Điểm 'khác biệt quý giá' của Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân
Nghị quyết 68 đã cho phép chủ động khắc phục hậu quả trước, sau đó, mới tính toán hậu quả để xem xét có cần áp dụng các biện pháp xử lý tiếp theo hay không.

Ngày 26/5, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học "Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế".
PGS-TS. Nguyễn Trọng Điều, Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam nhận định, Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân là cuộc "Đổi mới lần 2", cột mốc lịch sử, bước đột phá trong lịch sử phát triển của kinh tế tư nhân.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân - khu vực từng phải đối mặt với nhiều băn khoăn, nghi ngại - được đặt vào vị trí trung tâm của nền công vụ kiến tạo, phục vụ. "Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được trao trọng trách là “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế”. Chúng tôi nhận thấy, hiếm có Nghị quyết nào của Đảng có tính chi tiết và hướng dẫn thực thi cao đến như vậy", Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Điều cũng cho biết, những tư duy đột phá đặt ra những yêu cầu đặc biệt quan trọng cho nhiệm vụ thể chế hóa, tổ chức thực hiện để Nghị quyết thực sự trở thành "sợi chỉ đỏ" dẫn dắt nhận thức và hành động của cả dân tộc mà không để tạo ra những lỗ hổng mới trong chính sách và pháp luật, không dẫn đến những xung đột lợi ích trong các khu vực kinh tế hay giữa doanh nhân với xã hội.
Đồng quan điểm, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội cho biết, để nhanh chóng thể chế hóa, đưa Nghị quyết 68 sớm đi vào cuộc sống, ngày 17/5/2025, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.

"Nghị quyết 68 bây giờ chỉ là "cái mũ", còn những điều cụ thể đã được thể chế hóa tại Nghị quyết 198. Nghị quyết 198 mang tính quy phạm, có hiệu lực thi hành ngay từ ngày được Quốc hội thông qua. Điều này khắc phục được tình trạng chính sách, chủ trương bị chậm trễ do phải chờ sửa luật", ông Hiếu nói.
Những điểm khác biệt của Nghị quyết 68
Nêu một vài điểm đột phá của Nghị quyết 68, ông Hiếu cho biết, một là quy định thanh tra, kiểm tra phải dựa trên nguyên tắc, không quá một lần trong 1 năm, tránh trùng lặp, đã thanh tra thì không kiểm tra.
Thứ hai, về hỗ trợ lãi suất. Chính phủ sẽ chi tiền hỗ trợ 2% lãi suất cho các dự án xanh, tuần hoàn. Tuy nhiên, việc thực thi cụ thể cần phải có tiêu chí rõ ràng. Ngân hàng Nhà nước sẽ phải sửa đổi các quy định liên quan.
Thứ ba là tinh thần "chủ động khắc phục hậu quả", ông Hiếu nhấn mạnh, quy định đã rất khác biệt. Thông thường, trước đây, khi xử lý một trách nhiệm nào đó, việc chủ động khắc phục hậu quả được coi là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng. Nhưng đến Nghị quyết 68 đã cho phép chủ động khắc phục hậu quả trước, sau đó, mới tính toán hậu quả để xem xét có cần áp dụng các biện pháp xử lý tiếp theo hay không. "Bản chất vấn đề đã hoàn toàn khác và đây là một điểm rất quý giá của Nghị quyết".
Tinh thần "chủ động khắc phục hậu quả" là quy định rất khác biệt của Nghị quyết 68. Nếu như trước đây, khi xử lý một trách nhiệm nào đó, việc chủ động khắc phục hậu quả chỉ được coi là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng. Nhưng đến Nghị quyết 68, đã cho phép chủ động khắc phục hậu quả trước, sau đó, mới tính toán hậu quả để xem xét có cần áp dụng các biện pháp xử lý tiếp theo hay không. Bản chất vấn đề đã hoàn toàn khác và đây là một điểm rất quý giá của Nghị quyết.
Về quan điểm với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo quy định mới, tất cả các gói thầu xây lắp dưới 20 tỷ đồng chỉ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia đấu thầu với nhau. Nếu họ không đấu thầu được thì mới dành cho doanh nghiệp lớn.
Nghị quyết cũng quy định, các khu, cụm công nghiệp bắt buộc phải dành ít nhất 20 ha trên một khu trung bình hoặc 5 ha trên toàn bộ khu vực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê và Nhà nước sẽ hỗ trợ 30% tiền thuê. Trước đây, doanh nghiệp nhỏ đến khu công nghiệp thuê đất, họ thường không được cho thuê vì diện tích nhỏ, tiền thuê ít.
Đối với các doanh nghiệp lớn, chúng ta sẵn sàng chấp nhận cơ chế đặt hàng, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, nhưng phải dựa trên nguyên tắc minh bạch, giám sát chặt chẽ, thưởng phạt công minh.
Lưu ý thêm về điểm mới "quý giá" của Nghị quyết, ông Hiếu cho biết, về vấn đề chủ động khắc phục hậu quả, Nghị quyết còn quy định rõ, trong việc xử lý và đưa tin về các vụ việc vi phạm của doanh nghiệp, phải tách bạch giữa trách nhiệm của cá nhân và trách nhiệm của doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp là một chủ thể khác, có tài sản, có người lao động và có hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xử lý các vụ việc phải tách bạch tài sản của doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp. Nếu là cá nhân chủ doanh nghiệp vi phạm thì không được đánh đồng với doanh nghiệp để tránh gây thiệt hại đến sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp, cũng như duy trì được quyền của doanh nghiệp.
Cuối cùng, ông Hiếu nhấn mạnh, thành công của Nghị quyết sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc thực thi mạnh mẽ trên thực tế.
Với doanh nghiệp tư nhân, ông Hiếu lưu ý, đây không phải là "bữa trưa miễn phí", nếu cứ lạc hậu, chậm đổi mới, thì doanh nghiệp hôm nay lớn, ngày mai có thể chỉ còn là cái bóng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sáng tạo, thích ứng tốt thì cơ hội để bứt phá, vươn lên. Vì vậy, đây là cơ hội nhưng thách thức cũng không hề nhỏ.
- Cùng chuyên mục
Hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp: Lời giải cho ‘bài toán’ 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030
Với 5 triệu hộ kinh doanh hiện nay, việc chuyển lên thành doanh nghiệp, sẽ là lực lượng quan trọng bổ sung cho mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 và 3 triệu doanh nghiệp vào năm 2045.
Pháp luật - 26/05/2025 18:10
Cưỡng chế xử lý nợ 'gà đẻ trứng vàng' của Tập đoàn Mai Linh
Tàu cao tốc 5 sao Mai Linh Express chuyên chở khách tuyến Cần Thơ - Côn Đảo, do CTCP Mai Linh Tây Đô vận hành, bị TAND quận Cái Răng cưỡng chế để xử lý nợ.
Pháp luật - 26/05/2025 14:58
Công an Quảng Nam khởi tố vụ đấu giá mỏ cát tăng hơn 300 lần
Công an tỉnh Quảng Nam đã khởi tố vụ án liên quan đến vụ đấu giá mỏ cát với giá trúng thầu hơn 370 tỷ đồng, cao gấp hơn 300 lần giá khởi điểm.
Pháp luật - 26/05/2025 08:15
Trước Nguyễn Thúc Thùy Tiên, những vụ án nào có các hoa hậu Việt là tội phạm?
Trước Nguyễn Thúc Thùy Tiên, đã có không ít hoa hậu Việt từ các cuộc thi sắc đẹp khác nhau dính vòng lao lý với các tội danh từ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, môi giới mại dâm...
Pháp luật - 25/05/2025 12:50
Bảo vật Quốc gia trong Đại Nội - Huế bị phá hoại
Một bên chiếc ngai vàng biểu tượng cho quyền lực các vua Nguyễn đặt trong điện Thái Hòa đã bị gãy phần tựa phía trước tay bên trái do bị xâm hại.
Pháp luật - 25/05/2025 08:54
Công an Đồng Nai phát hiện một công ty nghi làm phân bón giả
Chiều 24/5, Công an tỉnh Đồng Nai thông tin về việc phát hiện 1 công ty có dấu hiệu sản xuất, buôn bán hàng giả là nhiều loại sản phẩm dùng trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Pháp luật - 25/05/2025 08:27
Huế phát cảnh báo lừa đảo giao dịch vàng trên mạng xã hội
Trung tâm giám sát đô thị thông minh TP. Huế vừa phát đi cảnh báo đến người dân việc lừa đảo từ giao dịch mua bán vàng trên mạng xã hội.
Pháp luật - 24/05/2025 18:23
Telegram bị 31 quốc gia điều tra, chặn, hạn chế vì lừa đảo, khiêu dâm
Telegram bị nhiều nước trên thế giới chặn vì lý do bảo mật, an ninh mạng và tuyên truyền thông tin cực đoan, khiêu dâm, deepfake.
Pháp luật - 24/05/2025 16:21
Phá đường dây đa cấp gần 200.000 thành viên bán thực phẩm chứa chất cấm
Công an tỉnh Phú Thọ vừa triệt phá đường dây kinh doanh theo mô hình đa cấp với gần 200.000 thành viên, chuyên bán phẩm chức năng có chứa chất cấm, thu lợi hàng nghìn tỷ đồng.
Pháp luật - 24/05/2025 10:56
Áp dụng biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn hoạt động Telegram tại Việt Nam
Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông thực hiện triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam.
Pháp luật - 23/05/2025 14:48
Lập 15 tổ kiểm tra đột xuất dược phẩm, mỹ phẩm, sữa
Bộ Y tế lập 15 tổ kiểm tra đột xuất dược phẩm, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế.
Pháp luật - 23/05/2025 08:57
Không có án treo cho cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc
HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Linh Ngọc 3 năm tù và không được hưởng án treo như đề nghị của Viện KNSD. Những việc làm của bị cáo Ngọc cùng đồng phạm đã cố ý làm trái các nguyên tắc, điều kiện cấp giấy phép khai thác quặng đất hiếm cho Tập đoàn Thái Dương, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản của Nhà nước với trị giá hơn 736 tỷ đồng.
Pháp luật - 22/05/2025 06:55
Sự nghiệp kinh doanh của vợ chồng Đoàn Di Băng
Trái ngược với sự hào nhoáng giàu có trên mạng xã hội, hành trình kinh doanh của vợ chồng Nguyễn Quốc Vũ - Đoàn Di Băng lại bết bát với nhiều lần đóng cửa công ty trước khi bị cơ quan chức năng "tuýt còi", thu hồi sản phẩm.
Pháp luật - 21/05/2025 14:19
Cựu Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp nhận tiền vào mỗi thứ 6, tổng cộng 38 tỷ
Cựu Giám đốc trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia Hoàng Quốc Hùng đã bắt tay với người tài xế cũ để nhận hơn 43 tỷ đồng tiền hối lộ.
Pháp luật - 21/05/2025 07:27
Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn bỏ án tử hình tội sản xuất thuốc giả
Nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn khi bỏ tử hình cho loạt tội như: Vận chuyển trái phép chất ma túy; sản xuất buôn bán thuốc giả, tham ô và nhận hối lộ.
Pháp luật - 20/05/2025 19:32
Chính phủ chính thức đề xuất bỏ tử hình 'Tội Tham ô, Nhận hối lộ'
Bộ Luật Hình sự sửa đổi đề xuất bỏ hình phạt tử hình và thay thế bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án tại 8/18 tội danh, trong đó có Tội Tham ô và Tội Nhận hối lộ.
Pháp luật - 20/05/2025 13:00
- Đọc nhiều
-
1
'Bảo toàn vốn là mục tiêu quan trọng nhất trong đầu tư'
-
2
Giá nhà ở xã hội vượt quá mức thu nhập của người lao động
-
3
Sáp nhập tỉnh thành - bước nhảy vọt cho bất động sản công nghiệp
-
4
Đã đến lúc đánh thuế nhà, đất bỏ hoang
-
5
Thủ tướng: Bộ Công an phải xử lý ngay những phần tử thao túng thị trường địa ốc
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago