Đà Nẵng kêu gọi đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo

Nhàđầutư
Đà Nẵng khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển các dự án phát điện sử dụng năng tái tạo nối lưới, xây dựng cơ sở dữ liệu của các nguồn năng lượng tái tạo cho mục đích dài hạn...
THÀNH VÂN
24, Tháng 05, 2021 | 16:55

Nhàđầutư
Đà Nẵng khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển các dự án phát điện sử dụng năng tái tạo nối lưới, xây dựng cơ sở dữ liệu của các nguồn năng lượng tái tạo cho mục đích dài hạn...

UBND TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt Đề án phát triển sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035.

Theo đó, đến năm 2025, Đà Nẵng tiếp tục phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới đã được khảo sát, đánh giá, lập dự án và đưa vào quy hoạch. Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong tổng cung năng lượng sơ cấp trên địa bàn Đà Nẵng đạt khoảng 9,17% vào năm 2025.

Đến năm 2035, Đà Nẵng khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng năng lượng tái tạo bằng những công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong tổng cung năng lượng sơ cấp trên địa bàn Đà Nẵng đạt 9.69% vào năm 2035.

Cụ thể, về năng lượng mặt trời, đến năm 2025, tổng công suất lắp đặt trên địa bàn thành phố đạt 244,675MW, sản lượng điện mặt trời tương ứng là 357.226MWh, đóng góp khoảng 5,62% tổng nhu cầu điện toàn thành phố. Đến năm 2035, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời toàn thành phố là 577,49 MW, sản lượng điện mặt trời đạt 843.133 MWh. 

dien-mat-troi-2307 (1)

Đà Nẵng tăng cường thú hút vốn từ mọi thành phần kinh tế vào phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Về năng lượng sinh khối, Đà Nẵng sẽ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và phát triển các sản phẩm đề tài khoa học, thiết bị, mô hình sử dụng nhiên liệu sinh khối để sản xuất điện nhưng lưu ý phải đảm bảo điều kiện môi trường trong quá trình vận chuyển và quá trình đốt phát điện.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, khai tác tối đa nguồn điện sinh khối đồng phát. Nâng tỷ lệ xử lý chất thải thành phố cho mục đích năng lượng khoảng 70% vào năm 2030. Ưu tiên sử dụng năng lượng sinh khối cho sản xuất điện, khuyến khích đầu tư vào các nhà máy điện sinh khối đặt trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Trước mắt, Đà Nẵng tập trung đầu tư Dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện tại Khánh Sơn với quy mô 650 tấn/ngày có công suất 18MW x 2 và dự án nhà máy điện sinh khối 15MW trong khu công nghiệp Liên Chiểu.

Đối với năng lượng gió, Đà Nẵng khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng phát triển các dự án với quy mô vừa và nhỏ. Trong giai đoạn hiện nay, định hướng nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các hệ thống tuabin gió của công suất nhỏ phục vụ hộ gia đình, cung cấp điện tại chỗ cho các khu dân cư, chiếu sáng đường phố, du lịch…

Để phát triển năng lượng gió trong giai đoạn này, Đà Nẵng sẽ triển khai khảo sát, đánh giá, nghiên cứu cụ thể hơn về tiềm năng gió ngoài khơi vùng biển Đà Nẵng để có cơ sở kêu gọi, thu hút đầu tư. Ưu tiên huy động các tổ chức, cá nhân có tiềm lực về kỹ thuật và tài chính xúc tiến nghiên cứu và phát triển dự án điện gió ngoài khơi.

Ngoài ra, Đà Nẵng cũng ưu tiên phát triển các năng lượng khác như năng lượng khí sinh học (nâng tỷ lệ xử lý chất thải chăn nuôi cho mục đích năng lượng, đến năm 2030 có 30% chất thải chăn nuôi được xử lý); năng lượng khí thiên nhiên (nghiên cứu kêy gọi đầu tư các nhà máy phát điện từ khí đồng hành của các tỉnh lận cận cấp về thành phố, trước mắt tại cảng Liên Chiểu); năng lượng sóng biển (Khảo sát, đánh giá và nghiên cứu sâu hơn về tiềm năng sóng biển tại vùng biển Đà Nẵng; kêu gọi đầu tư nghiên cứu…); thuỷ điện nhỏ và phân tán (xem xét phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa theo các mô hình tiên tiến trên thế giới trên cơ sở đảm bảo môi trường, nguồn nước…).

Để thực hiện Đề án, Đà Nẵng khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển các dự án phát điện sử dụng năng tái tạo nối lưới. Cũng như bố trí nguồn lực hợp lý cho nghiên cứu sử dụng công nghệ năng lượng tái tạo, xây dựng cơ sở dữ liệu của các nguồn năng lượng tái tạo cho mục đích dài hạn.

Đặc biệt, Đà Nẵng kêu gọi đầu tư vào các dự án về sản xuất công nghệ năng lượng tái tạo, ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị, cung cấp dịch vụ năng lượng tái tạo theo hướng công nghệ cao...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ