Doanh nghiệp du lịch 'đói' vốn để tái khởi động

Các doanh nghiệp ngành du lịch ở TP.HCM vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để tái khởi động. Đặc biệt là nhóm doanh nghiệp lữ hành đang rất cần nguồn vốn xoay vòng đón các đoàn khách đến nhưng chưa đảm bảo điều kiện vay vốn do không có tài sản tín chấp.
MAI BÙI
20, Tháng 08, 2022 | 16:43

Các doanh nghiệp ngành du lịch ở TP.HCM vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để tái khởi động. Đặc biệt là nhóm doanh nghiệp lữ hành đang rất cần nguồn vốn xoay vòng đón các đoàn khách đến nhưng chưa đảm bảo điều kiện vay vốn do không có tài sản tín chấp.

Thông tin này được đề cập tại Hội nghị kết nối Ngân hàng với các doanh nghiệp Du lịch trên địa bàn TP.HCM.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, sau gần 5 tháng chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới, du lịch Việt Nam đã bước đầu đạt được những kết quả. Tuy nhiện do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch gây ra đã làm hơn 90% các doanh nghiệp phá sản.

"Thời khắc này rất cần sự hồi sức, tiếp đỡ của ngân hàng với nhiều ưu đãi để các doanh nghiệp du lịch và ngành phát triển", bà Hiếu nói và nhìn nhận việc triển khai Nghị định 31 của Chính phủ với chính sách hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn ngân hàng thương mại, sẽ  tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngành du lịch giải tỏa cơn khát vốn để phục hồi, tiếp tục đóng góp hơn 10% vào GRDP của TP.HCM.

du-lich-tphcm

Các doanh nghiệp du lịch ở TP.HCM vẫn khó tiếp cận với gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm. Ảnh: VisitHCMC

Số liệu thống kê cho thấy, 7 tháng đầu năm, khách du lịch trong nước đạt hơn 60 triệu lượt. Riêng TP.HCM, có lượng khách quốc tế đến đạt 765.585 lượt, tăng 100% so cùng kỳ năm 2021; khách du lịch trong nước đến TP.HCM đạt hơn 13,3 triệu lượt, tăng 71,73% so cùng kỳ năm 2021. Tổng thu du lịch đạt 60.379 tỷ đồng, tăng 57,82% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, doanh nghiệp ngành du lịch vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để tái khởi động. Đặc biệt là nhóm doanh nghiệp lữ hành đang rất cần nguồn vốn xoay vòng đón các đoàn khách đến nhưng chưa đảm bảo điều kiện vay vốn với nguyên nhân chủ yếu là không có tài sản tín chấp.

Đơn cử như trường hợp của Công ty Du lịch Việt. Theo Bà Phạm Phương Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Việt, để có thể duy trì và tồn tại qua cơ đại dịch COVID-19, công ty đã dùng tài sản cá nhân để thế chấp vay vốn ngân hàng, với lãi suất 10%/năm. Có thời điểm công ty phải "vay nóng" để giải quyết cho những khoản chi cần thanh toán tiền mặt gấp.

"Qua trao đổi với ngân hàng, công ty đủ điều kiện để tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ ngân sách Nhà nước. Nhưng có điều, hiện nay công ty cũng không còn tài sản thế chấp để mà vay vốn", bà Phương Anh băn khoăn và đặt câu hỏi là công ty cần làm gì để được hưởng chính sách này.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Thanh Nga, đại diện Công ty du lịch Happy Travel cho biết doanh nghiệp khó tiếp cận gói vay với lãi suất hỗ trợ 2%. Việc kiểm tra báo cáo tài chính, năng lực, tài sản đảm bảo… đang là trở ngại lớn để có thể tiếp cận. Hiện tại công ty không còn gì làm tài sản thế chấp nhưng vay tín chấp càng bất khả thi sau một thời gian không có hoạt động gì.

Trong khi đó, ông Nguyễn Khoa Luân, Giám đốc Công ty Ảnh Việt Hop on - Hop off Việt Nam cho biết, công ty đang có nhu cầu vay vốn để đầu tư phương tiện mới. Tuy nhiên, một số ngân hàng đã từ chối với lý do đã hết room tín dụng (hạn mức). Các ngân hàng còn room tín dụng thì lãi suất rất cao. Thêm vào đó, điều kiện để vay cũng rất khó khăn như việc chứng minh có lãi trong 2 năm gần nhất. Điều này là không khả thi vì thời kỳ dịch bệnh, doanh nghiệp đóng cửa, làm gì có lãi.

Về những khó khăn của các doanh nghiệp trong việc vay vốn, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM khẳng định, mục tiêu của gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm là để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng, thông qua hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho vay của ngân hàng và đúng đối tượng theo quy định thì mới được hưởng ưu đãi.

"Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện vay mà phía ngân hàng vẫn cho vay tức là ngân hàng đã vi phạm quy định pháp luật, đồng thời cũng dẫn đến nguy cơ gia tăng nợ xấu và ảnh hưởng đến nền kinh tế", ông Lệnh lý giải.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ