Công ty Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông bị Mỹ cho vào danh sách đen 'khủng' cỡ nào?

THANH TRẦN
10:24 28/08/2020

Bộ Thương mại Mỹ đã nêu đích danh Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC) là nhà thầu hàng đầu của Trung Quốc trong các hoạt động xây đắp đảo nhân tạo và hỗ trợ quân sự hóa trái phép trên Biển Đông.

spratley_sjtd

CCCC hiện là nhà thầu chính cho các dự án xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại biển Đông.

Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ đã thêm 24 công ty Trung Quốc vào danh sách đen "Entity List" vì vai trò của họ trong việc giúp Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo vốn đang bị quốc tế lên án ở Biển Đông.

Bất chấp sự phản đối của Mỹ và các quốc gia khác, chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng các đảo nhân tạo kể từ năm 2013, tạo điều kiện cho việc quân sự hóa các tiền đồn đang tranh chấp ở Biển Đông, qua đó vi phạm chủ quyền của các đối tác của Mỹ trong khu vực.

Hành động của Bộ Thương mại Mỹ sẽ áp dụng cho một loạt doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, bao gồm các đơn vị của Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC), nhà thầu chính cho sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và liên kết thương mại khắp châu Á, châu Phi.

Trong danh sách đen, Mỹ đã nêu đích danh 5 thực thể là công ty con của Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC), bao gồm: Công ty Nạo vét CCCC, Công ty Đường thủy Thiên Tân CCCC, Công ty Đường thủy Thượng Hải CCCC, Công ty Đường thủy Quảng Châu CCCC, và Công ty Thiết kế Hàng hải Số 2 CCCC.

Các động thái này diễn ra sau một tuyên bố chính thức của Mỹ vào tháng trước rằng Washington phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết việc thay đổi chính sách là một phần trong nỗ lực duy trì luật pháp quốc tế chống lại chiến dịch của Trung Quốc nhằm ép buộc và đe dọa các nước láng giềng Đông Nam Á để đạt được một số lợi ích nhất định trong khu vực.

Dưới thời ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo trên các địa điểm do Trung Quốc kiểm soát trong khu vực và củng cố chúng bằng vũ khí - một chương trình vẫn tiếp tục bất chấp lời hứa của ông Tập trong cuộc họp báo năm 2015 tại Nhà Trắng là không "quân sự hóa" các đảo này.

Bộ Thương mại cho biết kể từ năm 2013, Trung Quốc đã xây dựng hơn 1.200 ha trên 7 khu vực ở Biển Đông, bao gồm các công nghệ tên lửa phòng không và chống hạm. Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết các công ty được nhắm đến trong các hành động mới "đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo này và buộc nước này phải chịu trách nhiệm".

Mỹ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng cho biết họ muốn đảm bảo tự do hàng hải ở các vùng biển giàu tài nguyên, có các tuyến đường vận chuyển quan trọng. Washington cũng đã thúc giục các quốc gia tranh chấp giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trợ lý Ngoại trưởng David Stilwell đã gọi CCCC và các doanh nghiệp nhà nước khác tham gia vào các hoạt động của Trung Quốc ở Đông Nam Á là "phiên bản tương đương của Công ty Đông Ấn thời hiện đại". Đông Ấn là công ty đa quốc gia của Đế quốc Anh trong giai đoạn thế kỷ 17-19, từng nắm giữ quyền lực gần như một đất nước nhờ kiểm soát thuộc địa và có cả quân đội riêng.

Các hành động của Mỹ là một phần trong nỗ lực gắn nhãn CCCC là "Huawei lĩnh vực cơ sở hạ tầng", theo một quan chức cấp cao. Trong nhiều năm qua, Mỹ đã dẫn đầu một chiến dịch nhằm ngăn chặn sự mở rộng toàn cầu của Huawei, nói rằng Bắc Kinh có thể sử dụng công ty để do thám người dân nước này.

Quan chức Mỹ cáo buộc CCCC và các đơn vị của công ty này tham gia vào các kế hoạch tài trợ có tính chất săn mồi và hủy hoại môi trường trong các dự án ở Sri Lanka, Malaysia, Kenya, Tanzania, Philippines và các nơi khác.

Một đại diện của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết trong một tuyên bố: "Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các công ty và nhân viên có liên quan của Trung Quốc là hoàn toàn vô lý. Đó là hành động bá quyền vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực cơ bản điều chỉnh các quan hệ quốc tế".

Được niêm yết tại Hong Kong và Thượng Hải, CCCC là một trong những công ty cơ sở hạ tầng lớn nhất của Trung Quốc, sử dụng hơn 124.000 nhân viên với hàng chục công ty con kinh doanh trong các lĩnh vực phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng.

CCCC là nhà thầu số một trong sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc, qua đó giúp Bắc Kinh phát triển một mạng lưới toàn cầu gồm các cảng, đường bộ, đường sắt, đường ống và các khu công nghiệp, phần lớn do các công ty Trung Quốc xây dựng và được cấp vốn từ các nhà cho vay Trung Quốc.

Các quan chức Mỹ và phương Tây khác đã lên án điều này với lý do sáng kiến đã thúc đẩy các giao dịch tài chính không rõ ràng tạo đòn bẩy chính trị cho Bắc Kinh bằng cách tạo gánh nặng cho các nước bằng các khoản vay của Trung Quốc.

Quan chức Mỹ cho biết một yếu tố khác thúc đẩy hành động vừa qua là do vai trò của CCCC trong chương trình hợp nhất quân sự-dân sự của Bắc Kinh, khuyến khích các thực thể dân sự Trung Quốc hợp tác với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) cho mục tiêu chung là củng cố quốc phòng.

Vào tháng 7/2018, văn phòng tổng hợp quân sự-dân sự của CCCC đã ký một thỏa thuận "hợp tác chiến lược" với Học viện Hậu cần Hải quân của PLA, cam kết hợp tác trong các vấn đề liên quan đến phát triển các dự án phòng thủ hàng hải, nghiên cứu lý thuyết và dữ liệu lớn (big data).

Trước đó, China Harbour Engineering Corp (công ty con của CCCC) cũng đã tham gia xây dựng vào dự án cảng Hambantota, vốn đang gây tranh cãi ở Sri Lanka. Không thể trả các khoản vay của Trung Quốc cho dự án, chính phủ Sri Lanka đã cho một công ty nhà nước khác của Trung Quốc thuê cơ sở này trong 99 năm.

Các quan chức Mỹ đã gọi kế hoạch là một trong những ví dụ rõ ràng nhất về "ngoại giao bẫy nợ" và nói rằng đó là một phần của nỗ lực của Trung Quốc nhằm đạt được một tiền đồn chiến lược có giá trị. Bắc Kinh đã phủ nhận mọi động cơ thầm kín đối với các dự án Vành đai và Con đường của mình và nói rằng chúng đã và đang thúc đẩy sự phát triển trong khu vực, qua đó mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

Là 'mũi giáo tiên phong' của sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc, CCCC đã thực hiện các dự án đường sắt và đường ống ở Malaysia. Các dự án này đã dính đến cựu thủ tướng Najib Razak và nhà đầu tư gốc Trung Quốc Jho Low. Đây là 2 nhân vật trung tâm trong đại án tham nhũng quỹ đầu tư nhà nước 1Malaysia Development Bhd (1MDB).

Ngoài ra, CCCC cũng là một trong những công ty tham gia vào kế hoạch của Bắc Kinh nhằm xây dựng các sân bay ở Greenland. Dự án này đã bị Nhà Trắng ngăn cản vào năm 2018 vì lo ngại nó có thể tạo cho quân đội Trung Quốc một chỗ đứng vững chắc ở vùng Bắc Cực gần Bắc Mỹ.

Vào tháng 6, một tòa án phúc thẩm Kenya đã ra phán quyết rằng Tập đoàn Đường sắt Kenya thuộc sở hữu nhà nước đã vi phạm các quy tắc mua sắm trong việc mời đơn vị CCCC Trung Quốc xây dựng một tuyến đường sắt ở quốc gia Đông Phi này, có khả năng gây thiệt hại cho hàng tỷ USD.

Không chỉ vậy, CCCC cũng đang có quan hệ kinh doanh ngay trên đất Mỹ khi đã đầu tư gần 1 tỷ USD vào thương mại, bán lẻ và bất động sản ở Los Angeles. Công ty Công nghiệp Nặng Thượng Hải Chấn Hoa (ZPMC), một công ty con của CCCC, là nhà chế tạo máy móc phục vụ cảng biển và nhà cung cấp cần cẩu lớn nhất cho các cảng Mỹ.

Vì các hạn chế xuất khẩu của Bộ Thương mại nhắm mục tiêu vào các mặt hàng rời khỏi Mỹ, các doanh nghiệp như vậy thường sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các hành động tuần qua trừ khi họ đang tìm cách xuất khẩu hàng hóa cho các công ty mẹ trong danh sách đen, quan chức Bộ Thương mại cho biết.

Các thực thể khác của Trung Quốc mà Bộ Thương mại nhắm tới bao gồm các công ty phát triển và sản xuất thiết bị định vị và viễn thông. Trong số đó có các viện nghiên cứu được điều hành bởi hai nhà thầu quốc phòng lớn thuộc sở hữu nhà nước, Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc và Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc.

  • Cùng chuyên mục
Sắp diễn ra chung kết Press cup 2024

Sắp diễn ra chung kết Press cup 2024

Sau 7 mùa giải với những thành công vang dội và nhiều dấu ấn khó quên, Giải bóng đá các Cơ quan Báo chí toàn quốc Press Cup đã trở thành sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước.

Sự kiện - 22/11/2024 17:01

Bổ nhiệm lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An

Bổ nhiệm lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An

Tổng cục Hải quan vừa công bố các Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và cục trưởng Hải quan các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An.

Sự kiện - 22/11/2024 14:21

Hà Nội khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô

Hà Nội khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã quyết định tặng Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức, triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Sự kiện - 22/11/2024 11:46

WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

Để trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045, WB cho rằng Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.

Sự kiện - 22/11/2024 10:10

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

Chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” sẽ được triển khai từ nay đến hết quý I năm 2025 với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ dành cho khách du lịch được ưu đãi sâu lên đến 50%.

Sự kiện - 22/11/2024 08:00

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Theo Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, đối với 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 tổ công tác Chính phủ giao, TP. Hà Nội hiện đã cơ bản hoàn thành 19/19 nhiệm vụ.

Sự kiện - 22/11/2024 07:30

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chỉ ra bốn điểm nghẽn thể chế cần khắc phục để thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.

Sự kiện - 22/11/2024 06:26

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập trên ứng dụng iHanoi.

Sự kiện - 21/11/2024 23:28

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu đoàn TP. Hà Nội bày tỏ băn khoăn khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Sự kiện - 21/11/2024 23:25

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.

Sự kiện - 21/11/2024 17:22

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sự kiện - 21/11/2024 17:06

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56