Doanh nghiệp Đà Nẵng tự tin tăng trưởng dương trong năm 2022

Nhàđầutư
Các doanh nghiệp sản xuất ở Đà Nẵng tự tin sẽ đạt được tăng trưởng dương trong năm 2022. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp đã xây dựng các kịch bản ứng phó với dịch COVID-19; đồng thời chủ động trong nguồn nguyên liệu, đơn hàng cũng như ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng.  
THÀNH VÂN
17, Tháng 01, 2022 | 06:25

Nhàđầutư
Các doanh nghiệp sản xuất ở Đà Nẵng tự tin sẽ đạt được tăng trưởng dương trong năm 2022. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp đã xây dựng các kịch bản ứng phó với dịch COVID-19; đồng thời chủ động trong nguồn nguyên liệu, đơn hàng cũng như ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng.  

Năm 2021, sự bùng phát trở lại và kéo dài của đại dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến mọi mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, thách thức, nền kinh tế vẫn có những gam màu sáng với nhiều tín hiệu lạc quan. Điều này sẽ tạo cơ hội phục hồi nền kinh tế Việt Nam nói chung và tại Đà Nẵng nói riêng trong năm 2022.

Với sự chuẩn bị chu đáo để sẵn sàng giải quyết những khó khăn về phòng chống dịch bệnh, tìm kiếm đơn hàng, nguyên liệu… các doanh nghiệp sản xuất ở TP. Đà Nẵng đều đã sẵn sàng bước vào năm mới 2022 với tự tin và kỳ vọng về mục tiêu tăng trưởng trở lại. 

Ông Hà Ngọc Thống, Giám đốc nhà máy giấy bao bì Tân Long (KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) cho biết, hiện nay, có hơn 500 người lao động vẫn đang thực hiện sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ”. Dù có phát sinh thêm chi phí nhưng đó là biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động, hạn chế thấp nhất gián đoạn sản xuất trong bối cảnh đang cao điểm đơn hàng.

“Đơn hàng thị trường nội địa hiện nay đảm bảo cho công ty hoạt động liên tục trong năm 2022. Chúng tôi cũng sẽ tiến hành mở rộng sản xuất trong năm tới mới có thể đuổi kịp tiến độ giao hàng cho đối tác. Dự kiến, năm 2022 công ty sẽ tăng trưởng 15%”, ông Hà Ngọc Thống thông tin. 

san-xuat

Doanh nghiệp Đà Nẵng tự tin tăng trưởng dương trong năm 2022.

Theo ông Thống, để đảm bảo sản xuất trong năm 2022, tùy theo diễn biến dịch bệnh đơn vị sẽ tiếp tục linh hoạt áp dụng các mô hình sản xuất như “3 tại chỗ”, trong đó lấy an toàn của người lao động và duy trì liên tục sản xuất là vấn đề quan trọng hàng đầu.

Tương tự, tại Công ty CP Lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng đã lên phương án chi tiết ứng phó khi công ty có F0, F1, như có bố trí nơi cách ly tạm thời, tổ phản ứng COVID-19 của công ty được tập huấn các bước xử lý khi có F0…

Bên cạnh phòng chống dịch bệnh, công ty này cũng liên tục đầu tư máy móc, trang thiết bị. Theo đó, năm 2022, CP Lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng dự kiến sẽ đầu tư khoảng hơn 8 tỷ đồng cho các máy móc thiết bị để giảm bớt sức lao động nhưng tăng khả năng đáp ứng đơn hàng.

Ông Huỳnh Trinh, Chủ tịch HĐQT công ty CP Lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng (KCN Hòa Cầm, Cẩm Lệ) cho hay, hiện đơn hàng của công ty đã có đến tháng 9/2022, chủ yếu đến từ EU, hàng xuất đi theo C/O ưu đãi của EVFTA. Nhờ EVFTA, công ty có thêm nhiều đối tác mới và các đối tác cũ thì gia tăng độ dày của đơn hàng hơn. Công ty đặt mục tiêu doanh thu năm 2022 đạt 100 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm 2021.

Còn tại Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC), ông Hà Phước Lộc, Phó Tổng Giám đốc Công ty DRC cho biết, dự kiến tháng 1/2022, đơn vị sẽ mở rộng công suất nhà máy lốp radial lên hơn 1 triệu lốp/năm cùng với sự chuẩn bị chi tiết về các phương án sản xuất, đơn vị hướng đến mục tiêu tăng trưởng năm 2022 ở mức 2 con số.

Để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất trong năm 2022, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho biết, thành phố sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình, kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và duy trì sản xuất trong điều kiện phải đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo chuyển biến về chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, trong đó tập trung ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực: công nghiệp công nghệ cao, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí trọng điểm, công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp ưu tiên, các ngành/sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có hiệu quả, sức cạnh tranh gắn với mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ