Đại biểu Quốc hội: 'Tạm dừng tăng lương cơ sở chỉ nên là giải pháp tình thế, không phải là căn cơ'

Nhàđầutư
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) - cho rằng, việc tạm dừng tăng lương cơ bản đối với khối cán bộ, công chức, viên chức chỉ nên là giải pháp tình thế, không phải là giải pháp căn cơ. Bởi vì tâm lý đa số công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách chưa thật sự yên tâm về việc này.
HỒNG NGUYỄN
13, Tháng 06, 2020 | 12:18

Nhàđầutư
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) - cho rằng, việc tạm dừng tăng lương cơ bản đối với khối cán bộ, công chức, viên chức chỉ nên là giải pháp tình thế, không phải là giải pháp căn cơ. Bởi vì tâm lý đa số công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách chưa thật sự yên tâm về việc này.

tang luong

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) - cho rằng, việc tạm dừng tăng lương cơ bản đối với khối cán bộ, công chức, viên chức chỉ nên là giải pháp tình thế, không phải là giải pháp căn cơ. Bởi vì tâm lý đa số công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách chưa thật sự yên tâm về việc này. Ảnh minh họa

Sáng 13/6, đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Báo cáo về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018.

Đề cập tới đề xuất của Chính phủ về việc tạm dừng tăng lương cơ bản đối với khối cán bộ, công chức, viên chức, Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) - Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an cho rằng đây chỉ nên là giải pháp tình thế, không phải là giải pháp căn cơ. Bởi vì tâm lý đa số công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách chưa thật sự yên tâm về việc này.

"Trong khi lạm phát, chỉ số tiêu dùng tăng làm giảm sức mua của đồng tiền thì việc giữ nguyên lương thực chất đã làm giảm giá trị đồng lương. Đa số công chức, viên chức làm công ăn lương sẽ khó khăn hơn", Đại biểu Nguyễn Thị Xuân nói.

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV khai mạc ngày 20/5, báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc trước mắt chưa tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020 để cùng chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách.

Trước đó, Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 1/7/2020. Cụ thể: Với tỷ lệ 93,37% đại biểu tán thành, chiều 12/11/2019 Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Theo đó, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2020.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đồng thời, từ năm 2019 dành 40% tăng thu thực hiện của ngân sách trung ương và 70% tăng thu thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025.

Trước đó, Bộ Nội vụ cho biết, Bộ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang với mức điều chỉnh tăng thêm 7,38% từ ngày 1/7/2020.

Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng mới đạt 42,39% so với mức lương tối thiểu vùng bình quân năm 2019 (3,515 triệu đồng/tháng) và đạt 40,16% so với mức lương tối thiểu vùng bình quân năm 2020 (3,71 triệu đồng/tháng), dẫn đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang còn nhiều khó khăn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ