Đề án phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn cần 'gói' cơ chế, chính sách đột phá
Ngày 22/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Đề án có tầm quan trọng rất lớn, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết thấu đáo về mối quan hệ giữa công nghiệp điện tử và công nghiệp bán dẫn, yêu cầu của nguồn nhân lực, các khâu thiết kế, chế tạo, sử dụng các sản phẩm vi mạch, bán dẫn…
"Chúng ta cần xác định chiến lược xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam, trong chiến lược phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp điện tử, từ đó đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực xu thế, dự báo chính xác thị trường", Phó Thủ tướng nói và cho rằng "cần lựa chọn khâu, công đoạn để tập trung làm chủ trong chuỗi giá trị sản phẩm bán dẫn".
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông cho biết thị trường chip bán dẫn của thế giới có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 14%/năm liên tục trong 20 năm vừa qua, dự kiến sẽ đạt doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Từ nay đến năm 2030, thế giới cần khoảng 1 triệu lao động cho tất cả các khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói, kiểm thử chip.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp bán dẫn lớn đang tìm cách đa dạng hoá chuỗi cung ứng, tận dụng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ tại các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Bộ KH&ĐT ước tính đến năm 2030 Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn; đồng thời sẽ tạo ra 154.000 việc làm gián tiếp, đóng góp 360.000 tỷ đồng vào GDP.
Một số nhóm giải pháp đáng chú ý được Đề án đặt ra là đào tạo chuyên sâu cho 1.300 giảng viên; mở rộng mạng lưới đào tạo, hỗ trợ đào tạo ngành công nghiệp bán dẫn và các ngành liên quan lên khoảng 200 cơ sở; đầu tư 4 trung tâm bán dẫn dùng chung, 20 trung tâm đào tạo bán dẫn tiêu chuẩn…
Từ kinh nghiệm triển khai công tác đào tạo vi mạch, bán dẫn đang triển khai, GS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học quốc gia TPHCM cho rằng, muốn phát triển nhanh thì phải có cơ chế đột phá về đào tạo giảng viên, dùng chung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và các phòng thí nghiệm liên quan, thu hút các chuyên gia nước ngoài…
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đánh giá, với điều kiện hiện nay, hai khâu trong ngành công nghiệp bán dẫn mà Việt Nam có lợi thế là thiết kế, đóng gói, kiểm thử chip và các trường đang rất cần dự báo chính xác về nhu cầu nhân lực vi mạch bán dẫn để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo hữu hiệu.
"Cơ chế chính sách phải xây dựng rất nhanh, nguồn lực sẵn sàng để khi Đề án được phê duyệt thì triển khai được ngay", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.
Một số ý kiến cho rằng Đề án cần làm rõ cơ sở khoa học, dự báo xu thế trong nước, quốc tế; mối quan hệ với các chương trình, đề án về đào tạo nhân lực chất lượng cao; phân công nhiệm vụ cho các bộ, ngành; tăng cường vai trò của các cơ sở đào tạo, địa phương theo cơ chế "đặt hàng"…
Đề cập đến "bẫy" đào tạo nhân lực thực hành, gia công trong công nghiệp vi mạch bán dẫn, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái đề nghị đầu tư mạnh cho hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ; có chính sách ưu tiên cụ thể cho các bên tham gia "hệ sinh thái" đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn (cơ sở đào tạo, nhà khoa học, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước). "Bộ KH&CN sẽ tập trung ưu tiên triển khai một số chương trình KH&CN quốc gia để phục vụ cho ngành công nghiệp bán dẫn", Thứ trưởng Trần Hồng Thái cho hay.
Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ KH&ĐT tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, chuyên gia, tiếp tục nghiên cứu, "vừa làm, vừa hoàn thiện" dự thảo Đề án, nhằm cụ thể hoá, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong các chiến lược về phát triển nghành công nghiệp vi mạch bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các chương trình, sản phẩm trọng điểm về khoa học, công nghệ quốc gia… Bên cạnh đó, Đề án cần làm rõ các nguồn lực triển khai cho từng mục tiêu, nhiệm vụ.
Về định hướng triển khai Đề án, Phó Thủ tướng cho rằng cần có sự kết hợp giữa chương trình đào tạo chuyển đổi, cung cấp kiến thức cơ bản về ngành vi mạch, bán dẫn đến chương trình đào tạo chuyên sâu, nhân tài; trong đó phải chuẩn bị kỹ lưỡng về đội ngũ giảng viên, xây dựng chương trình, giáo trình, phương thức giảng dạy.
"Đề án cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu tư công, nghiên cứu và phát triển…", Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với sự tham gia của doanh nghiệp, trong hình thành và bảo đảm các điều kiện (cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị) cho hoạt động đào tạo nhân lực ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, với tiêu chí rõ ràng trên cơ sở kế thừa các trung tâm, cơ sở nghiên cứu hiện có; "đặt hàng nhằm hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, chuyên gia về thiết kế vi mạch bán dẫn, vật liệu, công nghệ thông tin…".
"Đề án cần có tư duy xuyên suốt, thống nhất theo chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch, bán dẫn, đưa ra sản phẩm, dự án cụ thể về tiến độ, đơn vị chịu trách nhiệm, không để chồng chéo, dàn trải", Phó Thủ tướng lưu ý.
(Theo Báo Chính phủ)
- Cùng chuyên mục
[Café Cuối tuần] Luật Kiểm soát sự ảnh hưởng của người nổi tiếng, tại sao không?
Phiên thảo luận của Quốc hội ngày hôm qua 8/11, cho ý kiến về quy định buộc người giới thiệu sản phẩm trên mạng phải là người đã thực sự sử dụng sản phẩm đó trong dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi, đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Đại biểu Quốc hội và dư luận.
Sự kiện - 09/11/2024 09:45
Ông Trần Quốc Phương tiếp tục giữ chức Thứ trưởng Bộ KH&ĐT thêm 5 năm
Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định bổ nhiệm lại ông Trần Quốc Phương giữ chức Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Sự kiện - 09/11/2024 09:21
Tổ chức liên chính phủ UnASDG tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh
Tại Quảng Ninh, tổ chức UnASDG sẽ đồng hành, hỗ trợ cùng Công ty CP Thái An Holding dự kiến tổ chức sự kiện Art For Climate Festival HaLong diễn ra vào đầu năm 2025, với sự tham gia của khoảng 200 tỷ phú quốc tế.
Sự kiện - 09/11/2024 07:00
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII, lễ khai mạc Chợ Dự án Liên hoan phim diễn ra với sự tham gia đông đảo của các đại biểu, nghệ sỹ nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Sự kiện - 08/11/2024 07:00
'Điều chỉnh giá điện nên được công khai dưới sự giám sát của Nhà nước'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định điều chỉnh giá điện nên được công khai minh bạch và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Sự kiện - 08/11/2024 06:14
'Cần chính sách ưu tiên cho nhà đầu tư điện gió gần bờ và ngoài khơi'
Đại biểu Quốc hội cho biết, nếu được bổ sung ưu tiên đầu tư cho loại hình điện gió gần bờ, điện gió ngoài khơi thì sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia phát triển điện lực trong nước, góp phần lớn vào mục tiêu đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Sự kiện - 07/11/2024 21:21
Đại biểu Hà Nội: Thị trường chứng khoán an toàn là kênh chia lửa cho tín dụng
Đại biểu Hà Nội Phạm Đức Ấn cho rằng sửa Luật Chứng khoán là rất cần thiết, vì thị trường chứng khoán an toàn là một kênh để chia lửa cho thị trường tín dụng.
Sự kiện - 07/11/2024 19:41
Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc nâng mức phạt kiểm toán độc lập gấp 20 lần
Một số Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề, nâng mức phạt tiền vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập lên gấp 20 lần so với thời điểm hiện tại là chưa phù hợp.
Sự kiện - 07/11/2024 16:40
Hà Nội thí điểm tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên VNeID
Theo UBND TP. Hà Nội, việc tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID sẽ giảm thiểu giấy tờ người dân phải mang khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân.
Sự kiện - 07/11/2024 09:08
CPI bình quân 10 tháng tăng 3,78% so với cùng kỳ
So với mục tiêu Quốc hội thông qua 4- 4,5% trong năm 2024, chỉ số giá (CPI) bình quân 10 tháng đã tăng 3,78% so với cùng kỳ...
Sự kiện - 07/11/2024 06:51
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô
Trong dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (1954-2024) tại các nhà trường cũng như cấp thành phố sẽ có nhiều hoạt động ấn tượng.
Sự kiện - 06/11/2024 21:44
'Tổng mức đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang quá lớn'
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, so với tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách Trung ương, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang vượt quá (bằng 114%) tổng vốn đầu tư công trung hạn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025.
Sự kiện - 06/11/2024 20:35
Luật Đầu tư công: Đẩy mạnh chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Bộ trưởng KH&ĐT nhấn mạnh, phải thay đổi tư duy xây dựng làm luật, phải vừa quản lý, vừa kiến tạo cho phát triển, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Sự kiện - 06/11/2024 16:23
Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ lần hai, hoàn thành sự trở lại đầy khó khăn
Decision Desk HQ tuyên bố ông Donald Trump là người chiến thắng ở Pennsylvania và Alaska, giành được hơn 270 phiếu đại cử tri và trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.
Sự kiện - 06/11/2024 15:01
Hà Nội hỗ trợ vé xe cho người lao động về quê dịp Tết 2025
Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5.000 công nhân lao động về đón Tết Nguyên đán, sum họp cùng gia đình.
Sự kiện - 06/11/2024 12:12
Phân công mới công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ký quyết định về việc phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng của bộ này.
Sự kiện - 06/11/2024 11:06
- Đọc nhiều
-
1
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
-
2
IPA thoái hết vốn tại Eco Pharma
-
3
Phố Wall dự đoán người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
-
4
Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp 'nổi sóng' đâu chỉ vì hiệu ứng Donald Trump
-
5
Dính án tử, bà Trương Mỹ Lan xin lại du thuyền, siêu xe để làm gì?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 5 day ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 5 day ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 2 day ago