Đà Nẵng quy hoạch Liên Chiểu trở thành đô thị cảng biển có đầy đủ dịch vụ

Nhàđầutư
Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng Bến cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng nghiên cứu quy hoạch khu vực quận Liên Chiểu để trở thành đô thị cảng biển có đầy đủ các dịch vụ.
THÀNH VÂN
29, Tháng 03, 2021 | 19:59

Nhàđầutư
Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng Bến cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng nghiên cứu quy hoạch khu vực quận Liên Chiểu để trở thành đô thị cảng biển có đầy đủ các dịch vụ.

Chiều 29/3, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức họp báo công bố điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quy hoạch Liên Chiểu thành đô thị cảng biển

Tại buổi họp báo, liên quan đến việc xây dựng đầu tư Bến cảng Liên Chiểu vừa được Thủ tướng phế duyệt, ông Phùng Phú Phong, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng cho rằng, bên cạnh Bến cảng Liên Chiểu – phần hạ tầng dùng chung vừa được Thủ tướng phê duyệt thì thành phố hiện đang phối hợp với JICA (Nhật Bản) nghiên cứu khu vực quận Liên Chiểu thành đô thị cảng biển.

“Đà Nẵng sẽ không dừng lại ở cảng biển mà định hướng là trở thành đô thị cảng biển có đầy đủ các dịch vụ”, ông Phong thông tin. 

phong-PGD-So-Xay-dung

Ông Phùng Phú Phong, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng trao đổi tại buổi họp báo.

Cũng liên quan đến cảng Liên Chiểu, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Đà Nẵng cho biết, về dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng - phần cơ sở hạ tầng dùng chung có tổng mức đầu tư dự kiến 3.426,3 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ dự án là 2.994,59 tỷ đồng và ngân sách địa phương của Đà Nẵng là 431,71 tỷ đồng.  

Theo bà Hương, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho dự án, cụ thể: năm 2021, dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn 200 tỷ đồng trong nhóm dự án trọng điểm, kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững (đã giao, giải ngân sau khi được giao trung hạn); năm 2022 dự kiến 800 tỷ đồng; năm 2023 dự kiến 1.000 tỷ đồng; năm 2024 dự kiến 1.426 tỷ đồng.

ba-huong

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Đà Nẵng.

“Xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung Bến cảng Liên Chiểu tạo cơ sở phát triển cảng biển tại khu vực Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng. Giai đoạn đầu đáp ứng thông qua lượng hàng đến 5,0 triệu tấn/năm và phát triển các bến giai đoạn tiếp theo theo quy hoạch nhằm giảm tải cho khu bến Tiên Sa và Sơn Trà, giảm áp lực giao thông đường bộ đi qua nội đô Đà Nẵng; tăng cường kết nối vùng và liên vùng, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của TP. Đà Nẵng và trong khu vực”, bà Hương thông tin. 

Hiện nay, để khẩn trương triển khai dự án, UBND TP. Đà Nẵng đang khẩn trương chỉ đạo các Sở, ngành phối hợp các Bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là Bộ KH&ĐT, Bộ GTVT, Bộ TN&MT… để sớm hoàn thành việc lập, trình cấp thẩm quyền: Giao kế hoạch trung hạn cho Dự án (đủ điều kiện bố trí vốn trung hạn); phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500; phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; phê duyệt quyết định đầu tư; phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu…

Đà Nẵng sẽ là trung tâm tài chính khu vực

HANH-Nguyen

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG).

Tại buổi họp báo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) cho biết,  sẽ tiếp thêm sức cho Đà Nẵng vươn lên và đưa đất nước Việt Nam đến năm 2045 là đất nước phát triển. "Cách đây 5 năm, chúng ta chưa có sẵn sàng để xây dựng trung tâm tài chính, nhưng đây là thời điểm chúng ta cần phải xây dựng trung tâm tài chính. Hiện nay, tình hình xáo trộn chính trị đã ảnh hướng đến các trung tâm tài chính trên thế giới và họ đang định hình lại các nguồn tiền, từ đó chúng ta cần nắm bắt thời cơ”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nói.

Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Bộ Trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cũng đã khẳng định đã đến thời điểm Việt Nam phải xây dựng trung tâm tài chính. Và tôi thấy được Đà Nẵng có khao khát, tầm nhìn hướng đến xây dựng trung tâm tài chính khu vực trong tương lai.

“Chúng tôi chuẩn bị rất kỹ càng, trình bày từ Trung ương đến địa phương và Đà Nẵng đã đưa đề án vào định hướng phát triển. Tôi thấy được nhiệt huyết và quyết tâm của Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn thông tin. 

Ho-Ky-Minh

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng chủ trì họp báo.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng cho rằng, thiết kế trung tâm tài chính Đà Nẵng gồm có 4 lô đất, đây là những lô đất kim cương của thành phố. "Chúng tôi vào đây để làm trung tâm tài chính chứ không kinh doanh bất động sản. Các nhà đầu tư chúng tôi khẳng định sẽ đưa tiền, du khách và đưa kinh tế Đà Nẵng phát triển. Khi Đà Nẵng xây dựng trung tâm tài chính đạt tầm châu lục thì dòng tiền sẽ chảy về. Chúng tôi muốn và quyết tâm sẽ hiện thực hóa được mong muốn đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực”, Chủ tịch IPPG kỳ vọng.

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, trong Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, Đà Nẵng xác định sẽ phát triển thành trung tâm tài chính khu vực.

“Hiện nay mới đặt ra đề bài, trong quá trình nghiên cứu xây dựng, tiếp thu các ý kiến của chuyên gia của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia của bộ ngành. Đà Nẵng sẽ hoàn thiện các quy mô về nội dung, pháp luật, tài chính và sẽ có báo cáo trình phê duyệt”, ông Minh thông tin.  

Tại buổi họp báo, ông Phùng Phú Phong, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng đã công bố Quyết định số 359/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2045. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính TP. Đà Nẵng, tổng diện tích khoảng 129.046 ha. Tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, thông minh, sáng tạo, bản sắc, bền vững.

Mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ…

Dự báo đến năm 2030, dân số Đà Nẵng khoảng 1,79 triệu người, trong đó dự báo dân số thường trú, tạm trú khoảng 1,56 triệu người. Đến năm 2045 khoảng 2,56 triệu người. Diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 31.836 ha, chiếm khoảng 32,31% diện tích đất trên đất liền. Diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2045 khoảng 35.054 ha, chiếm khoảng 35,57% diện tích đất trên đất liền.

Đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, Đà Nẵng sẽ hình thành 2 vành đai kinh tế gồm Vành đai phía bắc là vành đai "Công nghiệp công nghệ cao và cảng biển - logistics"; vành đai phía nam là vành đai "Đổi mới sáng tạo và Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao"...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ