Đà Nẵng tìm cách thúc đẩy du lịch cộng đồng

Nhàđầutư
Để tạo thêm sản phẩm du lịch mới dành cho khách trong nước và quốc tế, ngành du lịch Đà Nẵng đang tìm cách khai thác các tuyến du lịch cộng đồng một cách bài bản.
THÀNH VÂN
18, Tháng 08, 2023 | 09:05

Nhàđầutư
Để tạo thêm sản phẩm du lịch mới dành cho khách trong nước và quốc tế, ngành du lịch Đà Nẵng đang tìm cách khai thác các tuyến du lịch cộng đồng một cách bài bản.

Nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

Xã Hòa Bắc là xã miền núi của huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng) nơi đây vẫn còn giữ được nhiều nét của văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên, phù hợp với loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Đặc biệt, Hòa Bắc có văn hóa truyền thống của người Cơ tu, còn giữ được bản sắc riêng.

Tham gia tích cực các hoạt động để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Cơ Tu, bà Nguyễn Thị Lệ (thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc) cho biết, khi làm du lịch cộng đồng nhiều nét văn hóa của người Cơ Tu như dệt thổ cẩm, điêu khắc gỗ, múa hát truyền thống… được lan tỏa, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng.

"Nếu như trước đây người Cơ Tu chỉ biết sống nhờ rừng, nhờ suối thì bây giờ thanh niên của làng đã có thể làm du lịch để phát triển kinh tế. Cũng từ đó bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa của người Cơ Tu", bà Lệ chia sẻ.

Thông tin về phát triển du lịch tại địa phương, ông Hồ Phú Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bắc cho biết, hiện nay, Hòa Bắc có 21 điểm du lịch, trong đó có 5 điểm du lịch sinh thái, 16 điểm du lịch cộng đồng và lưu trú phục vụ khoảng 30.000 lượt du khách đến với xã mỗi năm.

du-lich

Hòa Bắc có văn hóa truyền thống của người Cơ tu, còn giữ được bản sắc riêng. Ảnh: Thành Vân.

"Phát triển du lịch cộng đồng tại Hòa Bắc trong thời gian qua không chỉ tạo sinh kế cho nhiều người dân tại xã mà còn thông qua đó bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa của đồng bào Cơ tu. Đặc biệt, đem lại hiệu quả thiết thực, tạo việc làm cho người dân và bảo tồn nét văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương", ông Thanh nói.

Ông Nguyễn Thúc Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang cho biết, trong những năm qua, huyện luôn được TP. Đà Nẵng quan tâm đầu tư thí điểm phát triển du lịch cộng đồng với các mô hình homestay mô phỏng theo các nhà Gươl truyền thống làm trung tâm.

Bên cạnh đó, tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, dự án để nâng cao năng lực cộng đồng; đẩy mạnh việc phục dựng khôi phục các lễ hội truyền thống các hoạt động văn hóa truyền thống; mở lớp dạy khôi phục làng nghề; để bà con làm du lịch cộng đồng.

"Những việc làm trên là điểm khởi đầu, là nền móng cho việc phát triển Du lịch cộng đồng của huyện Hòa Vang mang lại hiệu quả về kinh tế, tạo được việc làm. Du lịch hiện đã mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều người dân tại xã Hòa Bắc nói riêng, huyện Hòa Vang nói chung", ông Dũng khẳng định.

Theo ông Dũng, đến nay, trên toàn huyện có 8 địa điểm du lịch cộng đồng tập trung tại 3 cụm: Tà Lang - Giàn Bí – Nam Yên (Hòa Bắc); cụm Túy Loan-Thái Lai (Hòa Nhơn); cụm Trung Nghĩa-Đông Sơn-Hòa Trung (Hòa Ninh). Du lịch cộng đồng không chỉ làm kinh tế, còn phát huy văn hóa của địa phương, góp phần làm đa dạng thêm cho ngành du lịch Đà Nẵng. 

du-lich-cong-dong

Du lịch cộng đồng tạo sinh kế cho người dân và góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn quá đặc sắc của dân tộc Cơ Tu. Ảnh: Thành Vân.

Làm gì để phát triển du lịch cộng đồng?

Để du lịch cộng đồng phát triển hiệu quả và bền vững, từ thực tiễn hoạt động, UBND xã Hòa Bắc đề xuất cần có chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, khuyến khích người dân phát triển du lịch homestay, vườn rừng, sản xuất hàng lưu niệm thông qua việc hỗ trợ vốn (hỗ trợ không hoàn lại hoặc lãi suất thấp).

Bên cạnh đó, hỗ trợ tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm dệt, đan lát, thủ công mỹ nghệ của địa phương; hỗ trợ người dân làm du lịch trong nâng cao năng lực nghiệp vụ du lịch (quản lý và phục vụ du khách); đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn tại các khu điểm du lịch để tạo sự thuận lợi trong kết nối tour, tuyến du lịch…

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên quốc gia Chương trình UNDP/GEF SGP tại Việt Nam đánh giá, Hòa Bắc có một sản phẩm du lịch rất tiềm năng, và phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số đó là tiếp đón các bạn học sinh, du học sinh về học tập tại cộng đồng, kể cả các bạn nhỏ tiểu học, trung học cơ sở… Đây là sản phẩm du lịch hết sức thân thiện, tăng sự kết nối cộng đồng, và rất vừa sức với người dân ở đây.

"Hiện Hòa Bắc đang chịu áp lực phát triển cũng như lượng khách du lịch khá lớn. Do đó, tôi mong muốn TP. Đà Nẵng cũng cần định hướng cho Hòa Bắc phát triển theo hướng du lịch sinh thái, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động liên quan đến công tác học tập gắn với bảo vệ đa dạng sinh học…", bà Huyền đề xuất.

TS. Chu Mạnh Trinh, Chuyên gia du lịch cộng đồng cho rằng, để phát triển du lịch cộng đồng ở Hòa Bắc, có nghĩa là mọi người cùng nhau làm. Qua nghiên cứu, giá trị tối ưu của bảo tồn và phát triển cộng đồng chính là mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Do đó, để phát triển du lịch ở Hòa Bắc cần phải giữ được hệ sinh thái rừng. Và người giữ được thì chỉ có người bản địa, thông qua nét đẹp văn hóa truyền thống.

"Khi phát triển du lịch cộng đồng, người dân cần phải truyền tải đến du khách bằng cảm xúc, không chỉ ăn, chơi mà cả tinh thần. Chúng ta làm sao để cộng đồng cùng tham gia vào hoạt động chung, giữ gìn được nét riêng, bản sắc của địa phương", TS. Chu Mạnh Trinh chia sẻ.

Ông Tô Văn Hùng, Bí thư Huyện ủy Hòa Vang, Chủ tịch Hội Bảo vệ môi trường thiên nhiên Đà Nẵng cho biết, huyện Hòa Vang là địa phương làm du lịch cộng đồng trên nền tảng có pháp lý. Thực tiễn hoạt động du lịch cộng đồng tại địa phương đã thể hiện được sự gắn kết, nhất là bảo vệ được hệ sinh thái, tạo sự gắn kết giữa xã hội, con người và hệ sinh thái tự nhiên.

"Hòa Vang đã chọn du lịch cộng đồng hướng đi đúng, tiến đến phát triển bền vững. Đây là loại hình phù hợp với nền kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Đồng thời gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa", ông Hùng cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ