Doanh nghiệp nỗ lực chống dịch, sản xuất cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng

Làn sóng thứ 4 của dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch. Dù nhiều ngành nghề phải đóng cửa vì dịch bệnh, các nhà máy, siêu thị cung ứng hàng thiết yếu đã và đang duy trì hoạt động để cung ứng hàng hóa đầy đủ, giá cả ổn định.
HỒNG ANH
09, Tháng 08, 2021 | 16:08

Làn sóng thứ 4 của dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch. Dù nhiều ngành nghề phải đóng cửa vì dịch bệnh, các nhà máy, siêu thị cung ứng hàng thiết yếu đã và đang duy trì hoạt động để cung ứng hàng hóa đầy đủ, giá cả ổn định.

_DT_9476 copy

Doanh nghiệp nỗ lực chống dịch, sản xuất cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng

Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Cùng với các Bộ, ngành liên quan, lực lượng doanh nghiệp cũng đang thực hiện đồng bộ các giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, phân phối hàng hóa. Với mục tiêu, trong mọi hoàn cảnh không để bị đứt, gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, đặc biệt người dân trong vùng dịch. Cùng với đó là đảm bảo việc làm, an sinh phúc lợi cho người lao động.

Làn sóng thứ 4 của dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch. Dù nhiều ngành nghề phải đóng cửa vì dịch bệnh, các nhà máy, siêu thị cung ứng hàng thiết yếu đã và đang duy trì hoạt động để cung ứng hàng hóa đầy đủ, giá cả ổn định.

Chợ truyền thống tại nhiều tỉnh/thành tạm đóng cửa hoặc hoạt động trong sự kiểm soát gắt gao. Người dân đổ dồn sang mua sắm tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích. Sức nặng cung ứng gia tăng trong bối cảnh vận chuyển hàng hóa bị kiểm soát nghiêm ngặt, nhân sự thiếu hụt do nhiều nhân viên bán hàng thuộc diện cách ly y tế.

MASAN 2

Khử khuẩn xe trước khi vào nhà máy

Các doanh nghiệp bán lẻ đã phải tập trung nguồn lực, vượt nhiều thách thức nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu hàng hóa thiết yếu của nhân dân. Cùng với đó là tăng cường nhiều biện pháp phòng dịch, đảm bảo an toàn sức khỏe cho CBNV, khách hàng và cộng đồng.

VinMart/VinMart+ (thuộc Tập đoàn Masan) là hệ thống bán lẻ lớn nhất cả nước về số lượng điểm bán với gần 2.500 siêu thị và cửa hàng tại 59/63 tỉnh thành trên toàn quốc. Tại các thành phố lớn đang thực hiện giãn cách xã hội như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, VinMart/VinMart+ triển khai nhiều kênh bán hàng để giúp người dân mua sắm thuận tiện nhất.

Với lợi thế về quy mô hiểm bán, các cửa hàng VinMart+ có mặt tại từng phường, từng tổ dân phố. Mỗi cửa hàng VinMart+ đều được tăng tỉ trọng hàng tươi sống, có khả năng xử lý hơn 400 đơn hàng mỗi ngày giúp người dân an tâm mua sắm. Đặc biệt, tại các khu đang phong tỏa, cách ly, người dân không được gia khỏi khu, VinMart+ đã tổ chức chương trình “Kết nối cư dân mua dịch”, nhận đơn hàng và giao hàng tại chốt kiểm soát cho người dân.

MASAN

Người lao động sản xuất hàng thiết yếu tại nhà máy

VinMart/VinMart+ thiết lập không gian mua sắm an toàn với các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt bao gồm: Tuân thủ bắt buộc 5K của bộ Y tế đối với nhân viên và khách hàng; tuân thủ quy định phòng chống dịch bệnh của từng địa phương; triển khai các tuyến phòng dịch nội bộ. 

Ngoài hệ thống bán lẻ VinMart/VinMart+, Tập đoàn Masan còn sở hữu hơn 30 nhà máy, trong đó có các tổ hợp chế biến thực phẩm thiết yếu, đặt tại hàng chục tỉnh thành trên cả nước, sản xuất các sản phẩm hàng triệu người tiêu dùng như Omachi, Kokomi, Chin-su, Nam Ngư, MEATDeli, nước khoáng Vĩnh Hảo….Cùng với đó là hệ thống 14 nông trường VinEco cung cấp rau-củ-quả sạch cho thị trường.

Là tập đoàn có khả năng tích hợp toàn bộ chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối và bán lẻ phục vụ hàng hóa thiết yếu cho nhân dân cả nước, đặc biệt là nhân dân các vùng tâm dịch, Masan đã và đang ngày đêm dốc toàn lực để cung ứng đầy đủ và thường xuyên hàng hóa nhu yếu phẩm, đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi cung ứng.

Tập đoàn này đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch nhằm đảm bảo an toàn cho chuỗi sản xuất. Tất cả các nhà máy, siêu thị, cửa hàng và khối văn phòng của Tập đoàn này bắt buộc tuân thủ 5K. Doanh nghiệp cũng tổ chức xét nghiệm COVID-19 định kỳ với một số bộ phận.

Điển hình, nhà máy Masan MSI Bình Dương đang thực hiện 3 tại chỗ (3T) có khoảng 1.800 nhân viên, thực hiện test định kỳ 3 ngày 1 lần. Dù đang thiếu lao động so với điều kiện bình thường nhưng MSI Bình Dương vẫn duy trì sản xuất, phục vụ các mặt hàng thiết yếu như nước mắm, nước tương, gia vị, đồ uống… cho người dân.

Nhà máy MEATDeli Sài Gòn cũng áp dụng chỉ thị 3T để tăng cường phòng chống dịch và duy trì sản xuất. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, tổ hợp chế biến thịt MEATDeli Sài Gòn hoạt động xuyên suốt. Từ đó, đáp ứng nhu cầu thịt sạch cho người dân TP.HCM và các vùng phụ cận.

Với ưu tiên cao nhất là đảm bảo an toàn sức khỏe cho CBNV, khách hàng và cộng động, Masan đề xuất Chính phủ và các Bộ ngành liên đưa lực lượng nhân viên bán lẻ, công nhân nhà máy sản xuất hàng hóa thiết yếu vào đối tượng ưu tiên được tiêm vaccine phòng COVID-19 sớm. Tính đến nay, có hơn 10 ngàn trên tổng số 40 ngàn nhân viên của Masan đã được tiêm chủng vaccine.

Nhờ siết chặt nhiều biện pháp phòng dịch, hệ thống bán lẻ và sản xuất quy mô cả nước của Masan vẫn hoạt động sản xuất liên tục, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo việc làm và an sinh phúc lợi cho hàng chục ngàn người lao động.  

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ