Doanh nghiệp nhựa lo bị 'triệt tiêu' trước yêu cầu tăng thuế của Bộ Tài chính

Nhàđầutư
Trong văn bản mới đây của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) gửi tới Bộ Tài chính cho biết, doanh nghiệp nhựa Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị lép vế, triệt tiêu, phá sản nếu áp dụng cách tính thuế nhập khẩu nhựa PP của Bộ Tài chính.
ĐÌNH VŨ
13, Tháng 11, 2019 | 11:26

Nhàđầutư
Trong văn bản mới đây của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) gửi tới Bộ Tài chính cho biết, doanh nghiệp nhựa Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị lép vế, triệt tiêu, phá sản nếu áp dụng cách tính thuế nhập khẩu nhựa PP của Bộ Tài chính.

VPA cho biết, mới đây Bộ Tài chính đã có công văn gửi VPA xin ý kiến về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, trong đó Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng Polypropylen (hạt nựa PP thuộc nhóm HS 3902) từ 3% lên 5%.

Hiệp hội Nhựa cho biết, với dự kiến tăng thuế nhập khẩu lên 5% nêu trên sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến ngành công nghiệp nhựa còn non trẻ của nước ta.

tang-thue-nhua-pp

Doanh nghiệp nhựa trong nước lo phá sản trước yêu cầu tăng thuế nhập khẩu nhựa PP của Bộ Tài chính

Cụ thể, theo phân tích của VPA, hiện nay công suất thiết kế và sản xuất trên thực tế của Công ty TNHH MTV Lọc hoá đầu Bình sơn chỉ đạt 150.000 tấn/năm và Khu liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn theo tiến độ đến giữa năm 2019 mới đi vào hoạt động sản xuất để cung cấp sản phẩm PP cho thị trường, nhưng sản lượng cũng không đạt mức công suất thiết kết là 300.000 tấn/năm. 

Theo tính toán của VPA, trong vòng 5 nắm tới, thị trường Việt Nam sẽ phải nhập khẩu từ gần 1,2 triệu tấn đến hơn 2 tấn nhựa PP mỗi năm. Tương ứng với chi phí phát sinh tương ứng cho doanh nghiệp Nhựa Việt Nam mỗi năm từ 700 tỷ đến 1.300 tỷ đồng.

Với lý luận cho rằng, khi Bộ Tài chính tăng thuế, ngành nhựa có thể chuyển nhập khẩu từ ác nước Trung Đông, Trung Quốc... sang các nước thuộc khu vực FTA để được miễn thuế 0%, VPA cho rằng là không hợp lý. Cụ thể, thuế nhập khẩu về 0% nhưng doanh nghiệp không thể mua nguyên liệu PP với giá như trước mà khi đó người bán sẽ nâng giá bán lên tương ứng với giá các nước ngoài khu vực FTA. Và theo tính toán của doanh nghiệp thì chi phí phát sinh lúc này còn lớn hơn, dự kiến trong 5 năm là khoảng 3.628 tỷ đồng.

Khi giá thành nhập khẩu PP tăng, tất yếu sẽ đẫn đến giá nguyên liệu PP phục vụ sản xuất hàng hoá tăng, hệ quả là giá thành tăng, không cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Cùng với đó việc tăng thuế có thể dẫn tới bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, trong đó doanh nghiệp trong nước nằm ở thế yếu.

Như vậy, VPA cho rằng, trước việc tăng thuế của Bộ Tài chính, vô tình tăng thêm sức mạnh cho hàng ngoại trong việc chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam, giảm số thu ngân sách, nguy cơ daonh nghiệp nội địa phá sản. VPA đề nghị Bộ Tài chính không tăng thuế trong 5 năm tới (2019-2023). 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ