguyên liệu tăng cao do nhu cầu từ Trung Quốc gia tăng nhưng giá Thép đầu ra cũng đã tăng tương đối mạnh. Vì thế khi bước vào Quý 4, Quý kinh doanh cao điểm nhất về xây dựng nên chắc chắn sản lượng tiêu thụ của các Công ty sẽ cực tốt.

Ông Bình nói thêm, những Công ty Thép năm sẽ có một mùa bội thu, đặc biệt là những công ty Thép Xây dựng.

Trao đổi với Phóng viên, ông Bình lưu ý cần phân định rõ giữa Thép xây dựng và Thép Tôn và những DN trong ngành. Đối với Ngành Tôn do thép cán nóng HRC tăng quá mạnh nhưng giá thành phẩm tăng không tương ứng nên biên lợi nhuận bị ảnh hưởng và tăng không tương xứng với Doanh thu. Một phần nữa, do nhiều Công ty trữ nguyên liệu giá cao hồi đầu năm như HSG khiến cho LN bị giảm sút. Ngoài ra HSG còn có mảng ống nhựa và nhiều khả năng mảng tôn đang phải bù đắp cho mảng Ống nhựa để chiếm lĩnh thị phần.

Giá cổ phiếu lại diễn biến theo kịch bản ‘đắng lòng’ – bi kịch hay cơ hội gom ‘hàng’ tốt?

Tuy vậy, diễn biến các ông lớn đầu ngành thép khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi ‘đắng lòng’.

Gọi là ‘đắng lòng’ cũng không sai khi doanh nghiệp càng lãi bao nhiêu thì giá cổ phiếu lại càng giảm sâu bấy nhiêu. Có thể kể đến cái tên điển hình nhất là ông lớn Hòa Phát. Theo đó, ngay sau khi công bố bản báo cáo tài chính đầy triển vọng (17/10), thị giá HPG lập tức đâm đầu xuống dốc không phanh.

Tính đến phiên giao dịch 2/11, thị giá HPG đã giảm xuống mức 34.800 đồng/cổ phiếu, mức giá thấp nhất trong vòng 1 tháng giao dịch.

HPG

 Diễn biến cổ phiếu HPG trong 3 tháng gần nhất

Câu chuyện tương tự cũng diễn biến với NKG khi trước ngày ra báo cáo tài chính quý III/2017 (26/10), cổ phiếu NKG trong phiên giao dịch 25/10 đã giảm sâu xuống mức 34.300 đồng/cổ phiếu, đây cũng là mức giá thấp nhất trong 1 tháng giao dịch của NKG.

NKG

Diễn biến cổ phiếu NKG trong 3 tháng gần nhất 

Tuy vậy, đây có thể chỉ là quy luật ‘tin ra là bán’ khi kỳ vọng nhà đầu tư hầu hết đã được thể hiện qua đà tăng trưởng mạnh của cổ phiếu trước đó.

Nói về vấn đề này, ông Bình cho rằng thị trường đang điều chỉnh trong đó có nhóm ngành thép. Nhưng đây lại là cơ hội tốt cho những NĐT dài hạn có cơ hội mua vào cho một mục tiêu dài hạn hơn. Với tiềm năng phát triển và chính sách bảo hộ hiện nay, không chỉ năm 2017 mà cả năm 2018 sẽ vẫn có lợi thế lớn.

Trong phiên giao dịch 6/11, các cổ phiếu thép đã có diễn biến khá tích cực. Ngoại trừ VCA giảm điểm, DTL, DNS và DNY đi ngang ở mức giá tham chiếu, các cổ phiếu ngành thép đều tăng điểm. Trong đó, HSG tăng điểm mạnh nhất 3,6% lên mức 23.300 đồng/cổ phiếu. 

Thep hien tai

Diễn biến giá các cổ phiếu thép trong phiên giao dịch 6/11 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ