Doanh nghiệp đồ uống tìm hướng đi mới

Nhàđầutư
Lợi nhuận sụt giảm do những yếu tố giá cả, chi phí thị trường, trong khi người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, ngành đồ uống Việt Nam đang đối diện với viễn cảnh khó khăn.
LIÊN THƯỢNG - THIÊN KỲ
13, Tháng 08, 2023 | 07:00

Nhàđầutư
Lợi nhuận sụt giảm do những yếu tố giá cả, chi phí thị trường, trong khi người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, ngành đồ uống Việt Nam đang đối diện với viễn cảnh khó khăn.

biaruou

Doanh nghiệp đồ uống đang đối diện với nhiều khó khăn. Ảnh: Liên Thượng

Khó khăn "bủa vây"

"Chi phí nguyên vật liệu tăng, chi phí bao bì tăng, thậm chí, chiếm 10 - 25% chi phí sản phẩm, buộc giá thành bán hàng phải tăng nên lợi nhuận giảm, trong khi khách hàng ngày càng thắt chặt chi tiêu. Đó là còn chưa kể chi phí logistics, thuế...", ông Lê Bảo Hùng, Giám đốc công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Nước Trái Cây Juicy V, nói với Nhadautu.vn về những khó khăn của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thảo Ngân, chủ một đại lý nước giải khát sỉ lẻ trên địa bàn quận Bình Tân tiết lộ, giá thành tăng cao ở hầu hết các sản phẩm khiến lượng đơn hàng xuất đi trồi sụt trong thời gian qua.

"Bán trồi sụt chứ không bằng hồi trước được. Nói chung là không thể lời như xưa khi bao nhiêu chi phí bủa vây thế này. Nói bán không được thì không phải, nhưng không thực sự ổn định và không lời nhiều", bà Ngân cho biết.

Khó khăn, là điều mà nhiều doanh nghiệp ngành đồ uống gặp phải, trước sức ép của thuế phí và hàng loạt những vấn đề khác.

Đơn cử như Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB). Lãnh đạo tổng công ty này cho biết, do cạnh tranh gay gắt giữa các hãng bia quốc tế trên thị trường, kinh tế trong nước suy thoái do bất ổn kinh tế toàn cầu, cùng với ảnh hưởng của chi phí đầu vào, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp cao hơn khiến doanh thu và lợi nhuận nửa đầu năm 2023 của công ty thấp hơn năm ngoái.

Theo đó, 6 tháng đầu năm, Sabeco ghi nhận doanh thu thuần đạt 14.526 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 2.214 tỷ đồng, giảm 27%.

Trong năm 2023, Sabeco đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần 40.272 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tăng 5% lên 5.775 tỷ đồng. Như vậy, Sabeco đã hoàn thành được 36% kế hoạch doanh thu và 38% kế hoạch lợi nhuận sau thuế sau nửa đầu năm. 

Tìm hướng đi mới

Nhìn một cách tích cực, thị trường đồ uống vẫn có tiềm năng lớn, với tỉ trọng trung bình khoảng 4,5% trong nhóm ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ, đóng góp gần 60.000 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.

Tại một hội thảo gần đây, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam (VBA), dẫn chứng số liệu của Tổng cục thống kê, cho biết, GDP quý II ước tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước nhưng kết quả này chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý II/2020, giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng tăng 3,29% trong khi lạm phát cơ bản tăng 4,74%.

"Các doanh nghiệp chỉ mới phục hồi sau đại dịch nhưng cùng lúc chịu sức ép trách nhiệm tài chính từ các chính sách khác như thực hiện trách nhiệm tái chế bao bì theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2024. Nếu cải cách các loại thuế nếu không phù hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phục hồi của doanh nghiệp và mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ", ông Việt nói về những khó khăn tài chính của doanh nghiệp trong ngành.

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, chi phí tăng cao, "cõng" thêm nhiều loại thuế khiến các doanh nghiệp có dấu hiệu hụt hơi.

Tại một hội thảo do Nhadautu.vn tổ chức gần đây, nói về những khó khăn của doanh nghiệp ngành bia rượu nước giải khát, Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết, thực tế hiện nay và dự báo trong thời gian tới, ngành rượu bia đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn khiến sản lượng sản xuất, tiêu thụ bia sụt giảm khoẳng 20% so với trước đây, tốc độ tăng trưởng âm, gây nhiều khó khăn, thách thức cho ngành.

"Có khoảng một nửa doanh nghiệp giảm lợi nhuận trong giai đoạn 2020-2021, hơn 70% doanh nghiệp phải áp dụng biện pháp giảm chi phí, giảm lao động, thu nhập lao động giảm đến 10%", bà Quỳnh Anh nói.

Empty

Các thương hiệu bia đẩy mạnh tiếp thị để bán hàng trong bối cảnh hiện tại. Ảnh: Đăng Kiệt

Các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn như Juicy V lại đối diện với khó khăn về kiểm soát nguyên liệu đầu vào và chi phí logistics...

Trao đổi với phóng viên Nhadautu.vn, ông Lê Bảo Hùng cho biết, người tiêu dùng dù thắt chặt chi tiêu nhưng đã có những lựa chọn ưu tiên về sản phẩm thiên hướng bảo vệ sức khỏe. 

"Doanh nghiêp chúng tôi kinh doanh nước ép trái cây 100% nguyên chất, không đường, không pha tạp chất. Sản phẩm có hạn sử dụng từ 3-6 tháng. Nguồn nguyên liệu được thu mua theo từng vùng và thường chọn những vùng nguyên liệu trồng loại trái cây đó tốt nhất. Ví dụ dứa ở Hậu Giang, thanh long của Phan Thiết, bưởi ở Vĩnh Long, ổi tại Tây Ninh", ông Hùng cho biết và thông tin thêm, doanh nghiệp của ông hướng tới xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Đức trong năm tới.

Tuy nhiên, hướng đi này cũng tạo nên những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp, với việc kiểm soát chất lượng và chi phí đầu vào, chi phí logistics như ông Hùng đã chia sẻ.

Đại diện VBA cho rằng, để doanh nghiệp ngành đồ uống vượt qua những khó khăn hiện tại, cần chú trọng việc duy trì sự ổn định về các chính sách thuế đối với những ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch trong thời hạn ít nhất là 5 năm tới, không mở rộng đánh thuế mới theo hướng bất lợi hơn cho doanh nghiệp nước giải khát đã và đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh.

Với độ co giãn của cầu theo giá, việc tăng hay áp thêm thuế dẫn tới tăng giá hàng hóa sẽ ảnh hưởng tới sức mua và tiêu dùng nội địa và từ đó sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất, doanh thu từ hoạt động kinh doanh, mức đóng góp thuế và cơ hội việc làm của người lao động.

"Việc tăng thuế hoặc bổ sung thêm các đối tượng chịu thuế TTĐB sẽ đẩy giá một số mặt hàng và dịch vụ lên cao, tăng khả năng lạm phát, trong khi có thể không giúp tăng thu ngân sách. Ví dụ, theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương năm 2018, nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với đồ uống có đường, doanh thu của ngành đồ uống sẽ giảm 3.928 tỷ đồng, đồng thời gây ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực chuỗi cung ứng cũng như toàn bộ nền kinh tế", đại diện VBA cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ